A. Mọi người khuyên Tí quay về nhà.
B. Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.
C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.
C. Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.
Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được:
a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp.
b) Tôi chạy nhanh hơn Lan.
c) Con chim kêu “túc...túc...” không ngớt.
Nghe – viết
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
(Trích)
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo Nguyễn Khắc Viện
Tập làm văn
Em hãy viết một bức thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ.
Gạch chân vào thành phần thứ hai trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh ChuyênGạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau:
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
(Trích “Chim rừng Tây Nguyên”)
Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại các câu sau:
a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.
b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá.