Cho tập hợp U = {x ∈ N | x là số chia hết cho 3 và x nhỏ hơn 10}
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:
(I) U = {0; 3; 6; 9}.
(II) 12 ∈ U.
(III) 5 ∉ U.
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Đáp án C
Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 0; 3; 6; 9.
Khi đó, ta viết: U = {0; 3; 6; 9}. Do đó (I) là phát biểu đúng.
Suy ra 12 không thuộc tập hợp U hay 12 ∉ U. Do đó (II) là phát biểu sai.
5 không thuộc tập hợp U hay 5 ∉ U. Do đó (III) là phát biểu đúng.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Tập hợp Q là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50. Viết tập hợp Q bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
Cho tập hợp U = { x ∈ Ν* |x là số lẻ}. Trong các số 3; 5; 6; 0; 7; 9 có bao nhiêu số không thuộc tập hợp U?
Cho các tập hợp sau:
X = {0};
Y = {1; 2; 3; …; 49; 50}.
N = {0;1;2;3;...}.
Trong các tập hợp trên tập hợp nào hữu hạn phần tử?
Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
Cho tập hợp H được minh họa bằng sơ đồ Venn. Chọn phát biểu đúng:
Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Ba bạn An, Bình, Nam, Nhi lần lượt viết được các tập M sau đây. Cho biết bạn nào viết đúng tập hợp M.
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
a) Thay dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉:
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
Cho tập hợp P = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Viết tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.