Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng: làm cây cau trở nên thân thiện, gắn bó với con người như một người bạn thực sự.
Em hãy tìm các danh từ có trong các câu sau:
a) Ông tôi đang đọc báo.
b) Nàng Vọng Phu hóa đá.
Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người như thế nào?
Em hãy đặt một câu với từ ngữ chứa tiếng “kết” có nghĩa là “gắn bó”:
Nghe – viết
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
(Trích)
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo Tạ Duy Anh
Đặt câu:
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.