II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm: “Trên thế giới này bạn chính là một cả thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được."
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận “Trên thế giới này bạn chính là một cả thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được."
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
1. Giải thích:
- Cá thể duy nhất: Là cá thể tồn tại độc lập, có tính cách, cảm xúc, trí tuệ, riêng biệt mang bản sắc đặc trưng của cá thể đó.
- Bản sao: Là sự sao chép ý hệt cái đã có sẵn.
=> Ý nghĩa câu nói: Mỗi con người tồn tại trong cuộc này đều là những cá nhân riêng biệt, đều mang những bản sắc đặc trưng không trùng lặp với bất kì ai khác. Bản sắc riêng tạo nên giá trị mỗi người vì vậy, cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.
2. Phân tích:
- Trên thế giới này bạn chính là một cả thể, không giống với bất kì ai. Vì vậy cần phải giữ gìn những nét riêng của mình.
+ Sống là bản sao của người khác cuộc đời sẽ không có ý nghĩa bởi ta đang sống cuộc đời của người khác.
+ Thành công phải được xây dựng từ chất riêng cá thể chứ không phải học theo bản sao của người khác. “Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”.
VD: Sơn Tùng
- Ngôi sao nổi đình nổi đám trong Vpop Việt Nam chỉ nhờ "chịu" thoát khỏi dấu ấn cá nhân để thay đổi phong cách âm nhạc trở nên khác biệt, tạo hiệu ứng mạnh nhờ sự phá cách hợp lí.
- Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc cá nhân của mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình.
- Tuy nhiên giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật hơn thiên hạ bằng những hành động lố lăng, quá khích. Không được vì cái riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến cái chung của mọi người.
3. Bài học:
- Mỗi người cần xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ được cá tính của mình.
- Cá nhân cần học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức để phát huy dấu ấn cá nhân.
Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Muốn thành công, phải giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình không? Vì sao?
Theo anh/chị, “Ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi" sẽ mang lại những hậu quả gì?
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ "cái tôi" ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị họ thay đổi, cử thể ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình. [..] Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điển hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thức nhạc cụ của mình.
(Liêu Trí Phong, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, NXB Thanh niên, 2020, tr.202-205)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Cảm nhận về bức tranh núi rừng Tây Bắc được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn trích sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mưởng Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 88)