Trong đoạn trích, “mảnh ghép" và "bức tranh mẫu" tượng trưng cho điều gì?
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
- Mảnh ghép có thể hiểu là: các bước, phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu.
- Bức tranh mẫu có thể hiểu là: mục tiêu, định hướng cho chúng ta.
Đoạn trích trên nằm trong cuốn sách có nhan đề “Sống như ngày mai sẽ chết”. Nhan đề này gợi mở cho anh/chị bài học gì về lẽ sống?
II. LÀM VĂN
Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về vai trò quan trọng của việc sống có mục tiêu.
Nêu hiệu quả của các câu hỏi được sử dụng trong đoạn văn sau:
Cuối cùng, tôi yêu cầu bạn ghép một bức tranh với hàng nghìn mảnh ghép nhưng sẽ không cho bạn bức tranh mẫu nữa. Giờ bạn tính sao? Bỏ cuộc hay ném cho tôi một cái nhìn tội nghiệp cho kẻ điên khùng không tưởng? Dù là tôi hay bạn hay bất cứ ai đều không thể ghép được một bức tranh khổng lồ khi không có bất cứ một gợi ý nào.
II. LÀM VĂN
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những máy cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr.109 - 110)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về tâm hồn của tác giả Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ.