“Thơ có yếu tố tượng trưng là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.”
(Theo Ngữ văn 11, tập hai, Bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế và
Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam, 2023, tr. 36)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:
HY MÃ LẠP SƠN[1]
Nghìn thế kỉ đã theo nghìn thế kỉ,
Ta đứng đây nhìn thấy triệu Mặt Trời
Tắt và nhen, và phân phát cho đời
Những thời tiết tái tê hay ấm áp
[...]
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất,
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.
Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha
Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi,
[...]
Ta lên cao như một ý siêu phàm
Nhìn vũ trụ muốn tranh phần cao vọi!
Đời đã hết. Chỉ riêng ta đứng mãi
Ở nơi đây không dấu vết loài người;
[...]
Ta cao quá, thì núi non thấp lắm,
Chẳng chi so, chẳng chi đến giao hòa
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thê tuyệt!
Ngoài tang trắng của tuyết rồi lại tuyết
Họa chăng nghe gần gũi khúc ca trời;
Trong veo ngần, hơi thuần túy của hơi
Xuyên ngày tháng, vẫn vỗ về bên mái,
Và trời rót khúc ca trời cảm khái:
– “Cô đơn muôn lần, muôn thuở cô đơn
Người lên trời, ôi Hy Mã Lạp Sơn!”
(Xuân Diệu, Thơ Xuân Diệu, NXB Giáo dục, 1993, tr. 54 – 56)
[1]Hy Mã Lạp Sơn: dãy Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới.
Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau:
a) Mở đoạn: Ghi lại ý kiến đã nêu và khẳng định đoạn thơ (đã cho) trong bài Hy Mã Lạp Sơn (Xuân Diệu) có nhiều hình ảnh “mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa”.
b) Thân đoạn:
b.1. Giải thích: Ý kiến đã nêu được những nét riêng về nghệ thuật của thơ tượng trưng.
b.2. Chứng minh ý kiến
– HS cần làm rõ bài thơ nói chung, đoạn thơ (đã cho) nói riêng khắc hoa hình tượng Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya – dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới). Tác giả đã hóa thân vào hình tượng để bộc lộ cảm xúc. Hình tượng này vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho một cá nhân có những phẩm chất vượt trội, xuất chúng, siêu phầm, phi thường nhưng lại rất cô đơn, luôn thấy lẻ loi, lạnh lẽo.
– HS nên chọn một số hình ảnh, câu thơ mang tính tượng trưng trong đoạn để phân tích kĩ, nhất là biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để chỉ ra một mặt là sự lớn lao, phi thường, mặt khác là sự cô đơn, lẻ loi của Hy Mã Lạp Sơn.
c) Kết đoạn: Nêu khái quát giá trị của hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ (để lại ấn tượng sâu đậm, giúp bản thân hiểu thêm về thơ tượng trưng...).
II. Làm văn
Susan Bruno, chuyên viên quản lí tài sản, người đồng sáng lập trang tư vấn đầu tư CollegeCF0.org chia sẻ bí quyết dạy con: “Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ” ... Chỉ khi nào hiểu được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình là cách nuôi sống, khẳng định bản thân, đóng góp cho cộng đồng thì một người trẻ mới làm việc hăng say, trưởng thành.
(Theo Thiên Anh, Lối đi ngay dưới chân mình,
dẫn theo phunuonline.com.vn, ngày 18-7-2015)
Hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm của Susan Bruno: Nếu bố mẹ hi sinh cho con, làm thay con quá nhiều thì chẳng khác nào làm hư đứa trẻ.
Nêu một số từ ngữ khác lạ hoặc ám ảnh trong một bài thơ viết về nỗi nhớ mà anh / chị đã đọc hoặc đã học và lí giải vì sao?
Người viết thể hiện thái độ, tình cảm gì với cách dùng từ của tác giá trong bài thơ Tây Tiến?
Trong đoạn trích, tác giả bàn về những từ nào trong bài thơ Tây Tiến?
Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp hay kết hợp?