II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.
* Bàn luận:
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
- Giao tiếp bằng tiếng nói là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người.
- Khi giao tiếp bằng tiếng nói, con người không chỉ tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn cảm nhận được cả trạng thái cảm xúc, tình cảm của người nói thông qua ngữ điệu nói, giọng nói,...Từ đó mà hiểu rõ, hiểu đúng về nhau hơn.
- Giao tiếp bằng tiếng nói giúp con người dễ gần gũi nhau hơn, do đó cũng giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống nhiều hơn.
- Cần có cách nói phù hợp, biết lựa lời, ...để việc giao tiếp đạt hiệu quả.
Theo anh/chị, việc tác giả dẫn ra thống kê của các bác sĩ “rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé” có tác dụng gì?
Anh/Chị có nhận xét gì về ý kiến của tác giả: “Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu”?
II. LÀM VĂN
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phụ
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
(Trích Đất nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Anh/Chị hãy phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét những đóng góp mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đề tài đất nước được thể hiện trong đoạn trích.
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.