Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?
A. Thường nổ ra vào cuối các triều đại
B. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến
C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi
D. Đều bị thất bại
Lời giải:
- Thời gian bùng nổ: thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt
- Lãnh đạo: nông dân
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân
- Xu hướng phát triển: phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới
- Kết quả: hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn) => Không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.
Đáp án cần chọn là: D
Ai là người tự xưng là “quốc phó”, lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?
Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?
Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”
Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?
Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?