Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 10)
-
9564 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
Tục ngữ: “Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
Câu 2:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Tỏ lòng
Giải chi tiết:
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; tình yêu nước, tự hào dân tộc; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Câu 3:
Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ “Cục…cục tác cục ta” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Tiếng gà trưa
Giải chi tiết:
- Thể thơ 5 tiếng
Câu 4:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ hoa trong câu trên được dùng theo nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ người con gái đẹp.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống trong câu thơ “Người nói…lay trong rừng rậm/ Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con”
(Dọn về làng – Nông Quốc Chấn)
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Dọn về làng
Giải chi tiết:
Người nói cỏ lay trong rừng rậm
Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con
Câu 6:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bài thơ trên thuộc dòng thơ:
Phương pháp giải:
Căn cứ tác giả, tác phẩm của bài thơ
Giải chi tiết:
Hồ Xuân Hương là cây bút xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ Mời trầu ra đời trong thời kì trung đại.
Câu 7:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài Chiếc thuyền ngoài xa
Giải chi tiết:
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài về chính tả
Giải chi tiết:
- Từ viết đúng chính tả là: mải mê
- Sửa lại một số từ sai chính tả:
suông sẻ -> suôn sẻ
vô hình chung -> vô hình trung
vãn cảnh -> vãng cảnh
Câu 9:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ và các lỗi chính tả thường gặp
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- Từ dùng đúng: Cậu ấy chẳng bao giờ nề hà những gian khó trong cuộc sống.
Câu 10:
Phương pháp giải:
Căn cứ chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- Từ “chính chắn” mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm
- Sửa lại: chín chắn
Câu 11:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ ghép
Giải chi tiết:
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
- Các từ “luộc khoai, đạp xe, rán bánh, nướng bánh” là từ ghép chính phụ.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
Đây là câu sai logic: tháng 3 và miền Nam không dùng đồng đẳng với nhau. Trong cùng một lượt liệt kê các thành phần phải đồng đẳng với nhau: tháng 3, tháng 4,…
Sửa lại: Anh ấy được khen thưởng hai lần trong năm nay: một lần vào tháng ba, một lần vào tháng chín.
Câu 13:
“Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
Phương pháp giải:
Căn cứ các phép liên kết
Giải chi tiết:
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đòng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
- Phép liên kết lặp: “Nếu tất cả… thì ai sẽ…”
Câu 14:
“Nhờ sự kiên trì và khổ luyện, cuối cùng anh T cũng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Tháng 9 năm nay, anh có tên trong danh sách chính thức dự Seagames 30. Trong suốt giải đấu, anh luôn cố gắng phấn đấu vì màu cờ sắc áo. Giải đấu kết thúc, anh T chính là người đạt được danh hiệu vua phá lưới môn bóng đá nam Seagames 30.”
Trong đoạn văn trên, từ “chuyên nghiệp” được dùng với ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Nghĩa của từ
Giải chi tiết:
Chuyên nghiệp là chủ yếu làm một nghề nhất định và có chuyên môn về nghề đó.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Anh ấy bị hai vết thương: một vết thương ở đùi, một vết ở Quảng Trị.
II. Mặc dù trong những năm qua công ty xuất nhập khẩu của tỉnh đã có rất nhiều giải pháp cứu vãn tình thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
III. Trong lúc lúng túng, tôi không biết xử trí ra sao.
IV. Ông đã dùng cả thuốc tiêm lẫn thuốc kháng sinh nên vẫn không khỏi bệnh.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ; Chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
....
Những câu mắc lỗi sai là câu I và IV
- Câu I: Anh ấy bị hai vết thương: một vết thương ở đùi, một vết ở Quảng Trị.
=> Câu sai logic
Sửa lại: Anh ấy bị hai vết thương: một vết ở đùi, một vết ở bụng.
- Câu IV: Ông đã dùng cả thuốc tiêm lẫn thuốc kháng sinh nên vẫn không khỏi bệnh.
-> Dùng sai quan hệ từ và sai logic
Sửa lại: Ông đã dùng cả thuốc tiêm lẫn thuốc uống nhưng vẫn không khỏi bệnh.
Câu 16:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 16 đến 20:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
(Trích “Đất nước” - Nguyêñ Đình Thi, NXB Giáo dục Việt Nam)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Phương pháp giải:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 17:
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Đoạn thơ thể hiện cảm xúc yêu mến, tự hào, biết ơn của tác giả đối với đất nước mình.
Câu 18:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.
Giải chi tiết:
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “là của chúng ta”.
+ Liệt kê: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông
Câu 19:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các thể thơ đã học.
Giải chi tiết:
Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Điệp ngữ.
Giải chi tiết:
Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: Sử dụng phép điệp từ có tác dụng tạo nhịp điệu, làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt; qua đó tác giả nhằm nhấn mạnh niềm tự hào và chủ quyền của đất nước ta.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Sometimes she does not agree ______ her husband about child reading but they soon find the solutions.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
agree with sbd about sth: đồng ý với ai về điều gì
Tạm dịch: Đôi khi cô không đồng ý với chồng về việc đọc sách của con họ nhưng họ sớm tìm ra giải pháp.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại hoàn thành
Giải chi tiết:
Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành còn được dùng để diễn tả kinh nghiệm, trải nghiệm của ai đó, thường kèm theo số lần.
Cấu trúc: "This is the first/second/last… time + S + have/has + PP": đây là lần đầu tiên/thứ hai/cuối cùng… ai đó làm gì.
Chủ ngữ “you” => dùng “have”
lose (V_nguyên thể) => lost (V_quá khứ đơn) => lost (V_phân từ)
Tạm dịch: Đây là lần thứ hai cậu làm mất chìa khoá nhà rồi.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
many + N số nhiều, đếm được: nhiều
much of + the + N không đếm được: nhiều trong số …
Some + N số nhiều: một vài
Most of + the + N số nhiều, đếm được: Hầu hết…
“shops” là danh từ số nhiều, đếm được => loại B
Trước “shops” có “the” => loại A, C
Tạm dịch: Hầu hết các cửa hàng trong trung tâm thành phố đóng cửa lúc 5h30.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh kép
Giải chi tiết:
Cấu trúc so sánh kép: The + so sánh hơn + S + V, the + so sánh hơn + S + V: càng…càng…
much => more: nhiều, nhiều hơn
little => less: ít, ít hơn
Tạm dịch: Bạn học càng nhiều vào kì này thì bạn phải học càng ít vào tuần trước kì thi.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại, từ vựng
Giải chi tiết:
A. relatives (n): những người họ hàng
B. relation (n): sự liên quan
C. relate (v): liên quan
D. relationships (n): mối quan hệ
Sau mạo từ “the” cần một danh từ => loại C
Tạm dịch: Ví dụ, các mối quan hệ trong một gia đình nhà khỉ, như là giữa anh trai và em gái, thì thường rất gần gũi.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The most common form of treatment it is mass inoculation and chlorination of water sources.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ
Giải chi tiết:
Chủ ngữ là “The most common form of treatment” nên không cần đại từ nhân xưng “it” nữa.
Sửa: it => bỏ
Tạm dịch: Hình thức điều trị phổ biến nhất là tiêm chủng hàng loạt và khử trùng nguồn nước bằng clo.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
in + color: mang màu sắc nào đó
Sửa: of => in
Tạm dịch: Onyx là một khoáng chất có thể được nhận biết bởi các dải song song đều và thẳng có màu trắng, đen hoặc nâu.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
peanuts” là danh từ đếm được, số nhiều => tobe chia “are”
Sửa: is said => are said
Tạm dịch: Có nguồn gốc ở Nam Mĩ và trồng tại đó khoảng hàng nghìn năm, đậu phộng (lạc) được cho là đã đến tay người Bắc Mĩ nhờ những nhà thám hiểm thời xưa.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
get married to sb: lấy ai đó
Thông thường, “get married with” được sử dụng trong văn nói của người Mỹ nhưng nó lại không được công nhận trong từ điển chính thống.
Sửa: with the movie star => to the movie star
Tạm dịch: Thật đáng ngạc nhiên khi nhà biên kịch đó sẽ lấy ngôi sao điện ảnh.
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc song hành
Giải chi tiết:
Liên từ “and” nối các từ cùng tính chất, cùng dạng, cùng loại từ.
“attendance, performance” là các danh từ
=> sau “and” cũng cần một danh từ
Sửa: they work hard => hard work
Tạm dịch: Tất cả học sinh trong khóa học này sẽ được đánh giá dựa trên việc đi học đều, thể hiện năng lực và sự chăm chỉ.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
The thief almost certainly came through the open windows.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
might have P2: có lẽ đã làm gì trong quá khứ (không chắc chắn lắm)
should have P2: đáng lẽ ra nên làm gì trong quá khứ (nhưng không làm)
must have P2: chắc hẳn là đã làm gì
could have P2: lẽ ra đã có thể làm gì (nhưng đã không làm)
Tạm dịch: Tên trộm gần như chắc chắn đã đi qua các cửa sổ mở.
A. Tên trộm có lẽ đã đi qua các cửa sổ mở. => sai về nghĩa
B. Tên trộm lẽ ra nên đi qua các cửa sổ mở. => sai về nghĩa
C. Tên trộm chắc hẳn là đã đi qua các cửa sổ mở.
D. Tên trộm lẽ ra đã có thể đi qua các cửa sổ mở. => sai về nghĩa
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật
Giải chi tiết:
ask + O + wh-word + S + V_lùi thì: hỏi ai đó …
express sth : thể hiện …
compliment + O + for + V_ing: khen ai về …
want + O + to V_nguyên thể: muốn ai làm gì
Tạm dịch: "Tôi rất hài lòng với cách mọi thứ đã diễn ra." Cô nói với nhân viên của mình.
A. Cô ấy hỏi nhân viên của mình rằng mọi thứ đã diễn ra như thế nào và rất vui khi biết điều đó. => sai nghĩa
B. Cô thể hiện sự hài lòng với những cách mà mọi thứ đã diễn ra. => sai nghĩa
C. Cô ấy khen nhân viên của mình đã làm cho mọi thứ diễn ra tốt đẹp.
D. Cô ấy muốn nhân viên của mình nói cho cô ấy biết có bao nhiêu thứ đã diễn ra. => sai nghĩa
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện rút gọn
Giải chi tiết:
Câu gốc chia động từ ở thì quá khứ => dùng câu điều kiện loại 3 đề viết lại.
Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều kiện trái với quá khứ dẫn đến kết quả trái với quá khứ.
Cấu trúc: If + S + had (not) + P2, S + would (not) + have + P2
Dạng rút gọn: Had + S + (not) + P2, S + would (not) + have + P2
Tạm dịch: Cô ấy đã bắt tàu đi đêm qua, vì thế cô ấy đã không bị muộn.
A. Câu điều kiện loại 2 => loại
B. Nếu cô ấy đã không bắt chuyến tàu đêm qua thì cô ấy sẽ bị muộn rồi.
C. Vế chứa “Unless” thì không thêm “not” nữa.
D. Nếu cô ấy đã bắt chuyến tàu đêm qua thì cô ấy đã bị muộn rồi. => sai nghĩa
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động
Giải chi tiết:
Câu chủ động: People say that + S + V_hiện tại đơn: Người ta nói rằng ….
