II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa sự hi sinh của những người lính giữa thời bình.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: ý nghĩa sự hi sinh của người lính trong thời bình
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về ý nghĩa sự hi sinh của người lính trong thời bình. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Hi sinh là vì người khác mà chịu thiệt thòi về bản thân mình. Đó là những suy nghĩ và hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên lợi ích của bản thân, có thể hi sinh tính mạng của mình vì sự sống của người khác. Những tưởng sự hi sinh đó chỉ có trong thời chiến nhưng ngay giữa thời bình vẫn có biết bao người ngã xuống, hi sinh thân mình vì hạnh phúc nhân dân và bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ quê hương.- Ý nghĩa của việc hi sinh của người lính trong thời bình:
+Mang đến sự bình yên cho mọi người, nhờ đó mà mọi người được sống và làm việc trong hòa bình
+ Bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
+ Tiếp nối truyền thống giữ nước của dân tộc, là bài học cho thế hệ mai sau.
- Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được lối sống tốt đẹp, cao cả. Tuổi trẻ cần học tập và rèn luyện, tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh!Nêu cảm nhận của anh/chị về tấm lòng người mẹ trong đoạn trích trên?
II. LÀM VĂN
“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr 8 -9)
Anh/chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: Đất nước tự hào vì có các con - Nhịp trái tim đập nhịp bình yên sông núi
Hình ảnh người chiến sĩ trẻ hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?