Nguyên tử A có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là
A. Ar (số p = 18).
B. Ne (số p = 10) .
C. F (số p = 9).
D. O (số p = 8).
Đáp án C
Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có: p + n + e = 28 (1)
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e. Thay vào (1) ta được 2p + n = 28 (2)
Trong nguyên tử số hạt mang điện bằng 1,8 lần số hạt không mang điện nên:
(p + e) = 1,8n hay 2p = 1,8n (3)
Thay (3) vào (2) được 1,8n + n = 28 → n = 10.
Thế n = 10 vào (3) được p = 9. Vậy A là Flo (Kí hiệu F) → chọn C.
Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn
Cho điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+. Biết trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định nguyên tố X và số hạt nơtron của X.
Cho nguyên tử khối của Bari là 137. Khối lượng của 1 nguyên tử Ba là
Nguyên tử X nặng gấp 7 lần nguyên tử Hiđro. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X và nguyên tử khối của X là