Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho miếng kẽm vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ thêm vài giọt CuSO4.
(2) Đốt dây thép trong bình đựng đầy khí oxi.
(3) Cho lá thép vào dung dịch ZnSO4.
(4) Cho lá nhôm vào dung dịch CuSO4.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Chọn C.
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi có cặp điện cực tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li.
Các trường hợp có ăn mòn:
(1) Zn-Cu (Cu mới sinh ra do Zn khử Cu2+)
(3) Fe-C
(4) Al-Cu (Cu mới sinh ra do Al khử Cu2+)
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 2,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp bột CuO và Fe3O4 nung nóng, thấy khối lượng ống sứ giảm 1,6 gam. Phần trăm thể tích khí CO trong X là
Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước Br2?