Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án A
Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:
Chỉ có phát biểu I đúng. → Đáp án A.
→ I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:
Cây → côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn thịt cở lớn. (có 4 mắt xích).
II sai. Vì khi đông vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cở lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.
III sai. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.
IV sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây).
Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần?
Một cơ thể đực có kiểu gen giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây sai?
Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của đột biến lệch bội dạng thể ba có 42 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
Trong thí nghiệm lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng với nhau, kết quả thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Sự di truyền màu sắc hoa tuân theo quy luật
Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen.
II. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST nên không gây hại cho thể đột biến.
IV. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.
Một quần thể sinh vật có tần số A là 0,4. Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tỷ lệ kiểu gen là:
Phân tử ADN ở vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.côli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây chắc chắn sẽ không thể sinh con bị bệnh máu khó đông?
Khi nói về hoạt động của opêrôn Lac, phát biểu nào sau đây đúng?
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến đa bội lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra canh tranh về thức ăn, nơi sinh sản,...
II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể.
III. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong. Do đó có thể làm giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.