Câu bị động:
Cách 1: S + am/is/are + said + to V_nguyên thể
Cách 2: It is said that + S + V_hiện tại đơn
Tạm dịch: Người ta nói rằng một vài người Mỹ thì trông rất thân thiện.
A. Một vài người Mỹ thì được cho rằng họ trông rất thân thiện. => không đúng 1 trong 2 cấu trúc/cách
B. Sai cấu trúc (cách 1)
C. Một vài người Mỹ thì được cho là trông rất thân thiện.
D. Mọi người được cho rằng một vài người Mỹ thì trông rất thân thiện. => sai nghĩa
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn
Giải chi tiết:
dry (adj): khô => tính từ ngắn; dạng so sánh hơn: drier
Cấu trúc so sánh hơn với tính từ ngắn: S + tobe + adj + _er + than …
Cấu trúc so sánh kém hơn với từ dài: S + tobe + less + adj + than …
Cấu trúc so sánh bằng/không bằng: S + tobe + as (not) + adj + as …
Tạm dịch: Miền Nam nước Anh thì khô hơn miền Bắc.
A. Miền Nam nước Anh thì không khô bằng miền Bắc. => sai nghĩa
B. Ỏ miền Bắc thì khô hơn miền Nam nước Anh. => sai nghĩa
C. Ở miền Bắc thì không khô như là ở miền Nam nước Anh.
D. Ở miền Nam thì ít khô hơn là ở miền Bắc nước Anh.
Câu 36:
Read the passage carefully.
At home, I used to suffer enough with my husband who is a heavy smoker. Now, I am delighted that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this year. In fact, I cannot wait for the ban to arrive. When hanging out, I am fed up with sitting in pubs with my eyes and throat hurting because of all the tobacco smoke in the air. As soon as I leave the pub I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is to have a shower.
It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start polluting my lungs as well. Passive smoking is a real problem, as a lot of medical studies have shown that non-smokers who spend a long time in smoky environments have an increased risk of heart disease and lung cancer.
It is ridiculous when you hear smokers talking about the ban taking away their ‘rights’. If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one. What is wrong with that? It will certainly be a bit inconvenient for them, but maybe that will help them to quit.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
What is the passage mainly about?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu hỏi ý chính
Giải chi tiết:
Bài đọc chủ yếu nói về cái gì?
A. Lý do Người dân Anh đề nghị chính phủ nên cấm hút thuốc ở nơi công cộng.
B. Làm thế nào người Anh phản đối lệnh cấm hút thuốc trong không gian công cộng kín.
C. Một quan điểm cá nhân về lệnh cấm hút thuốc của Anh trong các khu vực công cộng kèm theo.
D. Tác hại của việc hút thuốc đối với người hút thuốc thụ động trong gia đình.
Thông tin:
Ý chính của bài phải là ý bao quát toàn bộ nội dung, nếu câu nào chỉ diễn tả ý của 1 đoạn thì là sai.
- Đoạn 1: việc ban hành luật cấm hút thuốc nơi công cộng ở Anh và trải nghiệm cá nhân của tác giả
- Đoạn 2: Hút thuốc còn ảnh hưởng đến người xung quanh
- Đoạn 3: Giải pháp của tác giả cho người muốn hút thuốc nơi công cộng.
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Trong đoạn 1, từ stink gần nghĩa nhất với _______.
A. có mùi khó chịu
B. bao phủ hoàn toàn
C. bọc chặt
D. bị dính bẩn
Thông tin: As soon as I leave the pub I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is to have a shower.
Tạm dịch: Khi đi vào quán rượu thì quần áo và tóc bị dính mùi khói thuốc khó chịu, nên về nhà việc đầu tiên là phải tắm.
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu hỏi chi tiết
Giải chi tiết:
Theo đoạn số 2 tác giả nói gì về những người hút thuốc?
A. Họ có nguy cơ bị bệnh tim.
B. Họ chắc chắn sẽ bị ung thư phổi.
C. Cô ấy không quan tâm đến sức khỏe của họ.
D. Họ bị ô nhiễm phổi.
Thông tin: It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start polluting my lungs as well.
Tạm dịch: Nó chẳng phải việc của tôi nếu người hút thuốc muốn hủy hoại sức khỏe của chính họ, nhưng tôi ghét điều đó khi họ làm ảnh hưởng đến phổi của tôi.
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ thay thế
Giải chi tiết:
Trong đoạn 3, từ “one” ám chỉ ______.
A. nhu cầu, cần
B. quán rượu
C. thuốc lá, điếu thuốc
D. đường phố
Thông tin: If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one.
Tạm dịch: Nếu họ đang ở trong một quán rượu và họ cảm thấy cần một điếu thuốc, rõ ràng họ vẫn sẽ có thể đi ra ngoài đường và hút 1 điếu.
One thay thế cho 1 danh từ số ít được nhắc đến trước đó.
=> One thay thế cho cigarette.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Xác định giọng điệu
Giải chi tiết:
Theo đoạn văn, có thể suy luận cái gì về thái độ của nhà văn đối với lệnh cấm hút thuốc?
A. Cô ấy nghĩ rằng nó có thể hữu ích cho những người hút thuốc.
B. Cô ấy cảm thấy tiếc cho những người hút thuốc nhiều.
C. Cô ấy nghĩ rằng nó là không cần thiết.
D. Cô ấy không biểu lộ cảm xúc.
Từ những gợi ý và biểu lộ trong bài như “Now, I am delighted that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this year. (Bây giờ, tôi rất vui mừng rằng hút thuốc sẽ bị cấm ở phần lớn các không gian công cộng kín ở Anh từ tháng Bảy năm nay.) In fact, I cannot wait for the ban to arrive. (Thực tế, tôi rất mong chờ cái lệnh cấm này.)” và những câu chứng tỏ cô ấy thực sự rất ghét thuốc lá, có thể suy ra thái độ của cô ấy đối với lệnh cấm này là tích cực.
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
Ở nhà, tôi đã từng chịu đựng đủ với chồng là người nghiện thuốc lá nặng. Bây giờ, tôi rất vui mừng rằng hút thuốc sẽ bị cấm ở phần lớn các không gian công cộng kín ở Anh từ tháng Bảy năm nay. Thực tế, tôi rất mong chờ cái lệnh cấm này. Khi đi chơi, tôi chán ngấy việc ngồi trong quán rượu với đôi mắt và cổ họng đau đớn vì tất cả khói thuốc lá trong không khí. Ngay khi rời khỏi quán rượu, tôi luôn thấy rằng quần áo và tóc ám mùi thuốc lá, vì vậy điều đầu tiên tôi làm khi về nhà là đi tắm.
Nó chẳng phải việc của tôi nếu người hút thuốc muốn hủy hoại sức khỏe của chính họ, nhưng tôi ghét điều đó khi họ làm ảnh hưởng đến phổi của tôi. Hít khói thuốc thụ động là một vấn đề, vì rất nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng những người không hút thuốc sống lâu trong môi trường khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi.
Thật nực cười khi bạn nghe những người hút thuốc nói về việc cấm “quyền lợi” của họ. Nếu họ đang ở trong một quán rượu và họ cảm thấy cần một điếu thuốc, rõ ràng họ vẫn sẽ có thể đi ra ngoài đường và hút 1 điếu. Điều gì là sai với việc đó? Chắc chắn sẽ có một chút bất tiện cho họ, nhưng có lẽ điều đó sẽ giúp họ bỏ thuốc lá.
Câu 41:
Phương pháp giải:
- Xét phương trình hoành độ giao điểm, tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.
- Sử dụng hệ thức Vi-et.
- Sử dụng công thức trung điểm: I là trung điểm của \[AB\] thì \[{x_I} = \frac{{{x_A} + {x_B}}}{2}\] .
Giải chi tiết:
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{x - 3}}{{x + 1}} = x + 3m{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x \ne - 1} \right) \Leftrightarrow x - 3 = {x^2} + 3mx + x + 3m\]
\[ \Leftrightarrow {x^2} + 3mx + 3m + 3 = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\]
Để \[\left( C \right)\] và \[d\] cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt
\[ \Leftrightarrow \Delta > 0 \Leftrightarrow 9{m^2} - 12m - 12 > 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m > 2}\\{m < - \frac{2}{3}}\end{array}} \right.\]
Khi đó, phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt \[{x_1},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_2}\] thỏa mãn: \[{x_1} + {x_2} = - 3m\] (Định lí Vi-ét).
Trung điểm I của AB có hoành độ 3 nên: \[\frac{{{x_1} + {x_2}}}{2} = 3\frac{{ - 3m}}{2} = 3 \Leftrightarrow m = - 2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right).\]
Câu 42:
Phương pháp giải:
- Gọi \[w = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\], thay vào điều kiện tìm z theo \[a,b\].
- Sử dụng điều kiện \[\left| z \right| = 2\] để tìm mối quan hệ giữa \[a,b\].
Giải chi tiết:
Gọi \[w = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\], khi đó \[w = 3 - 2i + \left( {4 - 3i} \right)z \Leftrightarrow a + bi = 3 - 2i + \left( {4 - 3i} \right)z \Leftrightarrow z = \frac{{a - 3 + \left( {b + 2} \right)i}}{{4 - 3i}}\]
Mà \[\left| z \right| = 2 \Rightarrow \left| {\frac{{a - 3 + \left( {b + 2} \right)i}}{{4 - 3i}}} \right| = 2 \Leftrightarrow \frac{{\left| {a - 3 + \left( {b + 2} \right)i} \right|}}{{\left| {4 - 3i} \right|}} = 2\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {{{\left( {a - 3} \right)}^2} + {{\left( {b + 2} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{4^2} + {3^2}} }} = 2 \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {a - 3} \right)}^2} + {{\left( {b + 2} \right)}^2}} = 10 \Leftrightarrow {\left( {a - 3} \right)^2} + {\left( {b + 2} \right)^2} = {10^2}\]
Vậy bán kính đường tròn cần tìm là \[r = 10\].
Câu 43:
Phương pháp giải:
Thể tích khối chóp : \[V = \frac{1}{3}Sh\]
Thể tích khối lăng trụ: \[V = Sh\]
Giải chi tiết:
Trong (ABCD), gọi \[I = NP \cap AB,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} K = NP \cap AD\]
Trong (ABB’A’), gọi \[E = IM \cap BB'\]
Trong (ADD’A’), gọi \[F = KM \cap DD'\]
Thiết diện của hình hộp cắt bởi (MNP) là ngũ giác MENPF.
Ta có: \[\Delta INB = \Delta PNC \Rightarrow IN = NP\], tương tự:
\[KP = NP \Rightarrow IN = KP = NP\] \[ \Rightarrow \frac{{IN}}{{IK}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{IN}}{{IK}} = \frac{{BE}}{{AM}} = \frac{{IB}}{{IA}} = \frac{1}{3}\] \[ \Rightarrow \frac{{{V_{E.IBN}}}}{{{V_{M.IAK}}}} = \frac{1}{{27}}\]
Tương tự: \[\frac{{{V_{F.DPK}}}}{{{V_{M.IAK}}}} = \frac{1}{{27}}\]\[ \Rightarrow \frac{{{V_2}}}{{{V_{M.IAK}}}} = 1 - \frac{1}{{27}} - \frac{1}{{27}} = \frac{{25}}{{27}} \Rightarrow {V_2} = \frac{{25}}{{27}}{V_{M.IAK}}\]
Ta có: \[\Delta IAK\] đồng dạng \[\Delta NCP\] với tỉ số đồng dạng là \[3 \Rightarrow {S_{\Delta AIK}} = 9.{S_{\Delta NCP}}\].
Mà \[{S_{\Delta NCP}} = \frac{1}{4}.\frac{1}{2}.{S_{ABCD}} = \frac{1}{8}{S_{ABCD}}\]
\[ \Rightarrow {S_{\Delta AIK}} = \frac{9}{8}{S_{ABCD}}\]
Khi đó:
\[{V_{M.IAK}} = \frac{1}{2}.\frac{9}{8}.{V_{A'.ABCD}} = \frac{1}{2}.\frac{9}{8}.\frac{1}{3}.{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \frac{3}{{16}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\] \[ \Rightarrow {V_2} = \frac{{25}}{{27}}{V_{M.IAK}} = \frac{{25}}{{27}}.\frac{3}{{16}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \frac{{25}}{{144}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\]
\[ \Rightarrow {V_1} = \frac{{119}}{{144}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}} \Rightarrow \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{119}}{{25}}\]
Câu 44:
Phương pháp giải:
- Mặt cầu có bán kính nhỏ nhất tiếp xúc với cả hai đường thẳng nếu nó có tâm là trung điểm của đoạn vuông góc chung.
- Gọi hai điểm \[M,N\] lần lượt thuộc hai đường thẳng, sử dụng \[MN \bot {\Delta _1},MN \bot {\Delta _2}\] để tìm tọa độ \[M,N\] và kết luận.
Giải chi tiết:
Nhận xét: Mặt cầu có bán kính nhỏ nhất tiếp xúc với cả hai đường thẳng nếu nó có tâm là trung điểm của đoạn vuông góc chung. Từ đó ta tìm đoạn vuông góc chung và suy ra tâm, bán kính mặt cầu.
\[{\Delta _1}\] có VTCP \[\overrightarrow {{u_1}} = \left( {1; - 1;2} \right)\] và \[{\Delta _2}\] có VTCP \[\overrightarrow {{u_2}} = \left( {2;1; - 1} \right)\].
Gọi \[M\left( {t;2 - t; - 4 + 2t} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\left( { - 8 + 2t';6 + t';10 - t'} \right)\] lần lượt là hai điểm thuộc \[{\Delta _1},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\Delta _2}\] sao cho \[MN\] là đoạn vuông góc chung.
\[ \Rightarrow \overrightarrow {MN} = \left( { - 8 + 2t' - t;4 + t' + t;14 - t' - 2t} \right)\]
\[MN\] là đoạn vuông góc chung \[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\overrightarrow {MN} .\overrightarrow {{u_1}} = 0}\\{\overrightarrow {MN} .\overrightarrow {{u_2}} = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{6t + t' = 16}\\{t + 6t' = 26}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{t = 2}\\{t' = 4}\end{array}} \right.\].
Suy ra \[M\left( {2;0;0} \right),N\left( {0;10;6} \right) \Rightarrow I\left( {1;5;3} \right)\] là trung điểm của \[MN\] và cũng là tâm mặt cầu cần tìm.
Bán kính mặt cầu \[R = IM = \sqrt {{{\left( {2 - 1} \right)}^2} + {{\left( {0 - 5} \right)}^2} + {{\left( {0 - 3} \right)}^2}} = \sqrt {35} \].
Vậy phương trình mặt cầu \[{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 35\].
Câu 45:
Phương pháp giải:
- Chia tử cho mẫu để đưa biểu thức dưới dấu tích phân về dạng đa thức + phân thức hữu tỉ có bậc tử nhỏ hơn bậc mẫu.
- Phân tích mẫu thành nhân tử, biến đổi để xuất hiện các tích phân dạng \[\int\limits_1^2 {\frac{k}{{ax + b}}dx} \]
- Tính tích phân và tìm \[a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c\]
Giải chi tiết:
Ta có:
\[\int\limits_1^2 {\frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} + x}}dx} = \int\limits_1^2 {\left( {x - 1 + \frac{{x - 1}}{{{x^2} + x}}} \right)dx} = \int\limits_1^2 {\left( {x - 1} \right)dx} + \int\limits_1^2 {\frac{{x - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}}dx} = \frac{1}{2} + I\]
Giả sử \[\frac{{x - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{B}{x} + \frac{C}{{x + 1}}\]
\[ \Leftrightarrow \frac{{x - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{B\left( {x + 1} \right) + Cx}}{{x\left( {x + 1} \right)}} \Leftrightarrow \frac{{x - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{\left( {B + C} \right)x + B}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\]
\[ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{B + C = 1}\\{B = - 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{B = - 1}\\{C = 2}\end{array}} \right.\]
Khi đó ta có
\[I = \int\limits_1^2 {\frac{{x - 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}}dx} = \int\limits_1^2 {\frac{{ - 1}}{x}dx} + \int\limits_1^2 {\frac{2}{{x + 1}}dx} \]
\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \left. { - \ln \left| x \right|} \right|_1^2 + \left. {2\ln \left| {x + 1} \right|} \right|_1^2\]\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = - \ln 2 + 2\ln 3 - 2\ln 2\]\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = 2\ln 3 - 3\ln 2\]
\[ \Rightarrow \int\limits_1^2 {\frac{{{x^3} - 1}}{{{x^2} + x}}dx} = \frac{1}{2} + 2\ln 3 - 3\ln 2\]\[ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = \frac{1}{2}}\\{b = 2}\\{c = - 3}\end{array}} \right.\]
Vậy \[2a + 3b - 4c = 2.\frac{1}{2} + 3.2 - 4.\left( { - 3} \right) = 19\]
Câu 46:
Phương pháp giải:
Tính số phần tử của không gian mẫu.
Gọi A là biến cố “thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở lên”, tức là phải trả lời đúng trên 8 câu, tính số kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Tính xác suất của biến cố A.
Giải chi tiết:
Mỗi câu hỏi có 4 câu trả lời nên số phần tử của không gian mẫu là \[\left| \Omega \right| = {4^{10}}\]
Gọi A là biến cố “thí sinh đó đạt từ 8,0 điểm trở lên”, tức là phải trả lời đúng trên 8 câu.
TH1: Trả lời đúng 8 câu và sai 2 câu \[ \Rightarrow C_{10}^8.{\left( {C_1^1} \right)^8}.{\left( {C_3^1} \right)^2} = 405\] cách.
TH2: Trả lời đúng 9 câu và sai 1 câu \[ \Rightarrow C_{10}^9.{\left( {C_1^1} \right)^9}{\left( {C_3^1} \right)^1} = 30\] cách.
TH3: Trả lời đúng cả 10 câu \[ \Rightarrow C_{10}^{10}.{\left( {C_1^1} \right)^{10}} = 1\] cách.
\[ \Rightarrow \left| A \right| = 436\]
Vậy \[P\left( A \right) = \frac{{\left| A \right|}}{{\left| \Omega \right|}} = \frac{{436}}{{{4^{10}}}}\]
Câu 47:
Phương pháp giải:
Sử dụng nguyên lí vách ngăn.
Giải chi tiết:
\[n\left( \Omega \right) = 5! = 120\]
Xếp Cường, Dũng, Đông vào 3 ghế bất kì có 3! cách, khi đó tạo ra 4 khoảng trống. Xếp An và Bình vào hai trong 4 khoảng trống đó có 4.3 = 12 cách.
Gọi A là biến cố: “An và Bình không ngồi cạnh nhau \[ \Rightarrow n\left( A \right) = 3!.12 = 72\]
Vậy \[P\left( A \right) = \frac{{72}}{{120}} = \frac{3}{5}\]
Câu 48:
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức \[{\log _a}b.{\log _b}c = {\log _a}c,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\log _a}b + {\log _a}c = {\log _a}\left( {bc} \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\log _a}b - {\log _a}c = {\log _a}\frac{b}{c}\] (giả sử các biểu thức đã cho là có nghĩa).
Giải chi tiết:
\[xy = {\log _7}12.{\log _{12}}24 = {\log _7}24\]
\[{\log _{54}}168 = \frac{{a.{{\log }_7}24 + 1}}{{b.{{\log }_7}24 + c{{\log }_7}12}} = \frac{{{{\log }_7}{{24}^a} + {{\log }_7}7}}{{{{\log }_7}{{24}^b} + {{\log }_7}{{12}^c}}} = \frac{{{{\log }_7}\left( {{{7.24}^a}} \right)}}{{{{\log }_7}\left( {{{24}^b}{{.12}^c}} \right)}} = {\log _{\left( {{{24}^b}{{.12}^c}} \right)}}\left( {{{7.24}^a}} \right)\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{7.24}^a} = 168}\\{{{24}^b}{{.12}^c} = 54}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 1}\\{{2^{3b}}{{.3}^b}{{.2}^{2c}}{{.3}^c} = {{2.3}^3}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 1}\\{3b + 2c = 1}\\{b + c = 3}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 1}\\{b = - 5}\\{c = 8}\end{array}} \right.\left( {tm} \right)\]
\[ \Rightarrow S = a + 2b + 3c = 1 + 2.\left( { - 5} \right) + 3.8 = 15\]
Câu 49:
Phương pháp giải:
Gọi độ dài các cạnh góc vuông của \[\Delta ABC\] là \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right),\] độ dài cạnh huyền của \[\Delta ABC\] là \[z{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {0 < x,{\mkern 1mu} y < z < 12} \right).\]
Khi đó áp dụng công thức tính chu vi, định lý Pitago và các giả thiết đề bài để lập hệ phương trình.
Giải hệ phương trình, đối chiếu với các điều kiện của ẩn rồi kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi độ dài các cạnh góc vuông của \[\Delta ABC\] là \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right),\] độ dài cạnh huyền của \[\Delta ABC\] là \[z{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {0 < x,{\mkern 1mu} y < z < 12} \right).\]
Chu vi của tam giác là 12m nên ta có phương trình: \[x + y + z = 12{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Tổng bình phương của ba cạnh của tam giác là \[50m\] nên ta có phương trình: \[{x^2} + {y^2} + {z^2} = 50{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Áp dụng định lý Pitago ta có phương trình: \[{x^2} + {y^2} = {z^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\]
Từ (1), (2), (3) ta có hệ phương trình:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y + z = 12}\\{{x^2} + {y^2} + {z^2} = 50}\\{{x^2} + {y^2} = {z^2}}\end{array}} \right. \Rightarrow 2{z^2} = 50 \Leftrightarrow {z^2} = 25 \Leftrightarrow z = 5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right)\]
Vậy độ dài cạnh huyền của tam giác đã cho là 5m.
Câu 50:
Phương pháp giải:
Gọi số quả cam bác nông dân mang đi bán là x (quả), \[\left( {x > 24,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in {\mathbb{N}^*}} \right).\]
Biểu diễn số quả cam bác nông dân đã bán và còn lại sau mỗi lần bán để tìm số quả cam bác đã mang bán.
Giải chi tiết:
Gọi số quả cam bác nông dân mang đi bán là x (quả), \[\left( {x > 24,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \in {\mathbb{N}^*}} \right).\]
Lần thứ nhất, bác đã bán số quả cam là: \[\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}\] (quả).
⇒ Số quả cam còn lại sau lần 1 là: \[x - \left( {\frac{1}{2}x + \frac{1}{2}} \right) = \frac{1}{2}x - \frac{1}{2}\] (quả).
Lần thứ hai, bác đã bán số quả cam là: \[\frac{1}{3}\left( {\frac{1}{2}x - \frac{1}{2}} \right) + \frac{1}{3} = \frac{1}{6}x + \frac{1}{6}\] (quả).
⇒ Số quả cam còn lại sau lần 2 là: \[\frac{1}{2}x - \frac{1}{2} - \left( {\frac{1}{6}x + \frac{1}{6}} \right) = \frac{1}{3}x - \frac{2}{3}\] (quả).
Lần thứ ba, bác đã bán số quả cam là: \[\frac{1}{4}\left( {\frac{1}{3}x - \frac{2}{3}} \right) + \frac{3}{4} = \frac{1}{{12}}x + \frac{7}{{12}}\] (quả).
⇒ Số quả cam còn lại sau lần 3 là: \[\frac{1}{3}x - \frac{2}{3} - \left( {\frac{1}{{12}}x + \frac{7}{{12}}} \right) = \frac{1}{4}x - \frac{5}{4}\] (quả).
Cuối cùng bác nông dân còn lại 24 quả cam nên ta có phương trình:
\[\frac{1}{4}x - \frac{5}{4} = 24 \Leftrightarrow \frac{1}{4}x = \frac{{101}}{4} \Leftrightarrow x = 101{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {tm} \right).\]
Vậy bác nông dân đã mang 101 quả cam đi bán.
Câu 51:
Cho ba mệnh đề sau, với n là số tự nhiên
(1) \[n + 8\] là số chính phương (2) Chữ số tận cùng của n là 4
(3) \[n - 1\] là số chính phương
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào, đúng mệnh đề nào sai?
Phương pháp giải:
Số chính phương có các chữ số tận cùng là \[0,1,4,5,6,9\]. Dùng loại trừ để đưa ra đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Ta có số chính phương có các chữ số tận cùng là \[0,1,4,5,6,9\]. Vì vậy
- Nhận thấy giữa mệnh đề (1) và (2) có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử 2 mệnh đề này đồng thời là đúng thì \[n + 8\] có chữ số tận cùng là 2 nên không thể là số chính phương. Vậy trong hai mệnh đề này phải có một mệnh đề là đúng và một mệnh đề là sai.
- Tương tự, nhận thấy giữa mệnh đề (2) và (3) cũng có mâu thuẫn. Bởi vì, giả sử mệnh đề này đồng thời là đúng thì \[n - 1\] có chữ số tận cùng là 3 nên không thể là số chính phương.
Vậy trong ba mệnh đề trên thì mệnh đề (1) và (3) là đúng, còn mệnh đề (2) là sai.
Câu 52:
Phương pháp giải:
Sắp xếp thứ tự theo yêu cầu bài toán, từ đó nhận xét từng đáp án.
Giải chi tiết:
Ta xắp xếp các bạn P, X, Q, Y theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau:
Q < Y < P < X
Đáp án A: P là anh của S chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp S < Y < P.
Đáp án B: X là anh của S chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp S < Y < X.
Đáp án C: P là em của S suy ra Y < P < S nên S là anh của Y (đúng).
Đáp án D: S là anh của Q chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp Q < S < Y.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Xuân, Thu, Nam và Bắc thi tài giành danh hiệu người câu cá giỏi nhất. Vì cầu được nỗi loại cá không dễ như nhau nên họ cho điểm từng loại như sau: bắt được con cá Máng được 5 điểm, con cá Diêu được 4 điểm, con các Vược được 2 điểm, con cá Chích được 1 điểm.
Xuân bắt được con cá Măng duy nhất của cả nhóm, Cả nhóm bắt được 3 con Vược.
Tổng số điểm của cả nhóm là 18.
Thu được ít điểm nhất mặc dù được nhiều cái nhất.
Tổng số điểm của Thu và Bắc bằng số điểm của Xuân và Nam cộng lại.
Điểm của 4 người đều khác lẫn nhau.
Hỏi mỗi người cầu được những con cá gì mà ai giành được danh hiệu người câu cá giỏi nhất (đạt điểm cao nhất)?
Thu được bao nhiêu điểm?
Phương pháp giải:
Chứng minh 2≤ điểm của Thu ≤3 và Số cá Thu câu được ≥3, từ đó suy ra số cá và số điểm của Thu.
Giải chi tiết:
Ta có: Thu + Bắc = Xuân + Nam = 9 điểm.
* Vì điểm của Thu nhỏ nhất, điểm có 4 người khác nhau và Thu bắt được nhiều cá nhất nên 2≤ điểm của Thu ≤3.
Thật vậy, vì Thu câu được nhiều cá nhất, mà Xuân đã câu được tối thiểu 1 con, nên số cá Thu câu được tổi thiểu là 2 con ⇒ Điểm của Thu ≥2.
Vì Thu ít điểm nhất => Bắc nhiều điểm nhất => Điểm của Bắc > điểm của Xuân ≥5 điểm.
=> Điểm của Bắc ≥6 => Điểm của Thu ≤3.
* Thu câu được nhiều cá nhất ⇒ Số cá Thu câu được ≥3.
Thật vậy, nếu Thu câu được 2 con ca thì mỗi người còn lại chỉ câu được 1 con cá => Tổng cộng có tất cả 5 con cá.
Theo đề bài ta có: Cả nhóm đã câu được 3 con cá Vược và 1 con cá Măng (tức là 4 con) => Số điểm = 2.3 + 1.5 = 11 điểm => còn 1 con 8 điểm => Vô lí.
Do đó số cá của Thu tối thiểu là 3 con, số điểm tối đa là 3 điểm => Thu câu được 3 con cá Chích và được 3 điểm.
Câu 54:
Phương pháp giải:
Từ số điểm của Thu suy ra số điểm của Bắc, sau đó suy luận ra số điểm của Nam.
Giải chi tiết:
Thu được 3 điểm => Bắc được 6 điểm.
Mà Thu được ít điểm nhất, Bắc được nhiều điểm nhất (cmt)
⇒3< Điểm của Nam <6.
Lại có điểm của Xuân ≥5, Xuân + Nam = 9 ⇒ Điểm của Nam ≤4.
⇒3< Điểm của Nam ≤4.
Vậy Nam được 4 điểm.
Câu 55:
Phương pháp giải:
Từ số điểm của Thu, Nam suy ra số điểm của Bắc, Xuân và sắp xếp.
Giải chi tiết:
Theo các câu 53, 54 ta có:
Thu được 3 điểm => Bắc được 6 điểm.
Nam được 4 điểm => Xuân được 5 điểm.
=> Thứ tự điểm số của các bạn (từ thấp đến cao) là: Thu, Nam, Xuân, Bắc.
Câu 56:
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ số điểm của các bạn đã tìm được và dữ liệu đề bài cho để xác định.
Giải chi tiết:
Theo các câu 53, 54, 55 ta có:
Thu được 3 điểm, Bắc được 6 điểm, Nam được 4 điểm, Xuân được 5 điểm.
=> Xuân chỉ bắt được 1 con cá Măng.
Vì cả nhóm bắt được 3 con cá Vược = 2.3 = 6 điểm.
Vì số cá của Thu bắt được nhiều nhất và được 3 con => Số cá của Bắc \[ \le 2\] con.
Mà Bắc được 6 điểm nên Bắc không thể bắt được 2 con cá Vược (4 điểm), và cũng Nam cũng không thể bắt được 3 con cá Vược (Vì Nam chỉ được 4 điểm) => Bắc chỉ bắt được 1 con cá Vược (2 điểm).
=> Bắc còn bắt được 1 con cá 4 điểm => Bắc bắt được 1 con cá Điêu nữa.
Vậy Bắc bắt được 1 con cá Vược và 1 con cá Điêu.
Câu 57:
Bốn chàng trai là Văn, Phong, Cường, Tuấn đem số cá câu được của mỗi người ra so sánh với nhau thì thấy rằng:
- Của Tuấn nhiều hơn của Cường.
- Của Văn và Phong cộng lại bằng của Cường và Tuấn cộng lại,
- Của Phong và Tuấn cộng lại ít hơn của Văn và Cường cộng lại.
Hãy xác định thứ tự các chàng trai theo số cá câu được (từ ít đến nhiều).
Phương pháp giải:
- Gọi số câu được của Văn, Phong, Cường , Tuấn lần lượt là \[v,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} p,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} t\] (\[v,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} p,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} t \in {\mathbb{N}^*}\]).
- Từ dữ liệu bài toán cho lập các phương trình và bất phương trình chứa 4 ẩn trên.
- Sử dụng phương pháp thế sau đó xác định thứ tự các ẩn.
Giải chi tiết:
Gọi số câu được của Văn, Phong, Cường , Tuấn lần lượt là \[v,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} p,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} t\] (\[v,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} p,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} t \in {\mathbb{N}^*}\]).
Theo bài ra ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{t > c{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)}\\{v + p = c + t{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)}\\{p + t < v + c{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)}\end{array}} \right.\]
Vì \[t > c\] nên từ \[\left( 3 \right) \Rightarrow p < c\]
Do đó từ \[\left( 2 \right) \Rightarrow v > t\] (5).
Từ (2) ta có: \[v = c + t - p\], thay vào (3)
\[ \Rightarrow p + t < c + t - p + c \Leftrightarrow 2p < 2c \Leftrightarrow p < c\]
Mà \[t > c \Rightarrow p < c < t\] (6).
Từ (5) và (6) ta có \[p < c < t < v\]
Câu 58:
Một đơn vị công an hàng ngày dùng thuyền máy đi từ A đến B rồi lại từ B về A.
Hôm ấy dòng nước chảy mạnh hơn, chiến sỹ Hiếu nói "Hôm nay nước chảy mạnh, thuyền xuôi nhanh, ta sẽ về sớm hơn".
Chiến sỹ Nghĩa không tán thành, nói: "Đi nhanh bao nhiêu thì lại về chậm bấy nhiêu, như vậy ta vẫn về như mọi khi".
Bạn hãy làm trọng tài phân giải xem ai đúng, ai sai, biết rằng tận tốc của thuyền máy luôn luôn không đổi.
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện của bài toán.
Giải chi tiết:
Kí hiệu vận tốc thuyền lúc im lặng là v, vận tốc dòng nước hôm chảy chậm hơn là a, hôm chảy nhanh hơn là b \[\left( {a < b} \right)\]. Gọi S là khoảng cách giữa A và B.
Ta có: \[a < b < v\].
Thời gian đi về tương ứng của 2 hôm là:
\[{t_1} = \frac{S}{{v + a}} + \frac{S}{{v - a}} = \frac{{2vS}}{{{v^2} - {a^2}}}\] và \[{t_2} = \frac{S}{{v + a}} + \frac{S}{{v - b}} = \frac{{2vS}}{{{v^2} - {b^2}}}\]
Do \[a < b < v\] nên ta có \[{t_1} < {t_2}\].
Vậy hôm nào nước chảy nhanh hôm đó về muộn hơn. Do đó cả 2 chiến sĩ cùng nói sai.
Câu 59:
Trước đây ở một nước Á Đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối - thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?
Chọn đáp án đúng tương ứng với vị trí các vị thần Bên trái - Ở giữa – Bên phải.
Phương pháp giải:
Dựa vào các giả thiết đề bài cho về tính chất câu trả lời của mỗi vị thần để suy luận và chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Theo đề bài, vị thần bên trái nói vị thần ở giữa là vị thần Sự Thật nên vị thần bên trái không thể là vị thần Sự thật.
Như vậy vị thần bên trái chỉ có thể là thần Mưu Mẹo hoặc thần Lừa Dối.
Vị thần ở giữa đã nói mình là thần Mưu Mẹo nên vị thần ở giữa cũng không thể là thần Sự Thật.
=> Vị thần bên phải là vị thần Sự Thật.
=> Thần ở giữa là vị thần Lừa Dối.
Vậy vị thần bên trái là thần Mưu Mẹo.
Câu 60:
Bốn bạn có nhận xét về một hình tứ giác như sau:
A: “Nó là một hình vuông”.
B: “Nó là một hình bình hành”.
C: “Nó là một hình thang”.
D: “Nó là một hình diều”.
Ghi chú: Hình diều là tứ giác có hai cặp cạnh kề nhau có độ dài bằng nhau, ví dụ như hình bên.
Nếu có ba nhận xét trên đây là chính xác và một nhận xét là sai thì hình tứ giác này là hình gì?
Phương pháp giải:
- Giả sử từng bạn nói đúng. Suy luận logic từ các dữ liệu đề bài cho và kết luận.
- Sử dụng các tính chất của các tứ giác đặc biệt.
Giải chi tiết:
Nếu A nói đúng => tất cả các bạn B, C, D đều nói đúng (Vì hình vuông cũng là hình bình hành, hình thang và hình thoi) => Mâu thuẫn.
=> A nói sai.
=> Ba bạn còn lại nói đúng, tức là tứ giác đó vừa là hình bình hành, vừa là hình thang, vừa là hình diều.
Mà hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau là hình thoi, hình thoi cũng là hình thang.
Vậy tứ giác đó là hình thoi.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019 của trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh xây dựng, có tổng cộng 15 497,5 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 và theo 3 con đường: đường hàng không; đường bộ và đường biển. Số lượng khách quốc tế di chuyển theo mỗi con đường được cho trong biểu đồ sau:
Nguồn: http://buh.edu.vn/
Số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 theo đường biển chiếm số phần trăm là:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin có trong biểu đồ, xác định phần chỉ dẫn số nghìn lượt du khách quốc tế tới Việt Nam bằng đường biển ứng với phần nào trong hình, đọc số tỉ lệ phần trăm.
Giải chi tiết:
Số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 theo đường biển chiếm 1,39%.
Câu 62:
Phương pháp giải:
- Xác định số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.
- Xác định số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không.
- Tính tỉ lệ chênh lệch.
Giải chi tiết:
Theo biểu đồ, có 18,05% nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ; 80,56%nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không.
Số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ ít hơn số phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường không là : \[80,56\% - 18,05\% = 62,51\% \]
Câu 63:
Phương pháp giải:
- Xác định tổng số nghìn lượt khách quốc tế đến với Việt Nam năm 2018.
- Xem biểu đồ, đọc tỉ lệ phần trăm nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.
- Tính số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.
Giải chi tiết:
Năm 2018 có 15497,5 nghìn lượt khách quốc tế đến với Việt Nam; trong đó có 18,05% nghìn lượt khách đi bằng đường bộ.
Do đó, số nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ chiếm khoảng: \[15497,5.18,05:100 \approx 2797\] nghìn lượt khách.
Câu 64:
Dựa vào các thông tin trong bảng sau để hoàn thành câu hỏi từ 64 đến 67:
Cho biểu đồ: Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 như sau:
Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 từ cán bộ nhân viên bệnh viện chiếm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Đọc số liệu biểu đồ, chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế theo báo cáo đến năm 2016 từ cán bộ nhân viên bệnh viện chiếm 14,8%
Câu 65:
Phương pháp giải:
Đọc số liệu bản đồ, chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Nguồn vốn từ quỹ phát triển sự nghiệp chiếm 2,4% phần trăm tổng nguồn vốn.
Câu 66:
Phương pháp giải:
Tìm số tiền vốn huy động được từ các nguồn đầu tư = Số tiền vốn đầu tư từ các nhà đầu tư x 100% : Số % nguồn vốn từ các nhà đầu tư.
Sau đó tính số tiền vốn huy động được từ cán bộ nhân viên bệnh viện = Tổng số tiền vốn huy động được x Số % nguồn vốn từ cán bộ nhân viên bệnh viện : 100%.
Giải chi tiết:
Tổng số tiền vốn huy động được là:
\[7{\mkern 1mu} 452{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} \times 100\% :82,8\% = 9{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000\] (đồng)
Nguồn vốn từ cán bộ nhân viên bệnh viện khi đó là:
\[9{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} \times 14,8:100 = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 332{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} 000\](đồng) =1,332 tỉ đồng.
Câu 67:
Phương pháp giải:
Đọc số liệu từ biểu đồ đã cho, sau đó tính hiệu số phần trăm nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa từ các nhà đầu tư và từ quỹ phát triển sự nghiệp.
Giải chi tiết:
Nguồn vốn huy động cho các đề án xã hội hóa y tế từ các nhà đầu tư nhiều hơn từ quỹ phát triển sự nghiệp số phần trăm là: \[82,8\% - 2,4\% = 80,4{\mkern 1mu} \% .\]
Câu 68:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 68 đến 70
Dưới đây là 10 Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam:
(Nguồn: Ban quản lý các vườn Quốc gia; Bộ tài nguyên và môi trường)
Em hãy cho biết Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn được công nhận là Vườn Di Sản năm bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Quan sát các thông tin được cung cấp trên hình ảnh rồi đưa ra câu trả lời đúng.
Giải chi tiết:
Vườn quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn được công nhận là Vườn Di Sản năm 2003.
Câu 69:
Phương pháp giải:
Dựa vào các thông tin được cung cấp trên hình ảnh để trả lời.
Giải chi tiết:
Các vườn quốc gia được công nhận là Vườn Di Sản năm 2019 của nước ta là:
+ Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh)
+ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)
+ Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh)
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum)
Vậy 4 vườn quốc gia mới được công nhận là Vườn Di Sản năm 2019 của nước ta thuộc 4 tỉnh:
Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Tây Ninh, Kon Tum.
Câu 70:
Phương pháp giải:
Quan sát lấy thông tin diện tích các vườn quốc gia ASEAN phía Bắc nước ta. Rồi tính tổng diện tích các vườn quốc gia đó.
Giải chi tiết:
Các vườn quốc gia ASEAN phía Bắc nước ta gồm:
Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn): 10.048 ha
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai, Lai Châu): 28.509 ha
Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh): 15.783 ha
Vậy tổng diện tích các vườn quốc gia ASEAN ở phía Bắc nước ta là:
\[10{\mkern 1mu} 048 + 28{\mkern 1mu} 509 + 15{\mkern 1mu} 783 = 54{\mkern 1mu} 340{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {ha} \right)\]
Câu 71:
Phương pháp giải:
+ Viết cấu hình đầy đủ của X, Y. Từ cấu hình xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
+ Dựa vào cách xác định định tính: liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion; liên kết giữa 2 nguyên tử giống hệt nhau là liên kết cộng hóa trị không phân cực; liên kết giữa hai nguyên tố phi kim khác nhau thường thuộc liên kết CHT có cực.
Giải chi tiết:
Cấu hình của X (Z = 1): 1s1 → X ở ô thứ 1, chu kì 1, nhóm IA trong BTH, X là nguyên tố Hiđro (kí hiệu: H).
Cấu hình của Y (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 → Y ở ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong BTH, Y là nguyên tố Clo (kí hiệu: Cl).
→ Liên kết giữa nguyên tố H và Cl là HCl thuộc liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 72:
Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:
(1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k);
(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r);
(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k);
(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k).
Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."
Giải chi tiết:
Khi thêm CO2 vào các hệ cân bằng thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ CO2.
(1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k)
⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Vậy có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là (2) và (3).
Câu 73:
Phương pháp giải:
- Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố suy ra tỉ lệ số mol các nguyên tố dựa theo công thức:
\[{n_C}:{n_H}:{n_O} = \frac{{{m_C}}}{{12}}:\frac{{{m_H}}}{1}:\frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}}\]
- Từ tỉ lệ số mol các nguyên tố suy ra CTĐGN
- Dựa vào khối lượng mol của anetol đề bài cho ⟹ CTPT của anetol
Giải chi tiết:
Gọi CTPT của anetol là CxHyOz (x, y, z ∈ N*)
Phần trăm khối lượng của O trong anetol là: %O = 100% - %C - %H = 100% - 81,08% - 8,10% = 10,82%
Ta có: \[x:y:z = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1}:\frac{{\% O}}{{16}} = \frac{{81,08}}{{12}}:\frac{{8,1}}{1}:\frac{{10,82}}{{16}} = 10:12:1\]
⟹ CTĐGN là C10H12O
Đặt CTPT của anetol là (C10H12O)n ⟹ Manetol = 148n = 148 ⟹ n = 1
Vậy CTPT của anetol là C10H12O.
Câu 74:
Phương pháp giải:
Xét các chất phản ứng với dung dịch NaOH.
Xét các chất phản ứng với dung dịch HCl.
Kết luận các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Giải chi tiết:
- Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH: X, Y, T
- Các chất tác dụng được với dung dịch HCl: X, Y, Z, T
⟹ Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là X, Y, T.
Các PTHH:
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
HCOONH3CH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2↑ + H2O
HCOONH3CH3 + HCl → HCOOH + CH3NH3Cl
H2NCH2(CH3)COOC2H5 + NaOH H2NCH2(CH3)COONa + C2H5OH
H2NCH2(CH3)COOC2H5 + HCl ClH3NCH2(CH3)COOC2H5
Câu 75:
Một bóng đèn có ghi 6V – 3W, một điện trở R và một nguồn điện được mắc thành mạch kín như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện động E = 12V và điện trở trong r = 2Ω; đèn sáng bình thường. Giá trị của R là:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính điện trở của đèn: \[{R_d} = \frac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}}\]
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn phải bằng giá trị định mức: \[{I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}}\]
Đoạn mạch điện trong sơ đồ gồm đèn và điện trở R mắc nối tiếp.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có: \[I = \frac{E}{{{R_d} + R + r}}\]
Giải chi tiết:
Điện trở của đèn: \[{R_d} = \frac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{6^2}}}{3} = {12_{}}\Omega \]
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn phải bằng giá trị định mức:
\[I = {I_{dm}} = \frac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{3}{6} = 0,5A\]
Đoạn mạch điện trong sơ đồ gồm đèn và điện trở R mắc nối tiếp.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch ta có: \[I = \frac{E}{{{R_d} + R + r}} \Rightarrow 0,5 = \frac{{12}}{{12 + R + 2}} \Rightarrow R = 10\Omega \]
Câu 76:
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện: \[\lambda \le {\lambda _0}\]
Công thức tính công suất: \[P = \frac{{n.\varepsilon }}{t} = \frac{{n.\frac{{hc}}{\lambda }}}{t}\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[P = \frac{{n.\varepsilon }}{t} = \frac{{n.\frac{{hc}}{\lambda }}}{t} \Rightarrow \lambda = \frac{{n.hc}}{{P.t}}\]
\[ \Rightarrow \lambda = \frac{{{{5,6.10}^{19}}{{.6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,45.60}} = {4,122.10^{ - 7}}m = 0,4122\mu m\]
Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: \[0,55\mu m;0,43\mu m;0,42\mu m;0,3\mu m\]
Để xảy ra hiện tượng quang điện thì \[\lambda \le {\lambda _0}\]
\[ \Rightarrow \lambda < {\lambda _{0K}},{\lambda _{0Ca}},{\lambda _{0Al}}\]
⇒ Có 3 kim loại xảy ra hiện tượng quang điện.
Câu 77:
Phương pháp giải:
Khi vật ở vị trí cân bằng ta có: \[k.\Delta {l_0} = mg \Rightarrow \Delta {l_0} = \frac{{mg}}{k}\]
Tại vị trí biên thì lực đàn hồi cực đại: \[F = k.\left( {A + \Delta {l_0}} \right)\]
Giải chi tiết:
Độ biến dạng của lò xo tại VTCB: \[\Delta {l_0} = \frac{{mg}}{k} = \frac{g}{{{\omega ^2}}}\]
Tại vị trí biên thì lực đàn hồi cực đại: \[F = k.\left( {A + \Delta {l_0}} \right) = k.\left( {A + \frac{g}{{{\omega ^2}}}} \right)\]
Câu 78:
Phương pháp giải:
Vẽ giản đồ vecto theo dữ kiện bài cho và sử dụng lí thuyết về hình học trong tam giác
Giải chi tiết:
Từ dữ kiện bài cho ta có giản đồ vecto:
Theo bài ra ta có: \[{U_{AM}} = {U_{MB}}\] và hai điện áp này lệch pha nhau 1200
→ α = 600 → ∆AMB đều \[ \Rightarrow {U_{AM}} = {U_{MB}} = 220V\]
Câu 79:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ quá trình quang phân ly nước.
Câu 80:
Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật ?
I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn
II. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào, ruột khoang và giun dẹp.
III. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
IV. Các loài thú ăn thực vật có thể tiêu hóa được xenlulozo là nhờ các enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa.
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
I sai, chỉ các thú nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn
II đúng
III đúng
IV sai, các loài thú ăn thực vật có thể tiêu hóa được xenlulozo là nhờ các enzim do vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa
Câu 81:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \[\frac{{n(n + 1)}}{2}\] kiểu gen hay \[C_n^2 + n\]
Nếu cặp NST đó có 3 NST đơn, số kiểu gen tối đa là \[\frac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{{1.2.3}}\]
Giải chi tiết:
2n = 14 → có 7 cặp NST, trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 2 alen.
Thể ba có dạng 2n +1
Số kiểu gen tối đa về gen trên mỗi cặp NST là: \[C_2^2 + 1 = 3\]
Số kiểu gen về cặp NST đột biến (có 3 NST) là: \[\frac{{2\left( {2 + 1} \right)\left( {2 + 2} \right)}}{{1.2.3}} = 4\]
Vậy số kiểu gen thể ba tối đa trong quần thể là: \[C_7^1 \times 4 \times {3^6} = 20412\]
Câu 82:
Phương pháp giải:
tính trạng do gen ngoài nhân quy định sẽ di truyền theo dòng mẹ
Giải chi tiết:
Chuyển nhân từ tế bào xoma con đực A : lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái B lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc được tế bào C
Tế bào C gồm : nhân A : đực, lông vàng, chân cao + tế bào chất (chứa ti thể) B không kháng thuốc
Kiểu hình cá thể C là : đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
Giải chi tiết:
Xác định từ khóa “Tín Phong”.
Gió Tín phong hoạt động trong khu vực nội chí tuyến.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu.
Câu 84:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 33 – Đồng bằng sông Hồng
Giải chi tiết:
Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là khoáng sản hạn chế nên thiếu nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp, vùng phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài.
Câu 85:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp, trang 114 sgk Địa 12
Giải chi tiết:
Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm công nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Câu 86:
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết thực tiễn
Giải chi tiết:
Năm 2016 thủ tướng nước Anh đã tuyên bố sẽ rời khỏi EU, cho đến ngày 31/1/2020 Anh đã chính thức rời khỏi EU sau 47 năm gắn bó với sự kiện Brexit.
Câu 87:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 11.
Giải chi tiết:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho CNXH.
Câu 88:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ (SGK Lịch sử 12, trang 34) và công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (SGK Lịch sử 12, trang 23 - 24) để liên hệ, rút ra bài học.
Giải chi tiết:
A, C loại vì điều này chỉ có ở Ấn Độ.
B loại vì nội dung này không có trong công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
D chọn vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất để phát triển kinh tế.
Câu 89:
Phương pháp giải:
Suy luận, loại trừ.
Giải chi tiết:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là những biến đổi về chính trị ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D chọn vì nội dung của phương án này liên quan đến biến đổi về lĩnh vực kinh tế, không phải là biến đổi về chính trị.
Câu 90:
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A chọn vì cùng trong bối cảnh có điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chỉ có 3 nước Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành được độc lập. Nguyên nhân là 3 nước này có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Ví dụ, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo nhân dân chuẩn bị kĩ lưỡng, tập dượt qua các phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939 và 1939 – 1945. Nhờ đó, khi có điều kiện khách quan thuận lợi để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thì Đảng đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân ta chớp thời cơ giành chính quyền, đứng trên cương vị 1 nước đã giành được độc lập để đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. => Sự chuẩn bị, điều kiện chủ quan bên trong giữ vai trò quyết định. Điều kiện khách quan bên ngoài chỉ đóng vai trò thúc đẩy.
B loại vì xét ở Việt Nam, lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân chứ không phải lực lượng trung gian.
C loại vì xét ở Việt Nam, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi, còn lực lương vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị.
D loại vì cùng trong điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh thì chỉ có 3 nước Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào giành được độc lập nên điều kiện khách quan không giữ vai trò quyết định.
Câu 91:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Axit sunfuric [H2SO4, M = 98 g/mol] là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi. Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành sản xuất. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4. Một trong những quá trình điều chế axit sunfuric là quá trình oxi hóa lưu huỳnh đioxit. Ở khoảng nhiệt độ 450oC với xúc tác V2O5, khí lưu huỳnh đioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh trioxit như sau:
2SO2 (k) + O2 (k) \[\mathop \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over{\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \limits^{{V_2}{O_5},{t^o}} \] 2SO3 (k) ∆H < 0
Lượng SO3 thu được được xử lý bằng nước tạo thành oleum H2SO4.nSO3. Sau đó oleum phản ứng với nước để điều chế dung dịch axit sunfuric đậm đặc.
Để tăng hiệu suất của phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit, có thể sử dụng biện pháp nào dưới đây?
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’
Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Giải chi tiết:
- Xét A: Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit có ∆H < 0 là phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng nhiệt độ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ⟹ Làm giảm hiệu suất phản ứng.
- Xét B: Thêm xúc tác V2O5 vào hệ chỉ làm tăng tốc độ phản ứng khiến cho cân bằng nhanh được xác lập hơn ⟹ Không ảnh hưởng tới chuyển dịch cân bằng ⟹ Không ảnh hưởng tới hiệu suất phản ứng.
- Xét C: Thêm lượng dư không khí vào hệ (tăng nồng độ oxi) làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
- Xét D: Cân bằng có tổng số mol khí ở vế trái bằng 3 mol và vế phải bằng 2 mol. Khi giảm áp suất chung của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ⟹ Làm giảm hiệu suất phản ứng.
Câu 92:
Phương pháp giải:
Nhiệt độ phản ứng tăng 10oC → tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit ở 450oC có tốc độ phản ứng là v ⟹ tốc độ phản ứng ở 500oC (tăng 50oC).
Giải chi tiết:
Ta có hệ số nhiệt của phản ứng là 2
⟹ Nhiệt độ phản ứng tăng 10oC → tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit được thực hiện ở 500oC (tăng 50oC) so với phản ứng thực hiện ở 450oC.
Ta có \[\frac{{500 - 450}}{{10}} = 5\]
⟹ Khi nhiệt độ tăng từ 450oC lên 500oC (tăng liên tiếp 5 lần) thì tốc độ phản ứng tăng 25 lần.
Vậy phản oxi hóa lưu huỳnh đioxit được thực hiện ở 500oC thì tốc độ phản ứng tăng 32 lần so với tốc độ phản ứng ở 450oC.
Câu 93:
Phương pháp giải:
\[{m_{{H_2}O}} = V.D \Rightarrow {m_{dd}} = {m_{oleum}} + {m_{{H_2}O}}\]
PTHH: H2SO4.2SO3 + 2H2O → 3H2SO4
Dựa vào PTHH ⟹ \[{n_{{H_2}S{O_4}}} \Rightarrow {m_{{H_2}S{O_4}}} \Rightarrow x = C{\% _{({H_2}S{O_4})}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}.100\% }}{{{m_{dd}}}}\]
Giải chi tiết:
\[{m_{{H_2}O}} = V.D = 36.1 = 36(g) \Rightarrow {m_{dd}} = {m_{oleum}} + {m_{{H_2}O}} = 48,9(g)\]
\[{n_{{H_2}S{O_4}.2S{O_3}}} = \frac{{12,9}}{{258}} = 0,05(mol)\]
PTHH: H2SO4.2SO3 + 2H2O → 3H2SO4
Theo PTHH ⟹ \[{n_{{H_2}S{O_4}}} = 3{n_{{H_2}S{O_4}.2S{O_3}}} = 0,15(mol)\]
⟹ \[{m_{{H_2}S{O_4}}} = 0,15.98 = 14,7(g)\]
Vậy \[x = C{\% _{({H_2}S{O_4})}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}.100\% }}{{{m_{dd}}}} = \frac{{14,7.100\% }}{{48,9}} = 30,06\% \]
Câu 94:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm (nguyên tố nitơ) cho cây trồng. Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây tham gia vào thành phần của AND và ARN, có vai trò vô cùng quan trọng trong trao đổi chất của các cơ quan thực vật. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
Đối với đất chua, người ta thường bón vôi để khử chua cho đất. Tuy nhiên, nếu bón vôi và bón đạm ure cùng với nhau thì hiệu quả không cao. Lí do nào sau đây giải thích được điều trên?
Phương pháp giải:
Xác định các phản ứng xảy ra khi bón vôi và ure cùng lúc vào đất.
Từ đó suy ra ảnh hưởng của việc bón cùng lúc vôi và ure.
Giải chi tiết:
Trong đất có nước. Do đó khi bón phân ure và vôi cùng lúc thì sẽ xảy ra các phản ứng:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NH3 + H2O
Như vậy sẽ làm mất NH4+ để cung cấp cho cây, đồng thời mất lượng OH- để khử chua đất.
Câu 95:
Phương pháp giải:
Tính khối lượng nguyên tố N ít nhất trong 1 bao phân đạm trên.
Suy ra khối lượng ure tương ứng với lượng N trên.
Giải chi tiết:
Khối lượng nguyên tố N trong 1 bao phân đạm trên ít nhất là: \[50 \times 46,3\% = 23,15\left( {kg} \right)\]
Khối lượng ure tương ứng với lượng N trên là: \[\frac{{23,15 \times 60}}{{28}} = 49,6\left( {kg} \right)\]
Câu 96:
Để xác định độ sạch của phân đạm amoni sunfat bán trên thị trường, người ta làm thí nghiệm như sau:
- Cho 2,1 gam đạm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
- Khí bay ra được hấp thụ hết bởi 40 cm3 axit sunfuric 0,5M.
- Người ta thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch và chất chỉ thị không đổi màu.
- Muốn cho chất chỉ thị chuyển màu hồng cần thêm 25cm3 NaOH 0,4M.
Độ sạch của phân đạm này là
Phương pháp giải:
- Tính theo các PTHH:
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (1)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (2)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)
- Độ sạch = \[\frac{{{m_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}}}}{{{m_{phan}}}} \times 100\% \]
Giải chi tiết:
Theo đề bài ta có:
\[{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,04 \times 0,5 = 0,02\left( {mol} \right)\]
\[{n_{NaOH}} = 0,025 \times 0,4 = 0,01\left( {mol} \right)\]
PTHH của các phản ứng xảy ra:
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (1)
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (2)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (3)
Theo PTHH (3): \[{n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = \frac{1}{2}{n_{NaOH(3)}} = \frac{1}{2} \times 0,01 = 0,005\left( {mol} \right)\]
Theo PTHH (2): \[{n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = {n_{{H_2}S{O_4}(bd)}} - {n_{{H_2}S{O_4}(3)}} = 0,02 - 0,005 = 0,015\left( {mol} \right)\]
Theo PTHH (3): \[{n_{N{H_3}(2)}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}(2)}} = 2 \times 0,015 = 0,03\left( {mol} \right)\]
Theo PTHH (1): \[{n_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = \frac{1}{2}{n_{N{H_3}(2)}} = \frac{1}{2} \times 0,03 = 0,015\left( {mol} \right)\]
\[ \Rightarrow {m_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = 0,015 \times 132 = 1,98\left( g \right)\]
Độ sạch của phân đạm là: \[\frac{{1,98}}{{2,1}} \times 100\% \approx 94,3\% \].
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
IPhone 11 Pro Max, chiếc điện thoại iPhone cao cấp nhất năm 2019. Sản phẩm này có nhiều cải tiến về thiết kế, hiệu năng, camera và đặc biệt là dung lượng pin siêu khủng.
IPhone 11 Pro Max được trang bị viên pin có dung lượng rất lớn: 3696mAh, thời lượng của pin sẽ vượt iPhone XS Max tới 5 giờ sử dụng và biến iPhone 11 Pro Max trở thành chiếc iPhone có thời gian sử dụng lâu nhất. Dung lượng cao mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Hơn nữa chiếc điện thoại thông minh này được hỗ trợ sạc nhanh siêu tốc cùng với sạc không dây hiện đại. Sự nâng cấp này sẽ cho phép thiết bị sạc nhanh và tiết kiệm năng lượng.
Trong chiếc điện thoại di động Iphone 11 Pro Max:
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về thông tin liên lạc bằng sóng điện từ.
Giải chi tiết:
Trong chiếc điện thoại đi động Iphone 11 Pro Max có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Câu 98:
Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone iPhone 11 Pro Max. Thông số kỹ thuật của A1385 và pin của iPhone 11 Pro Max được cho như sau:
1. USB Power Adapter A1385
Input: \[100V - 240V;\~50/60Hz;0,15A\]
Ouput: \[5V;1A\]
2. Pin của Smartphone iPhone 11 Pro Max
Dung lượng Pin: 3969 mAh
Loại Pin: Pin chuẩn Li-Ion.
Trong quá trình sạc, người này không tắt nguồn nên khi sạc pin cho iPhone 11 Pro Max từ 0% đến 100% tổng dung lượng hao phí và dung lượng mất mát do máy đang chạy các chương trình là 25%. Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Thời gian sạc pin từ 0% đến 100% khoảng:
Phương pháp giải:
Điện lượng cần nạp cho pin: \[q = I.t\]
Năng lượng cần nạp cho pin: \[W = qU\]
Công thức tính công suất: \[P = U.I\]
Hiệu suất: \[H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \Rightarrow {A_{ci}} = \frac{{{A_{tp}}.H}}{{100\% }}\]
Thời gian nạp: \[t = \frac{W}{{{P_{ci}}}}\]
Giải chi tiết:
Điện lượng cần nạp cho Pin: \[q = I.t = 3969{\mkern 1mu} mA.h = 3,969{\mkern 1mu} A.h = 14288,4{\rm{ }}\left( {A.s} \right)\]
Năng lượng cần nạp cho Pin: \[W = q.U = 14288,4.5 = 71442{\rm{ }}J\]
Công suất nạp cho pin: \[P = U.I = 5.1 = 5{\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Do có hao phí 25% nên công suất nạp vào chỉ là: \[{P_v} = 0,75.P = 0,75.5 = 3,75{\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Thời gian nạp: \[t = \frac{W}{{{P_v}}} = \frac{{71442}}{{3,75}} = 19051,2s = 5h18ph\]
Câu 99:
Để rút ngắn thời gian sạc người này dùng sạc nhanh để sử dụng. Các thông tin của sạc này như sau:
Tên sản phẩm: Sạc nhanh 18W PD
Thông Tin sản phẩm:
Input: \[100V - 240V;\~50/60Hz;0,5A\]
Output: \[5V;3A\]
Để so sánh thời gian sạc của bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 và sạc nhanh 18W PD. Người này tắt nguồn để không mất mát dung lượng do máy phải chạy các chương trình. Xem dung lượng được nạp đều và bỏ qua thời gian nhồi pin. Khoảng thời gian được rút ngắn khi sử dụng sạc nhanh so với bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 để sạc pin từ 0% đến 100% là:
Phương pháp giải:
Điện lượng cần nạp cho pin: \[q = I.t\]
Năng lượng cần nạp cho pin: \[W = qU\]
Công thức tính công suất: \[P = U.I\]
Hiệu suất: \[H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \Rightarrow {A_{ci}} = \frac{{{A_{tp}}.H}}{{100\% }}\]
Thời gian nạp: \[t = \frac{W}{{{P_{ci}}}}\]
Giải chi tiết:
Điện lượng cần nạp cho Pin: \[q = I.t = 3969{\mkern 1mu} mA.h = 3,969{\mkern 1mu} A.h = 14288,4{\rm{ }}\left( {A.s} \right)\]
Năng lượng cần nạp cho Pin: \[W = q.U = 14288,4.5 = 71442{\rm{ }}J\]
+ Khi sử dụng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385:
Công suất nạp cho pin: \[P = U.I = 5.1 = 5{\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Thời gian nạp: \[{t_1} = \frac{W}{P} = \frac{{71442}}{5} = 14288,4s = 3h58ph\]+ Khi sử dụng sạc nhanh 18W PD:
Công suất nạp cho pin: \[P' = U'.I' = 5.3 = 15{\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Thời gian nạp: \[{t_2} = \frac{W}{{P'}} = \frac{{71442}}{{15}} = 4762,8s = 1h19ph\]
→ Khoảng thời gian được rút ngắn: \[\Delta t = {t_1} - {t_2} = 3h58ph - 1h19ph = 2h39ph\]
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220V, ở Nhật là 110V… Điện áp hiệu dụng quá cao, có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng thấp, chẳng hạn 30V – 50V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nguyên nhân không sử dụng mạng điện có điện áp hiệu dụng thấp:
Phương pháp giải:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \[{P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[{P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\]
Do đó nếu điện áp hiệu dụng thấp thì công suất hao phí sẽ quá lớn.
Câu 101:
Điện năng truyền tải đi xa thường bị tiêu hao đáng kể, chủ yếu do toả nhiệt trên đường dây. Để giảm hao phí trong quá trình truyền tải ta có hai cách sau:
Cách 1: Giảm điện trở R của đường dây. Đây là cách tốn kém vì phải tăng tiết diện của dây, do đó tốn nhiều kim loại làm dây và phải tăng sức chịu đựng của các cột điện.
Cách 2: Tăng điện áp U ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu tụ điện tới giá trị cần thiết. Cách này có thể thực hiện đơn giản bằng:
Phương pháp giải:
Máy biến áp là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Giải chi tiết:
Để tăng điện áp ở nơi phát điện và giảm điện áp ở nơi tiêu tụ điện tới giá trị cần thiết người ta sử dụng máy biến áp.
Câu 102:
Phương pháp giải:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \[\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\]
Công suất có ích cung cấp cho các phòng học: \[{P_{ci}} = P - \Delta P\]
Giải chi tiết:
Gọi P là công suất nơi truyền đi; P0 là công suất tiêu thụ của mỗi phòng học.
Khi điện áp truyền đi là U ta có: \[\Delta {P_1} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow P - \Delta {P_1} = 36.{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Khi điện áp truyền đi tăng lên 2U ta có : \[\Delta {P_2} = \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {2U} \right)}^2}}} = \frac{{\Delta {P_1}}}{4} \Rightarrow P - \frac{{\Delta {P_1}}}{4} = 144.{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Từ (1) và (2) suy ra: \[\left\{ \begin{array}{l}P = 180.{P_0}\\\Delta {P_1} = 144.{P_0}\end{array} \right.\]
Khi điện áp truyền đi là 4U, ta có :
\[\Delta {P_3} = \frac{{{P^2}R}}{{{{\left( {4U} \right)}^2}}} = \frac{{\Delta {P_1}}}{{16}} \Rightarrow P - \frac{{\Delta {P_1}}}{{16}} = x.{P_0}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\]
Thay \[P = 180.{P_0};\Delta {P_1} = 144.{P_0}\] vào (3) ta được : \[180.{P_0} - \frac{{144.{P_0}}}{{16}} = 171.{P_0} \Rightarrow x = 171\]
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Ở người hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu MN được qui định bởi các kiểu gen như sau:
Trong nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn ba đứa trẻ với ba cặp bố mẹ có các nhóm máu như sau:
Đứa trẻ nào không thể là con của cặp vợ chồng (1)
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cặp vợ chồng (1) có nhóm máu A và AB nên không thể sinh con nhóm máu O→ đứa trẻ (1) không thể là con của họ.
