Dựa vào dữ kiện:
• Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java.
• Khánh biết 2 ngôn ngữ lập trình và được công ty nhận vào làm Mobile Applications Developer.
• Vị trí Mobile Applications Developer phải biết C++ và Java → Khánh biết C++ và Java (Khánh không biết Python, Javascript và PHP).
• Mạnh biết Java và được công ty tuyển vào nhưng không cùng vị trí với Khánh → Mạnh được tuyển vào vị trí Tester hoặc Web Developer.
• Hùng chỉ biết ngôn ngữ C++ nên đã không được nhận → Hùng bị loại (Hùng không biết: Python, Java, Javascript và PHP).
• Chỉ có An và Bắc ứng cử vị trí Tester → An và Bắc biết Javascript.
• An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng → An được nhận (Vì biết nhiều ngôn ngữ hơn Quân mà Quân được nhận nên An phải được nhận).
• Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình. Mà, An và Bắc đã biết Javascript cùng với dữ kiện “2 người biết Javascript” → Đạt không biết Javascript, Đạt biết C++, Python, Java và PHP → Đạt chắc chắn được nhận. Vì công ty chỉ tuyển 5 người mà Khánh, Mạnh, Đạt, An, Quân được nhận → Bắc bị loại. Quay lại dữ kiện: “Mạnh được công ty tuyển nhưng không cùng vị trí với Khánh” mà An được nhận làm Tester (công ty chỉ tuyển 1 Tester) → Mạnh làm ở vị trí Web Developer → Mạnh biết Python, PHP.
• Theo dữ kiện đề bài có 2 người biết PHP mà Mạnh và Đạt biết PHP → Quân không biết PHP → Quân được nhận vào làm Mobile Applications Developer → Quân biết C++ và Java.
• Vì “Đạt là người biết nhiều nhất và là người biết 4 ngôn ngữ lập trình” và “An biết nhiều hơn Quân 1 ngôn ngữ lập trình và Quân được công ty tuyển dụng” nên Quân biết 2 ngôn ngữ lập trình và An biết 3 ngôn ngữ lập trình. Kết hợp với dữ kiện: “Có 5 người biết ngôn ngữ C++, 2 người biết Javascript, 3 người biết Python, 2 người biết PHP và 4 người biết Java” ta có bảng minh họa sau:
→ Người không được nhận là: Hùng và Bắc. Chọn B.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới - mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới, Ngữ văn 11, tập hai, bộ Cánh Diều, NXB Đại học Huế, 2023)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ in đậm?