II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý kiến: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Đừng bao giờ cho phép mình trở thành một kẻ ngoài cuộc trong cuộc sống.
* Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
- Kẻ đứng ngoài cuộc sống: là người không có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, luôn sống thờ ơ, không cố gắng nỗ lực vì cuộc sống của chính mình.
- Không nên đứng ngoài cuộc sống bởi:
+ Con người cần sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.
+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp người ta có động lực, có cố gắng để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Không đứng ngoài cuộc sống giúp con người nắm bắt được cuộc sống của chính mình.
+ Không đứng ngoài cuốc sống là cách giúp con người sống có ý nghĩa hơn.
……..
* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.
- Liên hệ bản thân.
II. LÀM VĂN
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về việc vận dụng chất liệu dân gian trong đoạn thơ của tác giả.
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Trong khi người khác bận rộn ở sở làm hay trong nhà máy thì họ lại sống như một loài tầm gửi, chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác”.
Anh/Chị có đồng tình với quan niệm về “sống” và “tồn tại” của tác giả hay không? Vì sao?