Tác giả sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn nào?
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng việc tái tạo ngôn ngữ nói của nhân vật Thêm hoà vào lời kể của người kể chuyện trong những câu văn: Chỗ nào có rau, con suối ở dưới chân chảy đi đâu, chỗ nào có nấm mới? Anh có thích uống mật ong không? Thôi để đến mai, lúc nào uống hết nước có bi đông đựng mật ong ta mới “dứt điểm”.
Trình bày cảm nhận và suy ngẫm của anh/ chị về câu chuyện sau:
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa nước mình...”. Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...”. Mùa đông sau em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt mình không”.
(Sưu tầm từ Internet)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/ chị về tình cảm quê hương được thể hiện trong bài thơ sau.
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, đại lão hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhị đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
(Hạ Tri Chương, Hồi hương ngẫu thư)
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Phạm Sĩ Vĩ dịch,
theo Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2020, tr.126)
Nhân vật Sài và Thêm trong câu chuyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước qua văn bản trên.