Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25 (có đáp án): Phong trào Tây Sơn (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25 (có đáp án): Phong trào Tây Sơn (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn ( Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn)

  • 3088 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án

Lời giải:

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Ai là người tự xưng là “quốc phó”, lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?

Xem đáp án

Lời giải:

Ở triều đình, vào giữa thế kỉ XIX, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành chúa Nguyễn, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

"Chiều chiều én liệng Truông Mây,

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”

Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong?

Xem đáp án

Lời giải:

Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa của chàng Lía lập căn cứ ở Truông Mây (Bình Định), lấy của người giàu chia cho người nghèo. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn?

Xem đáp án

Lời giải:

Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?

Xem đáp án

Lời giải:

Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ, (Tây Sơn- Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau...Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”)

Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?

Xem đáp án

Lời giải:

Đoạn trích trên phản ánh đời sống xa xỉ của quan lại dựa trên sự bóc lột nặng nề nông dân.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 7:

Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

Xem đáp án

Lời giải:

Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức đối với nông dân

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

Xem đáp án

Lời giải:

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana. Đây chính là điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?

Xem đáp án

Lời giải:

- Thời gian bùng nổ: thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt

- Lãnh đạo: nông dân

- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân

- Xu hướng phát triển: phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới

- Kết quả: hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn) => Không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương