Cho 37,38 gam hỗn hợp E gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol) đều mạch hở; tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử X, Y, Z là 12. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng 37,38 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 55,74 gam hỗn hợp T gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Phần trăm khối lượng muối Ala trong T là:
A. 15,0%
B. 13,9%
C. 19,9%
D. 11,9%
Chọn D
Đun nóng 37,38 gam E với NaOH vừa đủ thu được 55,74 gam muối của Gly, Ala, Val nên E tạo bởi Gly, Ala, Val.
Tổng số nguyên tử O trong X, Y, Z là 12 do vậy tổng số gốc aa trong của 3 peptit là 9.
Do đốt cháy đipeptit thu được số mol CO2 bằng số mol H2O mà đốt cháy của 3 peptit X, Y, Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O do vậy X, Y, Z là tripeptit trở lên.
Vậy X, Y, Z đều là tripeptit.
Đồng đẳng hóa hỗn hợp quy đổi E về C2H3ON 3m mol, CH2n mol và H2O m mol.
Ta có: 57.3m+ 14n+ 18m= 37,38;
97.3m+ 14n=55,74.
Gải được: m = 0,18; n = 0,24.
Do đốt cháy hoàn toàn x mol X, y mol Y và z mol Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol nên x = y = z – 0,06 (vì đều là tripepti, lượng nước chênh leehcj là do tách nước từ đipeptit sang tripeptit).
Ta có: nT =0,54 mol
Giả sử hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Ala thì ta gaiir được số mol của muối Gly là 0,3 mol còn nếu hỗn hợp chỉ gồm muối Gly và Val thì số mol của Gly là 0,46.
Vậy0,3<nGly<0,46, mặt khác số mol của các amino axit phải là bội số của 0,0 nên số mol của Gly thỏa mãn là 0,36 hoặc 0,42.
Giả sử số mol của Gly là 0,36 giải được số mol của Ala và Val lầ lượt là 0,15 và 0,03 (loại).
Số mol của Gly là 0,42 thì số mol của Ala và Val đều là 0,06 mol.
Vậy, %muoiAla=11,95%
Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, trong mỗi phân tử este có số liên kết không quá 5 và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 31,88 gam X, thu được 62,48 gam CO2 và 18,36 gam H2O. Đun 31,88 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các muối (đều có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp Z gồm các ancol đều no, đơn chức có tỉ khối so với He bằng 11,675. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là
Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,8 mol HCl, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y và m gam khí Z. Dung dịch Y hòa tan tối đa 5,12 gam bột Cu. Nếu cho 0,3 mol X trên vào nước dư, thu được 12,32 gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là:
Cho sơ đồ phản ứng:
X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ, công thức của T là:
Cho luồng khí H2 (dư) đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi kết thúc phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
Chất X được sử dụng trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp để giảm nhiệt đô nóng chảy của nhôm oxit, tăng khả năng dẫn điện của hỗn hợp nóng chảy... X là
Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + NaOH → Y + H2O
(2) Y + 3HCl → Z + 2NaCl.
Biết rằng, trong Z phần trăm khối lượng của clo chiếm 19,346%. Nhận định không đúng là
X là hợp chất hữu cơ đơn chức, phân tử chỉ chứa C, H, O. Cho một lượng chất X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn được 105 gam rắn khan Y và m gam ancol Z. Oxi hóa m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
➢ Phần 1 tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag.
➢ Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí (đktc).
➢ Phần 3 tác dụng với Na vừa đủ thu được 4,48 lít khí (đktc) và 25,8 gam rắn khan.
CTPT của X là (Biết Z đun với axit sunfuric đặc nóng, 1700C tạo olefin):
Cho dung dịch muối X vào dung dịch KOH dư, thu được dung dịch Y chứa ba chất tan. Nếu cho a gam dung dịch muối X vào a gam dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2a gam dung dịch Z. Muối X là
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4
(2) Cho CuS + dung dịch HCl
(3) Cho FeS + dung dịch HCl
(4) Cho dung hỗn hợp Al và Na2O vào nước
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaOH
(6) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4
(8) Cho Cr vào dung dịch NaOH đặc, nóng
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là: