Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tổ quốc tôi như một con tàu.
Ý thơ: “Tổ quốc tôi như một con tàu” là một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Biện pháp so sánh Tổ quốc với một con tàu thể hiện sự thống nhất, hoàn chỉnh và trọn vẹn của đất nước và các dân tộc. Bởi bản thân từ “Tổ quốc” bao chứa cả ý nghĩa của đất đai Việt Nam và con người Việt Nam.
+ Hình ảnh con tàu vừa mới mẻ vừa giàu ý nghĩa. Con tàu với mũi Cà Mau ẩn dụ cho quá trình tiến về phía trước, vươn mình ra biển lớn của dân tộc Việt Nam.
+ Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu, thể hiện sự tinh tế cũng như niềm tự hào dân tộc.
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây luôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 - 1960)
Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?
Xác định biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng trong đoạn thơ:
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Anh/ chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn 200 trình bày về vai trò và ý thức của giới trẻ trước vận mệnh của Đất nước.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, ngồi hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng saos gọi bạn đầu làng..” (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
“Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rung rức…” (Chí Phèo - Nam Cao)