IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 1,358

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thắng. Trình bày quan điểm của anh/chị.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Ÿ Yêu cầu chung:

- Nội dung:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;

+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;

+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- Hình thức:

+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;

+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;

+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;

+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

Hệ thống ý

Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: Kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thắng.

Giải thích

- Thành công: đạt được mục đích, ước mơ của mình.

- Ngủ quên trên chiến thắng: hạnh phúc và mải mê với chiến thắng mà ngừng phấn đấu, mà chủ quan, tự hài lòng.

Phân tích

- Như thế nào là ngủ quên trên chiến thắng?

+ Là tự hài lòng với thành công của mình và dừng lại tại điểm đó. (dẫn chứng).

+ Những người thành công là người luôn biết nỗ lực không ngừng, biết đặt ra những mục tiêu mới sau khi gặt hái được thành tựu nhất định, (dẫn chứng).

- Vì sao kẻ thành công là kẻ không bao giờ biết ngủ quên trên chiến thẳng?

+ Vì trong xã hội luôn tiến lên, bạn dừng lại tức là bạn đang bị đẩy lùi lại phía sau.

+ Vì tự hài lòng khiến bạn mất dần năng lượng và khả năng phấn đấu.

Phản biện

- Mỗi người có một mục tiêu, nếu cứ phải vươn lên mãi sẽ rất mệt mỏi.

+ Khi đạt được hoài bão, bạn có thể tận hưởng niềm vui sướng đó.

+ Nhưng nếu bạn tự mãn và không kiếm soát được bản thân, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái thờ ơ với chính những điều mình đạt được.

Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Hãy làm chủ bản thân, đề ra những mục tiêu mới sau chiến thắng và mở mang giới hạn chinh phục của bản thân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

Khi bạn viết một mẫu chuyện vui, quên ghi tên. Một sự quên thật đáng yêu. Bài được in, không thể nhận nhuận bút. Sự quên này trở thành đáng tiếc.

Quên xin lỗi, quên cảm ơn trở thành sự bình thường khi xã hội thiếu văn minh.

“Ta thường tới bữa quên ăn” là sự quên của người anh hung yêu nước nồng nàn, đang gánh trên vai xã tắc lâm nguy.

 Ngồi đan sọt mải lo việc nước mà quên ngọn giáo đân vào đùi là sự quên vì nghĩa lớn của người dân Việt bình thường và thời nào cũng có.

 Quên mình đang tắm, tồng ngồng chạy ra đường để kêu lên “Eureka” là sự quên đầy huyền thoại khi đã trao mình cho sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại.

Quên mạng sống trên giàn lửa là để đặt loài người trước một  nỗi nhớ, rằng, đừng bao giờ đem tòa án dị giáo đặt vào lòng người, bởi dẫu có tram ngàn mạng sống ngã xuống thì trái đất này vẫn quay.

Quên là khi nhều tháng rồi ta không qua con đường cũ, là khi “bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ” dù lòng vẫn còn thương. Hoa vẫn nở, cây sen đá vẫn còn. Nhưng bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người nghe (hoặc một mình nghe) …

Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng. Là sự cao thượng, là một thời “cây cải đắng quên lòng mình đắng, nở hoa vàng dọc để suối ong bay”.

Quên đi! Khi chúng ta – thế hệ học trò mới lớn nói “quên đi!” cũng là khi phải quên đi để mà nhớ. Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa. Là khi phải quên cái mai rùa bao cấp cũ kĩ để đổi mới tư duy, để đo găng tay đôi với thị trường.

Quên là khi được tặng cái giấy khen mà làm mất. Đó là sự muốn quên đầy xót xa. Quên là khi sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm thực tế nhiều, đi xin “việc mà không ai muốn nhận, dù học giỏi. Đó là một sự quên đầy cay đắng.

Bất hạnh thay là phải quên người tặng quà cho ta.

Bất hạnh thay là phải quên nơi đã dạy dỗ ta.

Người ta khóc vì nhớ. Và cũng đã khóc vì quên. Không biết trong số chúng ta có ai là phải khóc vì quên? Mong rằng sẽ không có bạn trong số đó, hỡi những người bạn yêu quý của tôi!

                          (Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 21/7/2014)

Tác giả đã dẫn ra những nỗi quên nào mà theo anh/chị là nỗi quên đáng quý, đáng trân trọng?

Xem đáp án » 21/06/2022 2,513

Câu 2:

Bàn về đoạn trích Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi cong đường riêng của mình không lặp lại người khác. Phân tích 9 câu thơ đầu đoạn trích để làm sáng tỏ.

Xem đáp án » 21/06/2022 2,285

Câu 3:

Anh/chị hiểu thế nào về quan niệm: “Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng”?

Xem đáp án » 21/06/2022 1,769

Câu 4:

Theo anh/chị, “quên đi quá khứ, hướng tới tương lai” nên được hiểu như thế nào?

Xem đáp án » 21/06/2022 1,734

Câu 5:

Trình bày quan điểm của anh/chị về vai trò của việc: “Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa”.

Xem đáp án » 21/06/2022 1,089

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »