II. LÀM VĂN
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
Anh/Chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị thể hiện trong đoạn thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.- Người ở lại, gợi nhắc kỉ niệm, ân tình:
+ 4 dòng đầu: Kỉ niệm về cuộc sống kháng chiến gian khổ, thiếu thốn, thiên nhiên khắc nghiệt, những tháng ngày cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
+ 4 dòng tiếp theo: Những ân tình sâu nặng với đồng bào Việt Bắc tuy nghèo vật chất nhưng giàu tình nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung son sắt với cách mạng. (Những câu hỏi tha thiết của người ở lại kết hợp với các hình ảnh nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, phép tương phản, tiểu đối)
+ 4 dòng cuối: Kỉ niệm về những năm tháng vẻ vang, oanh liệt cùng Việt Bắc thủ đô kháng chiến - cái nôi, trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh. Những địa danh, những sự kiện lịch sử: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
- Lời nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ người về qua những câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện:
+ Vừa nhắc nhở, gợi nhớ, gợi thương kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến gian nan mà nghĩa tình, thơ mộng, rất đối hào hùng. Đồng thời nhắn nhủ người về hãy luôn nhớ về Việt Bắc - cái nôi - quê hương, cội nguồn cách mạng.
+ Xin đừng bao giờ quên những kỉ niệm, tình người Việt Bắc
+ Hãy giữ mình, gìn giữ những phẩm chất đã được tôi luyện trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng cùng Việt Bắc; đừng đánh mất mình trong cuộc sống phồn hoa đô hội, khi trở về với cuộc sống hòa bình
=> Lời thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, đậm đà bản sắc dân tộc, Tố Hữu nhắn nhủ: hãy nhớ và khắc ghi, hãy giữ lấy cái đạo lí ân tình thủy chung quý báu của cách mạng – truyền thống Uống nước nhở nguồn của dân tộc.
Nghệ thuật:
-Thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc được nhà thơ vận dụng tài tình tạo nên nhạc điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển rất phù hợp để bộc lộ tình cảm, cảm xúc .
- Vận dụng lối đối đáp quen thuộc của ca dao. Sử dụng tài tình, sáng tạo đại từ mình – ta tạo sự hô ứng đồng vọng, giai điệu phong phú và da diết cho lời thơ.
- Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo léo: ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ. Sự đắp đổi nhịp nhàng trong điệp từ, ở các câu lục; sự đăng đối trong hai vế của các câu bát với nhịp 4/4 tạo nên nhạc điệu ngân nga, dìu dặt ngọt ngào cho đoạn thơ.
+ 6 câu hỏi tu từ lặp đi lặp lạị: đau đáu nỗi niềm, tình cảm chân thành tha thiết.
+Phép điệp: "mình đi…", "mình về…", "nhớ..." “có nhớ”: gợi âm hưởng của ca dao, dân ca, góp phần diễn tả một cách cảm động tràn đầy nỗi nhớ về Việt Bắc – quê hương Cách mạng.
- Ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị, và có nhiều cách tân độc đáo.
- Biểu hiện:
+ Chất chính trị được biểu hiện ở đoạn thơ, qua những kỉ niệm ân tình trong 15 năm Cách mạng cùng đồng bào Việt Bắc. Qua đoạn thơ, tác giả đã khẳng định ngợi ca những truyền thống đạo lý tốt đẹp ngàn đời và khẳng định Việt Bắc là cái nôi của Cách mạng là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân tộc.
+ Chất trữ tình thể hiện ở những câu hỏi dồn dập của người ở lại với người đi, gợi nhớ và nhắc nhở đừng quên Việt Bắc. Những vấn đề chính trị trong đoạn thơ đã được chuyển hoá thành vấn đề tình cảm, cảm xúc rất tự nhiên, chân thành với mọi người. Tất cả được thể hiện qua giọng thơ ngọt ngào, nhịp thơ như nhịp võng đưa trong “khúc hát ru kỉ niệm” êm ái, du dương, nhẹ nhàng, tha thiết; hình ảnh thơ đậm chất dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Đoạn thơ khơi gợi những kỉ niệm, ân tình sâu nặng cùng thiên nhiên, con người Việt Bắc. Ca ngợi, khẳng định lối sống ân tình, thủy chung, son sắt, sâu nặng nghĩa tình, truyền thống Uống nước nhớ nguồn - đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng với Đảng, với Cách mạng.
+ Đoạn thơ phát huy thế mạnh thể thơ lục bát truyền thống. Sử dụng tài tình cách diễn đạt của ca dao dân ca. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân, Câu thơ giàu nhạc tính.
=> Tất cả đã làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết của khúc hát ru kỉ niệm, khúc hát ân nghĩa, ân tình - bản tình ca ngọt ngào đằm thắm tình đồng chí, nghĩa đồng bào, tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc; bản anh hùng ca mang dáng của một thiên sử thi hiện đại.
Từ những suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
II. LÀM VĂN
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh.
Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn:
Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp.