Hình thành loài là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. Hình ảnh bên thể hiện các cơ chế hình thành loài, mỗi cơ chế có một vài giai đoạn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các con đường hình thành loài trên?
I. Cơ chế 1 và 2 được hình thành khi loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố của loài bị chia cắt do các chướng ngại địa lí (núi, sông, biển...).
II. Đặc điểm hình thành loài bằng cơ chế 3 thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
III. Kết quả của sự hình thành loài bằng cơ chế 4 là tạo ra thể song nhị bội.
IV. Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài bằng cơ chế 1 và 2.
A. 1.
Chọn đáp án D
I đúng. Cơ chế 1 và 2 là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
- Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố của loài bị chia cắt do các ngại địa lí (núi, sông, biển...)
- Các quần thể của loài bị cách li địa lí với nhau.
- Điều kiện sống ở các khu vực địa lí khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng vùng → CLTN tích luỹ các đột biến và tổ hợp gen theo các hướng khác nhau. Các quần thể không thể giao phối với nhau do chướng ngại địa lí.
- Các quần thể bị cách li địa lí dần dần phân li thành các nòi địa lí khác nhau rồi tới các loài mới khác nhau đánh dấu bằng sự cách li sinh sản (cách li di truyền) → loài mới
II đúng. Cơ chế 3 là quá trình hình thành loài bằng cách li sinh thái (cùng khu vực địa lí).
+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển
III đúng. Cơ chế 3 là quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa + đa bội hóa.
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.
- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.
- Đa bội hóa hay còn gọi là song nhị bội là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NST.
- Loài mới được hình thành nhờ lai xa kèm đa bội hóa có bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và mẹ nên chúng giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ.
IV đúng. Cơ chế 1 và 2 là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
Vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng thay đổi.
Ở loài ong mật, những trứng được thụ tinh thì nở thành ong thợ hoặc ong chúa; Những trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Xét gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và cách nhau 20cM. Cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, thu được F1 có 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 cho giao phối với các ong đực thân xám, cánh ngắn, thu được F2. Biết tỉ lệ thụ tinh của trứng là 80%, tỉ lệ trứng nở là 100%. Trong điều kiện không phát sinh đột biến. Nếu ở F2 có 150 cá thể thân xám, cánh dài thì F2 sẽ có bao nhiêu cá thể thân đen, cánh ngắn?
Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình A thể hiện sự biến động mức độ che phủ của một số loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và sau khi có mặt ốc bươu vàng (vào ngày 0). Hình B thể hiện mối quan hệ giữa mức độ giàu loài trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.
Dựa vào các dữ kiện và đồ thị trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn dinh dưỡng của ốc bươu vàng chủ yếu đến từ bèo và tảo.
II. Sau khi có mặt ốc bươu vàng, sinh khối của thực vật phù du sẽ giảm xuống.
III. Ốc bươu vàng là loài đặc trưng trong quần xã ruộng nước ngọt.
IV. Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa. Để giảm thiểu thiệt hại, nên bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu sẽ hiệu quả hơn là thường xuyên đánh bắt và giết ốc với quy mô lớn.
Hai quần thể linh dương Ai Cập (Gazella dorcas beccarii) sống ở cao nguyên Bắc Phi (gọi là quần thể phía Đông và quần thể phía Tây) bị ngăn cách bởi một dãy núi thuộc khối núi Arkenu. Nhờ hoạt động khai phá môi trường và cải tạo địa hình của con người, giờ đây các cá thể linh dương có thể di chuyển tuỳ ý từ quần thể bên này sang quần thể bên kia và ngược lại. Người ta đã nghiên cứu các đặc trưng của từng quần thể trước và sau khi khu vực này bị con người tác động (từ năm 1993-2002). Kết quả được hiển thị ở bảng dưới đây:
Quần thể
Đặc điểm |
Trước khi bị tác động (1993-1997) |
Sau khi bị tác động (1998-2002) |
||
Quần thể phía đông |
Quần thể phía tây |
Quần thể phía đông |
Quần thể phía tây |
|
Số alen/locut |
3,3 |
2,9 |
3,9 |
3,6 |
Sự sai khác về vốn gen |
3,7 |
2,6 |
Khi phân tích kết quả trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bản chất tác động của con người lên hai quần thể linh dương là tác động lên môi trường sống của các cá thể.
II. Các tác động của con người đã làm tăng đa dạng di truyền của hai quần thể này.
III. Nếu nghiên cứu quần thể trong tương lai xa hơn (ví dụ năm 2020) thì sự sai khác về vốn gen giữa hai quần thể sẽ giảm nhiều hơn so với kết quả trên.
IV. Khối núi Arkenu có khí hậu tương đối khô hạn và thi thoảng xảy ra thiên tai như bão cát, vòi rồng,… thì quần thể năm 1995 và năm 2000 sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố trên là như nhau.
Ở một loài động vật có vú, gen X mã hóa cho prôtêin X có chức năng tổng hợp sấc tố đen, làm cho mắt, lông đều có màu đen. Trong quá trình phát triển của cá thể, nếu ở giai đoạn phôi bị nhiễm một trong các hóa chất A, B, C thì phôi sẽ phát triển thành cá thể bị bạch tạng (không có khả năng tổng hợp sắc tố đen). Để nghiên cứu tác động của các hóa chất A, B, C, người ta tiến hành xử lí các phôi bằng từng loại hóa chất riêng biệt, sau đó kiểm tra sự có mặt của gen X, mARN và prôtêin trong tế bào phôi. Kiểu hình của các cá thể con sinh ra từ những phôi này cũng được quan sát. Kết quả thu được ở bảng, phôi đối chứng không được xử lí hóa chất.
Bảng 1 |
Phôi được xử lí hóa chất |
Đối chứng |
||
A |
B |
C |
||
GenX |
Không |
Có |
Có |
Có |
mARN của gen X |
Không |
Không |
Có |
Có |
Prôtêin của gen X |
Không |
Không |
Không |
Có |
Kiểu hình cá thể |
Bạch tạng |
Bạch tạng |
Bạch tạng |
Đen |
Dựa vào kết quả thu được ở bảng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoá chất B có thể đã ức chế quá trình phiên mã của gen X.
II. Hoá chất C có thể đã ức chế quá trình dịch mã mARN được tổng hợp từ gen X.
III. Thông tin di truyền ở gen X được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
IV. Rất có thể hoá chất A gây đột biến gen dạng thay thế gặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hoá của gen, làm xuất hiện sớm bộ ba kết thúc.
Phát biểu nào sau đúng khi nói về cấu trúc và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
Quá trình phiên mã là một giai đoạn quan trọng trong sự biểu hiện gen. Phân tử ADN gồm hai mạch có chiều ngược nhau, một mạch có chiều 5’→ 3’, mạch còn lại có chiều 3’→5’ Hình bên mô tả quá trình phiên mã tạo sản phẩm ARN của một gen ở ARN sinh vật nhân sơ. Dựa vào hình vẽ và với kiến thức em đã được học, hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Chỉ có mạch gốc của gen có chiều từ 3’→5’ mới làm khuôn cho quá trình phiên mã.
II. Các gen khác nhau có thể sử dụng các mạch khác nhau của phân tử ADN làm khuôn mẫu cho phiên mã.
III. Các kí hiệu M và N trên hình lần lượt chú thích cho enzym ADN polimeraza và các axit amin tự do của môi trường.
IV. Phiên mã ở sinh vật nhân sơ diễn ra ở tế bào chất, còn phiên mã ở sinh vật nhân thực chỉ diễn ra ở trong nhân tế bào.
Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số tương đối của các alen qua các thế hệ?
Kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường có thể cho 4 loại giao tử?
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, c, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha - B = 250 kg/ha - C = 2000 kg/ha - D = 30 kg/ha - E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
Hệ sinh thái 1 |
Hệ sinh thái 2 |
Hệ sinh thái 3 |
Hệ sinh thái 4 |
Hệ sinh thái 5 |
A → B→C→E |
A → B→C→E |
C → B→D→E |
E → D→B→C |
C → A→D→E |
Trong các hệ sinh thái trên, những hệ sinh thái bền vững hơn các hệ sinh thái còn lại?