Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.
Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động. Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt được mức trước chiến tranh.
Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian này, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xảy dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép v.v.. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Về khoa học – kĩ thuật, năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Về xã hội, đất nước Liên Xô cũng có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 10 – 11).
Yếu tố quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là
A. Là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Hợp tác có hiệu quả với các nước Đông Âu.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Yếu tố quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là tinh thần thần tự lực, tự cường của nhân dân Liên Xô.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì".
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhung vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.
Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mī) là do một số yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu; 2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước; 3. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; 4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; 5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu v.v..
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 54 – 55).
Ý nào không phải là biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960-1973?
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bài thơ trên thuộc dòng thơ:
CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo chu trình cacbon, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Cacbon di vào chu trình dưới dạng cácbon đioxit (CO2)
II. Tất cả lượng cácbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
III. CO2 là một loại khí nhà kính nhưng cũng là một khí vô cùng quan trọng với sự sống.
IV. Mọi sinh vật đều thải CO2vào khí quyển
“Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220V, ở Nhật là 110V… Điện áp hiệu dụng quá cao, có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng thấp, chẳng hạn 30V – 50V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nguyên nhân không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 16 đến 20:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích “Đất nước” - Nguyêñ Đình Thi, NXB Giáo dục Việt Nam)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.