Cặp vợ chồng (1) có nhóm máu MN và N nên không thể sinh con nhóm máu M → đứa trẻ (2) không thể là con của họ.
Câu 104:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Các gen này nằm trên các NST thường khác nhau.
Xét về nhóm máu ABO có 6 kiểu gen
Xét về nhóm máu MN có 3 kiểu gen
Số kiểu gen tối đa về nhóm máu là 6 × 3 = 18
Câu 105:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét đứa trẻ thứ 2 (B,M) , do có nhóm máu M nên không thể là con của vợ chồng 1 (A, MN x AB, N) , do có nhóm máu B nên không thể là con của cặp vợ chồng 3 (A, MN x A, MN) → Đứa trẻ 2 là con của vợ chồng 2 → loại B , D
Xét đứa trẻ thứ 1 (O, MN) có nhóm máu O nên không thể là con của cặp vợ chồng 1 (A, MN x AB, N)→ đứa trẻ 1 là con cặp vợ chồng 3 , đứa trẻ 3 là con của vợ chồng 1.
Chọn CCâu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Các nhà khoa học tính toán rằng, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển trước năm 1850 là khoảng 274 ppm. Năm 1958, một trạm giám sát đã được xây dựng ở mũi Mauna Loa của Hawaii, là nơi ở xa thành phố và có độ cao phù hợp, để đo chính xác nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển. Ở vào thời gian đó, nồng độ khí CO2 là 316 ppm. Ngày nay, nồng độ này đã vượt quá 380 ppm, tăng khoảng 40% kể từ giữa thế kỷ XIX.
Nồng độ của khí nhà kính tăng lên trong thời gian dài, ví dụ như nồng độ khí CO2 đang làm thay đổi nhiệt độ của Trái Đất.
Dưới đây là chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên:
Kể từ Cách mạng công nghiệp, nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đã ngày một tăng lên, đó là do kết quả của quá trình:
Sai - Đáp án đúng B
Xem lời giải Hỏi đáp / Thảo luận Câu hỏi: 394581 Lưu
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Bầu khí quyển có nồng độ CO2 khá ổn định trong hàng triệu năm nay. Tuy nhiên, kể từ Cách mạng công nghiệp, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải làm cho lượng khí CO2 thải vào không khí tăng cao, cộng thêm với việc chặt phá rừng đã làm nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên.
Câu 107:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Nếu không có hoạt động sản xuất công nghiệp thì nồng độ CO2 được giảm xuống bởi hoạt động quang hợp của sinh vật tự dưỡng.
Câu 108:
CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo chu trình cacbon, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Cacbon di vào chu trình dưới dạng cácbon đioxit (CO2)
II. Tất cả lượng cácbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
III. CO2 là một loại khí nhà kính nhưng cũng là một khí vô cùng quan trọng với sự sống.
IV. Mọi sinh vật đều thải CO2vào khí quyển
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là I, III
Ý III sai vì có 1 phần cacbon bị lắng đọng đi ra khỏi quần xã
Ý IV sai vì các sinh vật ở dưới nước thải CO2 vào nước
Chọn CCâu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.
(Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 100, 101)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là
Sai - Đáp án đúng A
Xem lời giải Hỏi đáp / Thảo luận Câu hỏi: 397675 Lưu
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1, chú ý từ khóa “điều kiện tự nhiên”
Giải chi tiết:
- Bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản => loại B
- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch => chỉ cung cấp 1 phần nhỏ thủy sản cho đánh bắt (so với nguồn lợi hải sản vùng biển là rất ít) => loại C
- Nhu cầu thị trường là điều kiện kinh tế - xã hội => loại D
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú (hàng nghìn loài cá, hàng trăm loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao), vùng biển rộng lớn với 4 ngư trường trọng điểm tập trung các bãi tôm bãi cá lớn.
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2, chú ý từ khóa “nâng cao năng suất”, “đánh bắt xa bờ”
Giải chi tiết:
Biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta hiện nay là đầu tư phương tiện đánh bắt và tàu thuyền hiện đại với công suất lớn, đảm bảo cho ngư dân yên tâm bám biển dài ngày ngoài khơi xa; đồng thời giúp bảo quản thủy sản tươi hơn.
Câu 111:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối kết hợp liên hệ kiến thức thực tiễn.
Giải chi tiết:
Vai trò của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta trong tình hình hiện nay ở nước ta là:
- Khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, do vùng biển xa bờ nước ta có trữ lượng hải sản giàu có và còn nhiều. => A đúng
- Việc đánh bắt xa bờ cũng góp phần bảo vệ vùng biển và thềm lục địa, khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với vùng biển đảo nước ta. => B đúng
- Trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ đang dần cạn kiệt, việc khuyến khích đánh bắt xa bờ sẽ giúp bảo vệ nguồn lợi ven bờ, bảo vệ tài nguyên. => loại C
- Việc đánh bắt xa bờ không có tác động giúp nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản (việc nâng cao giá trị thủy sản phụ thuộc vào công nghệ
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Gần đây, thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan của dịch virus Covid-19, người trồng thanh long, dưa hấu, sầu riêng… ở nước ta cũng đang khốn đốn vì sản phẩm xuất sang Trung Quốc gặp nhiều trở ngại. Câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã xảy ra và lặp lại với nông dân Việt trong nhiều năm qua chứ không chỉ vì Covid-19 lần này.
Nguyên nhân do phần lớn thị trường xuất khẩu của nông sản Việt Nam là Trung Quốc, lại chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch. Điều này khiến nông sản Việt Nam bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường lớn, khi có biến động về kinh tế, chính trị, xã hội rất dễ gặp rủi ro, điêu đứng.
Hơn nữa chất lượng nông sản nước ta còn thấp, chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, cạnh tranh về giá cả….khi xuất sang thị trường khó tính thuộc các nước phát triển. Do những hạn chế về công nghệ, nền sản xuất nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ, năng lực dự trữ và công nghệ chế biến nông sản chưa phát triển. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa “nông dân – doanh nghiệp”.
Để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững thì không chỉ giải cứu sản phẩm nông nghiệp dư thừa theo mùa vụ mà phải có các “giải pháp căn cơ”.
- Cần hình thành chuỗi sản xuất bền vững, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân và đầu tư phát triển công nghệ chế biến nông sản, mở rộng thị trường để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản.
- Nâng cao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.
- Khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong sản xuất nông nghiệp, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần từ quy hoạch, tìm hiểu thị trường, liên kết doanh nghiệp, hay cung cấp ưu đãi về tín dụng cho nông dân.
(Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/ và https://vietnamnet.vn/)
Loại nông sản nào không nằm trong danh sách giải cứu nông sản Việt Nam thời gian gần đây?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời – chú ý đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Nằm trong danh sách giải cứu nông sản Việt Nam thời gian gần đây gồm có sầu riêng, dưa hấu, thanh long, tôm hùm, hoa hồng Đà Lạt….=> loại A, C, D
Gạo không phải là mặt hàng nông sản cần “giải cứu” ở nước ta.
Câu 113:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3 để thấy rõ nguyên nhân “chủ yếu”của vấn đề
Giải chi tiết:
- Nguyên nhân chủ yếu khiến là do sản xuất còn manh mún, ồ ạt, không có kế hoạch tìm hiểu về thị trường, không có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp trong khâu bảo quản và chế biến, tiêu thụ sản phẩm => dẫn đến đầu ra không ổn định. Mặt khác chất lượng nông sản nước ta còn thấp, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm và chất lượng khắt khe của thị trường nước ngoài nên việc mở rộng thị trường gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào 1 thị trường lớn là Trung Quốc (dẫn đến bị động về thị trường tiêu thụ sản phẩm). => nhận định D đúng
- Nhu cầu thị trường về các mặt hàng nông sản luôn lớn => loại A
- Dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân sâu xa, bởi trong nhũng năm trước đã nhiều lần chúng ta giải cứu thịt lợn, dưa hấu, cà chua…khi còn chưa xuất hiện dịch Covid – 19; hơn nữa khi Trung Quốc đóng cửa biên thì hàng hóa chúng ta lại điêu đứng, chứng tỏ nông sản VN bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, cần nhìn nhận lại việc mở rộng thị trường => loại B
- Giá nông sản cao nhưng nếu đi đôi với chất lượng thì vẫn có thể cạnh tranh được => do vậy trong trường hợp này giá cả chỉ quyết định một phần => loại C
Câu 114:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3, chú ý từ phụ định “không phải” là biện pháp thích hợp
Giải chi tiết:
Biện pháp thích hợp để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, loại bỏ tình trạng “giải cứu” như hiện nay là:
- Hình thành chuỗi sản xuất bền vững, liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. => A đúng
- Nâng cao chất lượng nông sản để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển. => B đúng
- Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ một phần về khâu quy hoạch, tìm hiểu thị trường và nguồn vốn cho nông dân => D đúng
- Đẩy mạnh khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn ở Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch là biện pháp không đúng. Bởi nông sản nước ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến rủi ro lớn một khi quốc gia này thay đổi các chính sách thương mại. Hơn nữa xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch – không có hợp đồng và giao dịch qua cư dân biên giới nên rủi ro phải gánh chịu càng lớn. => C sai
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.
Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động. Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt được mức trước chiến tranh.
Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian này, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xảy dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép v.v.. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Về khoa học – kĩ thuật, năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Về xã hội, đất nước Liên Xô cũng có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 10 – 11).
Yếu tố quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Yếu tố quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) là tinh thần thần tự lực, tự cường của nhân dân Liên Xô.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Năm 1961, Gagarin (Liên Xô) trở thành người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Sự kiện này mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì trung lập, tích cực là chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
B loại vì đây là chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
C chọn vì Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại bảo vệ nền hòa bình của thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa → Tích cực, tiến bộ.
D loại vì đây là chính sách đối ngoại của Campuchia.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì".
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhung vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.
Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mī) là do một số yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu; 2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước; 3. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; 4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; 5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu v.v..
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 54 – 55).
Ý nào không phải là biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1960-1973?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
- Nội dung các phương án A, C, D: là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong giai đoạn 1960 – 1973.
- Nội dung phương án B: là sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Từ năm 1952 đến năm 1973, khoa học - kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
Câu 120:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để chỉ ra nguyên nhân phát triển kinh tế chung của các nước trong đó có Nhật Bản và trên cơ sở đó liên hệ rút ra bài học đối với Việt Nam.
Giải chi tiết:
Một trong những nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển của các nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có Nhật Bản là áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
→ Việt Nam có thể vận dụng bài học này vào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.