Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 579

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. có tính chất dân tộc

Đáp án chính xác

B. chỉ có tính dân chủ

C. không mang tính cách mạng

D. không mang tính dân tộc

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Cách giải:

Nói phong trào dân chủ 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc, vì:

- Về đối tượng cách mạng: là bọn phản động thuộc địa không chịu thi hành những chính sách mà Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban hành. Đây là bộ phận nguy hiểm nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc nên phong trào mang tính dân tộc.

- Về mục tiêu đấu tranh: chủ trương đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình. Đây là những quyền lợi đơn sơ mang tính dân chủ đậm nét. Nhưng nó cũng mang tính dân tộc vì nhân dân ta thực hiện đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù dân tộc.

- Về lực lượng cách mạng: Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp lực lượng hết sức rộng rãi, đó là lực lượng toàn dân tộc. Vì thế, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 mang tính chất dân tộc.

- Về ý nghĩa lịch sử: cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là bước chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này. Sau phong trào này, Đảng có điều kiện cử cán bộ, đảng viên tiếp xúc rộng rãi với quần chúng, tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng đạo quân chính trị hùng mạnh.  Đây là lực lượng cơ bản, quyết định trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau. Phong trào đã chuẩn bị lực lượng, trận địa để tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. Vì thế, nó mang tính dân tộc sâu sắc.

Chọn đáp án: A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?

Xem đáp án » 21/06/2022 7,773

Câu 2:

Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (đến 1918) chứng tỏ

Xem đáp án » 21/06/2022 5,179

Câu 3:

“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

Xem đáp án » 21/06/2022 2,500

Câu 4:

Một đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

Xem đáp án » 21/06/2022 2,025

Câu 5:

Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

Xem đáp án » 21/06/2022 1,461

Câu 6:

Ba nước đầu tiên ở châu Á biết tận dụng cơ hội Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để giành chính quyền và tuyên bố độc lập là

Xem đáp án » 21/06/2022 1,125

Câu 7:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

Xem đáp án » 21/06/2022 1,060

Câu 8:

Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

Xem đáp án » 21/06/2022 1,054

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?

Xem đáp án » 21/06/2022 1,052

Câu 10:

Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?

Xem đáp án » 21/06/2022 875

Câu 11:

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

Xem đáp án » 21/06/2022 812

Câu 12:

Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của quân dân ta là:

Xem đáp án » 21/06/2022 806

Câu 13:

Việc Mĩ thực hiện “kế hoạch Mác - san” đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?

Xem đáp án » 21/06/2022 789

Câu 14:

Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

Xem đáp án » 21/06/2022 696

Câu 15:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc từ đâu?

Xem đáp án » 21/06/2022 680

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »