IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 17)

  • 234 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

 Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Nuôi… ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Xem đáp án

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.

- Tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. Chọn A.


Câu 2:

Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
Xem đáp án

Căn cứ nội dung bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Nội dung không được phản ánh là: Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã bần cùng hóa con người.

→ Chọn D.


Câu 3:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

(Trương Hán Siêu)

Đoạn thơ được viết theo thể loại nào?

Xem đáp án

Căn cứ bài thơ Phú sông Bạch Đằng.

- Thể loại: Phú

- Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,…

→ Chọn B.


Câu 4:

Từ nào được dùng với nghĩa chuyển: “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời.” (Tố Hữu)
Xem đáp án

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Từ “trái tim” trong câu trên được dùng với nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Dùng bộ phận của cơ thể người (trái tim) để chỉ những con người mà cuộc đời của họ như những tấm gương sáng về tình cảm yêu thương, sống cũng như chết, cho dù cuộc đời của họ rất đỗi bình dị.

→ Chọn C.


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Quyện .. quy lâm tầm túc thụ/ Cô .. mạn mạn độ thiên không (Chiều tối, Hồ Chí Minh)
Xem đáp án

Căn cứ bài thơ Chiều tối.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

→ Chọn D.


Câu 6:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
Xem đáp án

Căn cứ tác giả, tác phẩm.

Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ra đời trong phong trào thơ Mới. Chọn C.


Câu 7:

 Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của tác giả Hồ Chí Minh là gì?
Xem đáp án

Căn cứ bài Tuyên ngôn Độc lập.

Bác trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791) làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập. Chọn A.


Câu 8:

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Xem đáp án

Căn cứ bài về chính tả l/n. 

Từ viết đúng chính tả là: lăn lóc

Sửa lại một số từ sai chính tả: nòng lọc - nòng nọc, máy nọc nước - máy lọc nước, lứt lẻ - nứt nẻ.

→ Chọn C.


Câu 9:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương……………, tìm kiếm nơi ăn………….trong vườn nhà mình” (Theo Tô Hoài)
Xem đáp án

Căn cứ bài chính tả.

- “Như thể lo rằng có những kẻ lạ nào đương dò dẫm, tìm kiếm nơi ăn, chốn ở trong vườn nhà mình”. Chọn B.


Câu 10:

Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại ô để thư giãn.
Xem đáp án

Căn cứ bài dấu câu.

- Từ bị dùng sai chính tả là:  rãnh rỗi

- Sửa lại: rãnh rỗi - rảnh rỗi

→ Chọn A.


Câu 11:

 Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào
Xem đáp án

Căn cứ bài Từ láy.

- Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Phân loại:

+ Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn.

+ Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần.

- Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” chỉ giống nhau ở phụ âm đầu nên thuộc nhóm từ láy bộ phận. → Chọn C.


Câu 12:

Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.”. Đây là câu:
Xem đáp án

Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từ.

- Câu sai logic, không cùng hệ quy chiếu. 

- Sửa lại: Sau khi tôi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.”.

→ Chọn D.


Câu 13:

 Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương” (Vũ Tú Nam)

Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.

Xem đáp án

Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

- Phép lặp: trời, biển

→ Chọn A.


Câu 14:

 Chị ấy gấu lắm. Từ thời đi học đến giờ không ai dám bắt nạt chị ấy đâu.”

Trong đoạn văn trên, từ “gấu” được dùng với ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Căn cứ bài Ngữ cảnh.

Từ “gấu” trong câu trên dùng để chỉ những người có tích cách hùng hổ, mạnh mẽ và không sợ ai cả. Chọn C.


Câu 15:

Trong các câu sau:

I. Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

II. Trời đất tối tăm, mặt biển mù mịt không có bóng dáng của thuyền bè đi lại.

III. Các từ gom góp, in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. Nhà em ở xa trường nên bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

Những câu nào mắc lỗi?

Xem đáp án

Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từ; Từ mượn.

- Những câu mắc lỗi sai là câu I, III, IV:

+ Câu I. Sai kiến thức, Tắt đèn không phải của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Sửa lại: Tắt đèn là tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Ngô Tất Tố.

+ Câu III. Từ “gom góp” là từ thuần Việt, không phải từ mượn.

+ Câu IV. Sử dụng sai quan hệ từ “nên”.

Sửa lại: Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường học đúng giờ.

→ Chọn B.


Câu 16:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
Xem đáp án

Căn cứ phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

→ Chọn D.


Câu 17:

Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Như vòng tay mẹ

Đà Lạt ôm tôi vào lòng.

Xem đáp án

Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.

- Các biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh: Như vòng tay mẹ.

+ Nhân hóa: Đà Lạt ôm tôi vào lòng

→ Chọn D.


Câu 18:

Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
Xem đáp án

Phân tích, tổng hợp.

- Tình cảm của tác giả: yêu thương, kính trọng, biết ơn mẹ, đồng thời thể hiện sự bâng khuâng của tác giả về tuổi xuân của mẹ trước thời gian vô thường.

→ Chọn D.


Câu 19:

Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
Xem đáp án

Phân tích, tổng hợp.

vò võ” chỉ sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ của người mẹ đối với cha trong những ngày chinh chiến. Chọn C. 


Câu 20:

Nội dung của bài thơ trên là gì?
Xem đáp án

Phân tích, tổng hợp.

Bài thơ khắc họa những hình ảnh đẹp, anh hùng của Đà Lạt và của người mẹ. Chọn B.


Câu 21:

1.2. TIẾNG ANH 

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
He heard on the morning news that a family of 6 _______ in an explosion
Xem đáp án

Kiến thức về Sự phối thì

Sự phối hợp thì trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ về động từ: Khi mệnh đề chính chia quá khứ đơn, mệnh đề phụ có thể chia theo các thì sau đây: QKĐ, QKTD, QKHT. => Dựa vào nghĩa của câu, ta chọn thì QKHT.

=> loại A và C

Ta có: injure somebody/something/yourself: làm ai bị thương.

=> Dạng bị động với QKHT: had been injured

Dịch: Anh ấy nghe bản tin buổi sáng rằng một gia đình 6 người đã bị thương trong một vụ nổ.

Chọn D.


Câu 22:

 If Julie _______ herself like that while we were away, she _______ very tired today.
Xem đáp án

Kiến thức về Câu điều kiện

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp loại 1: If + S + had + Vp2, S + would + V-inf

=> Diễn tả giả thiết trái ngược trong quá khứ và kết quả trái ngược với hiện tại.

Dịch: Nếu Julie không nhịn đói như thế khi chúng tôi đi vắng thì hôm nay cô ấy đã không mệt đến thế.

Chọn B.


Câu 23:

Every member in the family says to him, "_______ furniture he decorates his room, _______ it will be."
Xem đáp án

Kiến thức về Câu so sánh

So sánh đồng tiến (càng ... càng ...): The + comparative + S + V, the + comparative + S + V.

=> Loại C và D

Các tính từ có hai âm tiết nhưng kết thúc bằng -y, -er, -et, -le -ow cũng được coi là tính từ ngắn.

=> narrow => narrower

Dịch: Mọi thành viên trong gia đình đều nói với anh: "Phòng anh càng trang trí nhiều đồ đạc thì càng ít không gian hơn."

Chọn B.


Câu 24:

The Government publishes health warnings on cigarettes _______ people would become aware of the dangers of smoking.
Xem đáp án

Kiến thức về Liên từ

A. even though: mặc dù

B. so that: để cho

C. as soon as: ngay khi

D. in case: phòng khi

Dựa vào nghĩa của câu, ta thấy "so that" là phù hợp nhất.

Dịch: Chính phủ công bố cảnh báo sức khỏe về thuốc lá để mọi người nhận thức được sự nguy hiểm của việc hút thuốc.

Chọn B.


Câu 25:

The two business partners failed to agree _______ some points of the contract, so they arranged to meet up another day.
Xem đáp án

Kiến thức về Giới từ

Một số giới từ đi với "agree"

- agree with sth: đồng ý, tán thành điều gì

- agree on sth: thống nhất 1 thỏa thuận về một vấn đề cụ thể hoặc một quyết định chung

=> Chọn "agree on"

Dịch: Hai đối tác kinh doanh không thống nhất được một số điểm trong hợp đồng nên hẹn gặp nhau vào một ngày khác.

Chọn C.


Câu 26:

Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
I think it'll cost mostly as much to fix the car as it would to buy a new one.
Xem đáp án

Kiến thức về Trạng từ

Sự khác biệt giữa "mostly" và "almost":

- Mostly = mainly = generally (adv): Chủ yếu là, thường là

- Almost = nearly: hầu như, gần như

=> Trong so sánh bằng, ta có thể thêm "almost": S + V + almost + as + adj/adv + as + ...

Sửa: mostly => almost

Dịch: Tôi nghĩ rằng chi phí sửa chiếc xe sẽ gần bằng chi phí mua một chiếc mới. Chọn B.


Câu 27:

After visiting the hospital wards, he became more aware of the infections spreaded by physicians from sick patients to healthy patients.
Xem đáp án

Kiến thức về Từ vựng

Ta có "spread" là động từ bất quy tắc vì nó giữ nguyên dạng khi chuyển sang thể quá khứ.

Sửa: spreaded => spread

Dịch: Sau khi đến thăm các phòng bệnh viện, anh càng hiểu rõ hơn về những bệnh nhiễm trùng do bác sĩ lây lan từ bệnh nhân ốm sang bệnh nhân khỏe mạnh. Chọn C.


Câu 28:

The decision regarding the merger of the two companies were announced to the public yesterday evening.
Xem đáp án

Kiến thức về Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Danh từ số ít thì sẽ đi với động từ số ít.

Ta có "The decision regarding the merger of the two companies" là chủ ngữ của câu (số ít) => động từ chia số ít.

Sửa: were => was

Dịch: Quyết định liên quan đến việc sáp nhập hai công ty đã được công bố ra công chúng vào tối hôm qua. Chọn C.


Câu 29:

Shall you be regularly late to work, you will be reprimanded in this month's meeting.
Xem đáp án

Kiến thức về Câu điều kiện

Cấu trúc đảo câu điều kiện loại 1:

Should + S1 + (not) + be + Adj/N, S2 + will/may/ shall/can + V

Sửa: Shall => Should

Dịch: Nếu bạn thường xuyên đi làm trễ, bạn sẽ bị khiển trách trong cuộc họp tháng này.

Chọn A.


Câu 30:

Some of the roads were being repaired, that made our journey more difficult.
Xem đáp án

Kiến thức về Đại từ quan hệ

- Which: thay thế cho danh từ chỉ vật, sự vật, sự việc và dùng được sau dấu phẩy, giới từ

- That: thay thế cho danh từ chỉ cả người lẫn vật, không dùng sau dấu phẩy và giới từ.

Trong câu có ngăn cách dấu phẩy => không dùng "that"

Sửa: that => which

Dịch: Một số con đường đang được sửa chữa, điều đó khiến cuộc hành trình của chúng tôi trở nên khó khăn hơn. Chọn C.


Câu 31:

Which of the following best restates each of the given sentences? 
This is the first time I have attended such a formal meeting.
Xem đáp án

Dịch: Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc họp trang trọng như vậy.

A. Cuộc họp đầu tiên tôi tham dự được tổ chức một cách trang trọng.

=> Sai về nghĩa vì nếu theo như ý A, tác giả đã có thể tham dự nhiều cuộc họp trang trọng khác.

B. Cuộc họp trang trọng đầu tiên tôi tham dự đã được tổ chức cách đây rất lâu.

=> Sai. Câu gốc không đề cập đến thời gian và chia ở thì hiện tại đơn.

C. Sự tham dự của tôi tại cuộc họp đầu tiên là trang trọng.

=> Sai về nghĩa. Cuộc họp trang trọng chứ không phải cách tác giả tham dự.

D. Tôi chưa bao giờ tham dự một cuộc họp trang trọng như vậy trước đây.

Cấu trúc viết lại câu: This is the first time (that) + S + have/has + Vp2 = S + have/has + never + P2 (PP) + before.

=> Đáp án đúng. Chọn D.


Câu 32:

My close friend is sure to win the championship.
Xem đáp án

Dịch: Người bạn thân của tôi chắc chắn sẽ giành chức vô địch.

A. Người bạn thân của tôi chắc chắn sẽ giành chức vô địch.

=> Đáp án đúng. Ta có "be sure to win = definitely win": chắc chắn chiến thắng.

B. Người bạn thân của tôi được cho là sẽ giành chức vô địch.

=> Sai về nghĩa. Be supposed to V: được cho là

C. Người bạn thân của tôi có thể sẽ giành chức vô địch.

=> Sai về nghĩa. Đây là chắc chắn chứ không phải có thể.

D. Người bạn thân của tôi được dự đoán chắc chắn sẽ giành chức vô địch.

=> Sai về nghĩa. Đây là chắc chắn chứ không phải được dự đoán.

Chọn A.


Câu 33:

"We lost the last game because of the referee," said the team captain.
Xem đáp án

Dịch: "Chúng tôi thua trận vừa qua là do trọng tài", đội trưởng nói.

A. Đội trưởng nói rằng nếu không có trọng tài, họ có thể đã thua trận vừa qua

=> Sai về nghĩa.

B. Đội trưởng thừa nhận với trọng tài rằng họ đã thua trận đấu trước.

=> Sai về nghĩa. Cấu trúc: admit to somebody that...: thừa nhận với ai rằng

C. Đội trưởng từ chối nói với trọng tài về trận thua của họ ở trận đấu vừa qua.

=> Sai về nghĩa.

