Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16 (có đáp án): Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16 (có đáp án): Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (phần 2)

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

  • 917 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đại Việt từ nửa sau thế kỉ XIV là gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt dần suy sụp, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra do nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Xem đáp án

Lời giải:

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực tài chính?

Xem đáp án

Lời giải:

Về tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng gồm 7 loại khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 4:

Sự kiện chính trị nào đã thúc đẩy nhanh sự suy sụp của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhà Trần ngày càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền (1369 – 1370). Nhật Lễ âm mưu thay thế họ Trần bằng họ Dương, sát hại những quý tộc nhà Trần. Nhật Lễ chỉ biết vui chơi, hoang dâm, rượu chè.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 5:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

Xem đáp án

Lời giải:

Biểu hiện khủng hoảng suy vong của nhà Trần cuối thế kỉ XIV:

- Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, mất mùa đói kém diễn ra liên miên

- Vua quan quý tộc chỉ mải ăn chơi sa đọa, bắt nhân dân đóng thuế, xây dinh thự. Các cuộc thanh trừng giữa các phe phái liên tiếp xảy ra

- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì bùng lên ở nhiều nơi như khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương, khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kị ở Thanh Hóa…

=> Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?

Xem đáp án

Lời giải:

Hồ Quý Ly thực hiện chính sách hạn điền nhằm những mục đích sau:

- Cung cấp lại ruộng đất cho nông dân cày cấy, ổn định tình hình xã hội

- Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước

- Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần vì họ là những người nắm trong tay rất nhiều ruộng đất và có tư tưởng chống đối Hồ Quý Ly

=> Đáp án D là: mục đích của chính sách hạn nô

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Nội dung nào không phải điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly?

Xem đáp án

Lời giải:

Những điểm tiến bộ trong cải cách của Hồ Quý Ly:

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

=> Đáp án D: nông nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận là hạn chế trong chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Về những cải cách của Hồ Quý Ly, nhận xét nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

Lời giải:

Nhận xét về những cải cách của Hồ Quý Ly:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt.

- Cuộc cải cách đã đánh đúng vào những vấn đề căn bản của xã hội lúc bấy giờ là vấn đề quan lại, ruộng đất, lực lượng sản xuất

- Tuy nhiên một số chính sách chưa được thực hiện triệt để (gia nô, nô tì được giải phóng thân phận), chưa giải quyết được đông đảo yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?

Xem đáp án

Lời giải:

Vấn đề căn bản mà nhà Hồ vấp phải khiến cho cuộc cải cách không thành công là lòng dân không thuận theo nhà Hồ. Do nhà Hồ được thành lập trong bối cảnh thoán đoạt ngôi vị của nhà Trần; các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly tuy tiến bộ nhưng được thực hiện theo tính chất cưỡng bức…

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Lời giải:

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.

Đáp án cần chọn là: C


Bắt đầu thi ngay