Cho đoạn trích sau:
"Bữa cơm gày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy…
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chat và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đây không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nên trời như những đám may đen.
Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ… - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12 tập 2, NXB GD)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên để thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thểĐầy đủ bố cục 3 phần:
- Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:
+ Đoạn trích bữa cơn đón nàng dâu mới, trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân
+ Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn
Kết bài: Khẳng định lại vấn đềKhái quát về tác giả, tác phẩm
· Tác giả:
- Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thông Việt Nam trước CM.
- Là một minh chứng cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.
- Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.
· Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được sáng tác ngay sau CM nhưng còn dang dở và mất bản thảo
- Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”.
- Đổi tên thành “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)Khái quát nội dung
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng
+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm
-> Nhan đề đã:
+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp
+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít
+ Niềm tin của nhà văn vào phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ.
- Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói
-> Tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy thương cảm, thể hiện ngòi bút Kim Lân
-> Sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của người trong và ngoài cuộc
Cảm nhận đoạn trích
· Hình ảnh bữa cơm ngày đói
- Kim Lân đã thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình với đầy sức gợi hình và gợi tả. Bữa ăn chỉ được chuẩn bị qua loa, sơ sài. Nó nói lên sự nghèo đói của một gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội.
è Tái hiện lại chân thực cái đói cái nghèo những năm 1945. Họ đang cố gắng giành giật lại từng chút sự sống từ bàn tay của tử thần.
Nhưng trái ngược với những thứ đơn sơ, với cái đói cái nghèo là không khí đầm ấm trong bữa ăn. “Cả nhà đều ăn rất ngon lành”.· Hình ảnh bà cụ Tứ:
- Không khí gia đình trong bữa cơm: "Chưa bao giờ trong gia đình này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế".
-> Nhân vật tạo nên không khí đầm ấm đó không ai khác hơn là bà cụ Tứ.
- Bà cụ Tứ chắt chiu từng chút niềm vui, cố gắng tạo ra không khí hòa hợp, vui vẻ. “bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện… toàn chuyện sung sướng về sau này”. -> Bà vừa là người thắp lửa và cũng là người truyền lửa. Thắp lên những niềm vui, lạc quan vào cuộc sống và truyền cho con cái những lạc quan ấy để các con hướng về tương lai.
- Ngay sau khi niêu cháo long bõng nước hết veo, bà cụ Tứ đã bổ sung thêm món "chè khoán". Gọi là "chè khoán" chứ thực chất đó là món cháo cám.
- Đặc biệt là câu nói bông đùa của bà cụ Tứ “Chè khoán đây, ngon đá để cơ”. Câu nói toát lên khí chất của một bà mẹ vừa hóm hỉnh, nhân hậu nhưng cũng đầy đắng cay trong câu nói để mong các con vui vẻ, xua tan đi không khí u ám chiếm lĩnh không gian ngôi nhà bà.
- Hình ảnh nồi cháo cám:
+ món cháo cám xuất hiện như một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trong ngày đầu tiên con dâu về nhà.
+ Hương vị món cháo cám: miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ
è Ý nghĩa: Làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra: Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt.
+ Làm nổi bật sức sống mạnh mẽ bên trong những con người nghèo khổ.
+ Đặc biệt là tấm lòng của người mẹ nghèo: Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương, những ân cần sâu sắc nhất đối với con…
- Hình ảnh bà lão ngoảnh vội ra ngoài, không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc: cho thấy tấm lòng người mẹ
+ Thương lo cho con: đằng bắt giồng đay, đằng bắt đóng thuế.
· Tràng:
- Vâng rất ngoan ngoãn: -> sự hạnh phúc
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình.· Người vợ nhặt
- Qua đoạn trích này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng
Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. -> Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.Nhận xét: Qua đoạn trích, thấy được giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn
- Người đọc hiểu rõ hơn về tình cảnh nghèo đói, khốn khó của đồng bào ta trong nạn đói 1945.
- Tuy vậy nhưng trong cảnh chết chóc nghèo đó, người ta vẫn thấy ánh lên tình người, tình yêu thương và lòng ham sống vô bờ bến.
- Tưởng chừng như đang trong bờ vực của cái chết lắt lay, người ta chỉ nghĩ đến những thống khổ nhưng không, ở đây người đọc vẫn bắt gặp tình thương của một người mẹ dành cho con, tình cảm của người vợ dành cho chồng và trách nhiệm của một người chồng dành cho gia đình của mình. Tất cả đều cùng hướng đến một tương lai hạnh phúc và no đủ hơn.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luậnPHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc phải mạnh mẽ đương đầu cùng giông bão.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Kiếp con người mỏng manh như là gió
Sống trên đời có được mấy lần vui
Sao phải đau mà không thể mỉm cười
Gắng buông nỗi ngậm ngùi nơi quá khứ
Nếu có thể sao ta không làm thử
Để tâm hồn khắc hai chữ bình an
Cho đôi chân bước thanh thản nhẹ nhàng
Dù hướng đời có muôn ngàn đá sỏi
Biết nhận sai khi trót gây lầm lỗi
Người ghét ta cũng chớ vội oán hờn
Đừng để mình xem nặng nhẹ thiệt hơn
Thì lệ sẽ chẳng ướt sờn vai áo
Phải mạnh mẽ đương đầu cùng giông bão
Sống chỉ cần chốn nương náu mà thôi
Được cơm no áo ấm cũng vui rồi
Bởi dòng đời còn lắm người cơ nhỡ
(Trích Đời người đâu mấy lần vui – Tùng Trần)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Anh /chị có nhận xét gì về quan niệm sống của tác giả được thể hiện trong đoạn trích?
Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Biết nhận sai khi trót gây lầm lỗi/ Người ghét ta cũng chớ vội oán hờn”?