Tập làm văn
Em hãy viết một bức thư thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bức thư, thăm hỏi khi nghe tin quê bạn gặp bão lũ, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Địa điểm, thời gian viết thư, lời chào, lí do viết thư.
Triển khai:
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư: Gia đình cậu an toàn cả chứ? Nhà cửa và hoa màu có bị thiệt hại nhiều không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không?
- Nói về tình hình của em: (1) Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. (2) Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.
- Lời động viên: Cậu hãy cố gắng lên nhé!
Kết thúc
- Lời chúc và lời hứa hẹn, chữ kí của người viết thư.
Bài làm tham khảo
Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2024
Hà Vy yêu quý!
Xem tivi và đọc báo, mình biết Đà Nẵng đã phải hứng chịu trận bão nặng nề vô cùng. Những video cảnh cơn bão quét qua thành phố, làng quê mà mình đau lòng quá. Mình lo lắng cho cậu lắm nên ngay khi vừa đi học về, mình đã viết thư cho cậu ngay.
Nhà cậu ở Đà Nẵng thế nào? Có bị bão gây ảnh hưởng nhiều không? Cả gia đình cậu đều bình an và khỏe mạnh chứ? Vườn hoa và những cây ổi trong vườn có bị mưa làm hỏng hết không? Mực và Mít hôm bão sợ hãi tiếng sấm thì có chạy lung tung không? Cậu hãy chia sẻ cho mình trong thư tới nhé.
Ở Hà Nội dạo này trời mưa nhiều, áo quần phơi mãi không khô được. Việc đi lại cũng gặp nhiều bất tiện. Nhưng nó chẳng là gì so với mọi người ở trong đấy chống chọi với bão lũ cả.
Cậu hãy cố gắng lên nhé!
Chúc cậu và gia đình sớm quay lại cuộc sống thường ngày. Có thời gian mình sẽ về thăm gia đình cậu.
Bạn của cậu
Nhiên
Đào An Nhiên
Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được:
a) Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp.
b) Tôi chạy nhanh hơn Lan.
c) Con chim kêu “túc...túc...” không ngớt.
Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại các câu sau:
a. Chim sâu còn gọi là chích bông xuất hiện nhiều vào mùa lúa chín. Đây là loài chim có ích cho nhà nông vì thức ăn chính của chúng là sâu.
b. Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá.
Nghe – viết
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
(Trích)
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo Nguyễn Khắc Viện
Gạch chân vào thành phần thứ hai trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh ChuyênGạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau:
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
(Trích “Chim rừng Tây Nguyên”)