a) Tìm m thuộc tập {21; 22; 23; 24; 25; 26}, biết 56 – m chia hết 7;
b) Tìm n thuộc tập {18; 20; 22; 24; 26; 28; 30}, biết 36 + n không chia hết cho 6.
a) Vì 56 chia hết cho 7 để 56 – m chia hết cho 7 thì m phải là một số chia hết cho 7.
Mà m thuộc tập {21; 22; 23; 24; 25; 26}
Suy ra m = 21.
Vậy m = 21.
b) Vì 36 chia hết cho 6 nên để 36 + n không chia hết cho 6 thì n phải không chia hết cho 6.
Mà n thuộc tập {18; 20; 22; 24; 26; 28; 30}.
Suy ra n thuộc {20; 22; 26; 28}.
Vậy n ∈ {20; 22; 26; 28}.
Cho hai số tự nhiên a và b (b ≠ 0). Nếu có số tự nhiên k sao cho a = kb thì:
Tập hợp K là các bội của 6 lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30. Tập hợp K là:
Không làm phép tính hãy cho biết tổng nào sau đây chia hết cho 5?
Nếu một tổng có ba số hạng, trong đó có 2 số hạng chia hết cho 7 và số hạng còn lại không chia hết cho 7 thì tổng đó:
Khi chia số tự nhiên a cho 12, ta được số dư là 6. Hỏi a có chia hết cho 2 không? Có chia hết cho 4 không?
Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng đó:
Khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) 20 chia hết cho 5, 5 là ước của 20 và 20 là bội của 5.
b) 14 chia hết cho 3, 3 là ước của 14 và 14 là bội của 3.
c) 36 chia hết cho 9, 36 là ước của 9 và 9 là bội của 36.