Lời bình cuối truyện không chỉ cho thấy thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật, mà còn là thông điệp về việc “tự sửa mình”. Hãy đánh giá về ý nghĩa của thông điệp này đối với con người trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Học sinh nêu được sự đánh giá của bản thân và lí giải phù hợp. Ví dụ: Trong xã hội ngày nay, thông điệp trong lời bình vẫn có ý nghĩa sâu sắc, bởi lẽ, mỗi con người đều có những mặt tốt đẹp đáng trân trọng và những điều chưa hoàn hảo. Do đó, cần biết tự nhận thức để “tự sửa mình”, khắc phục những thiếu sót, hạn chế,... làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi cá nhân biết “tự sửa mình” sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người thân, gia đình và xã hội,...
Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau: “Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác”.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản sau:
CỞI GIÓ
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Tôi nhìn xuống thấy một con kiến bị cầm tù trong hộp thư điện tử nhiều ngăn, trong chiếc điện thoại di động thỉnh thoảng lại đổ chuông
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Tôi nhìn xuống thấy một con chim bị cầm tù trong tiếng ngợi ca của bầy đàn, trong những mốc giới hạn mĩ cảm đã được sắp đặt
Một ngày gió nâng tôi lên cao
Gió trao tôi đôi cánh
Và bảo tôi hãy cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩ.
(Nguyễn Phan Quế Mai, Tạp chí Sông Hương, số 265, tháng 3/2011)
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một xu thế tất yếu và là một lợi thế không thể phủ nhận của con người trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, nếu không sử dụng AI đúng cách, thế hệ trẻ không những không đồng hành với bước tiến của nhân loại mà thậm chí còn “đi lùi” trong việc tạo ra giá trị cho bản thân.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề sử dụng AI và việc phát triển giá trị của bản thân.