Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 2)
-
10 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
C. Cô kể cho bạn nhỏ nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
Câu 2:
Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người như thế nào?
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận; cô là người luôn sống vì người khác.
Câu 3:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
B. Trong cuộc sống, không nên chỉ biết nhận mà còn phải biết cho đi.
Câu 4:
Em hãy chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng: làm cây cau trở nên thân thiện, gắn bó với con người như một người bạn thực sự.
Câu 5:
Em hãy tìm các danh từ có trong các câu sau:
a) Ông tôi đang đọc báo.
b) Nàng Vọng Phu hóa đá.
a) Các danh từ: ông, tôi, báo.
b) Các danh từ: nàng, Vọng Phu, đá.
Câu 6:
Em hãy đặt một câu với từ ngữ chứa tiếng “kết” có nghĩa là “gắn bó”:
- Đặt câu: Lớp chúng em rất đoàn kết.
Câu 7:
Đặt câu:
a) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
b) Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa phương.
c) Đặt câu có chứa danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
a) Thịnh là một cậu bé chăm ngoan, học giỏi.
b) Vĩnh Phúc là quê hương của em.
c) Mưa to quá!
Câu 8:
Nghe – viết
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
(Trích)
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo Tạ Duy Anh
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Viết giấy mời bạn đến dự sinh nhật.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một giấy mời, mời bạn đến dự tiệc sinh nhật, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng, tên giấy mời.
Triển khai:
- Người mời?
- Gửi tới ai?
- Tên sự kiện?
- Ngày, giờ, địa điểm?
- Lời nhắn nhủ, mong muốn.
Kết thúc:
- Chữ kí của người viết giấy mời.
Bài làm tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023
GIẤY MỜI
Xin trân trọng kính mời bạn: Lê Đỗ Tuấn Hùng – học sinh lớp 4G Trường Tiểu học Hoàng Nga.
Đến dự: Tiệc chúc mừng sinh nhật của Nguyễn Lê Thảo Trang.
Thời gian: 17 giờ 00 ngày 15 tháng 11 năm 2023.
Địa điểm: Nhà số 8 đường Nguyễn Văn Giáp, Cầu Diễn, Hà Nội
Mình rất mong được đón cậu đến dự buổi tiệc sinh nhật này.
Bạn của Tuấn Hùng
Trang
Nguyễn Lê Thảo Trang