IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 41

II, LÀM VĂN

Cảm nhận đoạn thơ sau:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
        Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
        Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
        Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
      Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
      Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên. 

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
      Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
     Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
     Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
     Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
   
Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 tập 1,trang 120, NXBGD 2007 )

Từ đó, anh (chị)hãy nhận xét về cách sử dụng các chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhìn nhận ở phương diện địa lí,  nhân dân đã hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước.  
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn thơ thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân

*Cảm nhận đoạn thơ

Về nội dung

- 8 câu thơ đầu: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” qua góc nhìn về địa lý ( nhà thơ đã nhìn ngắm Đất Nước mình qua các danh thắng trải dài từ Bắc đến Nam. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh), sử dụng động từ “góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước)

+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bền vững.

+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm ” hình móng chân ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội). Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”.

+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng “núi Bút, non Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi.

+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp, là những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Đó là “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”.

- 4 câu thơ cuối : Sự hóa thân của Nhân dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân dân chính là người đã tạo dựng, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông trên khắp mọi miền Đất Nước.

+ Hai câu đầu là khẳng định dáng hình của Nhân dân trong không gian Đất Nước “trên khắp ruộng đồng gò bãi”... Nghĩa là nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.

+ Hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Nhân Dân không chỉ góp tên tuổi mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình.

Về nghệ thuật:

+ Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên được viết theo thể thơ tự do.

+ Câu thơ mở rộng kéo dài, biến hóa linh hoạt tạo cho đoạn thơ giàu sức gợi cảm và khái quát cao.

+ Thủ pháp liệt kê địa danh, nhà thơ luôn viết hoa hai chữ Đất Nước thể hiện sự thành kính thiêng liêng.
+ Động từ “góp” được nhắc lại nhiều lần
*Nhận xét : cách sử dụng các chất liệu của văn hoá dân gian

- Chọn những chất liệu tiêu biểu của văn hoá dân gian: sự tích núi Vọng Phu, truyền thuyết Thánh Gióng ,giỗ Tổ Hùng Vương,…

- Việc chọn từ những chất liệu tiêu biểu của văn hoá dân gian, sử dụng nhuần nhị, sáng tạo những chất liệu ấy có ý nghĩa:

+ Giúp người đọc cảm nhận và xúc động thấm thía những nỗi đau trong cuộc đời, thân phận, những vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách người Việt.

+ Đem đến cái nhìn mới mẻ, độc đáo về không gian địa lí của đất nước: mỗi danh lam thắng cảnh được nhìn nhận như một phần tâm hồn máu thịt của Nhân dân, sự đóng góp của Nhân dân; 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về giải pháp để không làm tổn thương những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Xem đáp án » 15/06/2024 62

Câu 2:

Anh/chị nhận được  thông điệp gì từ đoạn trích trên?

Xem đáp án » 15/06/2024 38

Câu 3:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong đoạn văn sau Ta làm tn thương những mặt đầm. Ta làm tn thương những mảnh vườn. Ta làm tn thương những mùa hoa trái.

Xem đáp án » 15/06/2024 36

Câu 4:

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án » 15/06/2024 29

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »