A. Sự xuất hiện các kiểu hình mới với tỉ lệ khác nhau ở hai phép lai trên chứng tỏ tần số hoán vị gen là khác nhau trong hai phép lai.
B. Sự phân bố các alen trên NST của hai cặp alen quy định các tính trạng nói trên là không giống nhau ở hai cặp đôi giao phối.
C. Tần số hoán vị gen trong phép lai thứ nhất là 17%.
D. Ở phép lai thứ hai, tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình mới lên tới 93,5%. Điều này chứng tỏ có đột biến gen xảy ra vì tần số trao đổi chéo không bao giờ vượt quá 50%.
Chọn đáp án B
Quy ước: A – kén trắng, a – kén vàng, B – hình thuôn dài, b – hình bầu dục
Xét phép lai 1: Đực kén trắng hình dài x cái màu vàng, bầu dục → kiểu hình con lai khác bố mẹ với tỉ lệ nhỏ=8,25%
Theo đề % vàng, dài → giao tử hoán vị → dị hợp tử đều.
Xét phép lai 2: Đực kén trắng hình dài x cái màu vàng, bầu dục → con lai khác bố mẹ chiếm tỉ lệ lớn (41,75%) → dị hợp chéo.
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các laoif sống ở vùng ôn đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
Dựa vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu về hình ảnh này là đúng?
(1) Đây là phương pháp tạo giống áp dụng cho cả động vật và thực vật.
(2) Các cây con thu được đều có kiểu gen thuần chủng.
(3) Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hóa bằng 2 cách.
(4) Phương pháp này có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính như: kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, kháng bệnh,...
Giả sử cho 4 loài của một loài thú được kí kiệu là A, B, C, D có giới hạn sinh thái cụ thể như sau:
Loài |
A |
B |
C |
D |
Giới hạn sinh thái |
5,6℃ - 42℃ |
5℃ - 36℃ |
2℃ - 44℃ |
0℃ - 31,4℃ |
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ rộng nhất.
II. Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường xuống mức 5,1℃ thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại.
III. Trình tự vùng phân bố từ hẹp đến rộng về nhiệt độ của các loài theo thứ tự là: B→D→A→C.
IV. Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 30℃.
Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: Bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm. Bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mần luộc chín. Bình 2 chứa 1kh hạt khô. Bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giưới tính có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con ruồi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.
(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ và ruồi đực mắt trắng bằng nhau.
(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.
(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không tuần chủng.