D.  Đội trưởng đổ lỗi cho trọng tài về trận thua ở trận đấu vừa qua.

=> Đáp án đúng. Câu tường thuật lời đổ lỗi.

Để chuyển đổi lời đổ lỗi từ câu trực tiếp sang câu tường thuật, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc: blame + S + for + V-ing.

Chọn D.


Câu 34:

My dad doesn't let us go out at midnight.
Xem đáp án

Dịch: Bố tôi không cho chúng tôi ra ngoài lúc nửa đêm.

A. Chúng tôi không được phép ra ngoài vào lúc nửa đêm.

=> Đáp án đúng. Cấu trúc: Let sb do sth = Allow sb to do sth: cho phép ai làm gì

B. Chúng tôi không được bố tôi cho phép ra ngoài muộn vào ban đêm.

=> Sai về nghĩa. Đề bài không đề cập đến muộn.

C. Chúng tôi không được bố cho phép ra ngoài vào lúc nửa đêm.

=> Sai về cách dùng từ. Ta không dùng từ "authorize" đ nói về trường hợp như thế này.

D. Chúng tôi không được phép ra ngoài vào lúc nửa đêm.

=> Sai về cách dùng từ. Ta có: be permitted to do something: được cho phép làm gì

Chọn A.


Câu 35:

I didn't pay attention to the lecturer; therefore, I failed to understand the lesson.
Xem đáp án

Dịch: Tôi không chú ý nghe giảng; do đó, tôi đã không hiểu được bài học.

A. Tôi đã có thể hiểu bài học nếu tôi chú ý nghe giảng.

=> Đáp án đúng. Cấu trúc câu điều kiện loại 3: If + S + had + Vp2, S + would/could/might + have + Vp2: diễn tả 1 sự việc đã không có thật trong quá khứ.

B. Mặc dù chú ý nghe giảng nhưng tôi vẫn hiểu được bài học.

=> Sai về nghĩa. Cấu trúc: manage to do sth: xoay sở để đạt được gì.

C. Lẽ ra tôi đã có thể nghe giảng để hiểu bài.

=> Sai về nghĩa. Ta có: could have + Vp2: một sự việc mà bạn có khả năng thực hiện trong quá khứ nhưng bạn đã không thực hiện nó.

D. Đáng lẽ tôi đã hiểu bài nếu tôi chú ý nghe giảng.

=> Sai về nghĩa. Ta có: should have + Vp2: đáng lẽ ra nên làm gì

Chọn A.


Câu 36:

Which of the following is the main idea of the text?
Xem đáp án

Truyền thống tặng quà là một thông lệ trên toàn thế giới được cho là đã có từ khi bắt đầu kỷ nguyên loài người. Theo thời gian, các nền văn hóa khác nhau đã phát triển những phong tục và truyền thống tặng quà của riêng mình.

Ở Pháp, tặng rượu vang cho nữ chủ nhà là không phù hợp vì cô ấy sẽ muốn tự mình chọn loại rượu vang chính vụ cho buổi tối đó. Ở Thụy Điển, một chai rượu hoặc hoa là một món quà thích hợp cho nữ chủ nhà. Ở Việt Nam, 1 chai whisky là phù hợp tặng nam chủ nhà, kèm một ít trái cây hoặc những món quà nhỏ cho nữ chủ nhà, trẻ em hay người lớn tuổi. Bên cạnh đó, không bao giờ được gói những món quà đó trong giấy màu đen vì nó được cho là không may mắn và liên quan đến đám tang ở quốc gia này. Những thứ như là dao hay kéo hay những vật sắc nhọn khác nên tránh vì chúng có nghĩa là việc cắt đứt mối quan hệ. Ngoài ra, ở một số quốc gia, bạn không nên bóc quà trước mặt người tặng nhưng ở những nơi khác sē được xem là một sự xúc phạm nếu bạn không mở quà.

Ngoài quà tặng, hãy xem xét cẩn thận hình thức tặng quà. Các nền văn hóa khác nhau có phong tục khác nhau liên quan đến cách tặng quà - ví dụ, chỉ sử dụng tay phải hoặc cả hai tay. Các nền văn hóa khác có truyền thống mạnh mẽ liên quan đến cách thích hợp để nhận quà. Ví dụ, tại Singapore trước khi nhận một món quà là phải từ chối lịch sự nhiều lần trước khi nhận nó. Người nhận sē không bao giờ mở quà trước mặt người tặng vì sợ làm như vậy sẽ tỏ ra  tham lam.

Hiểu được những truyền thống và phong tục này cũng như dành thời gian để chọn một món quà phù hợp sē giúp bạn tránh được sự lúng túng hay xấu hổ khi bạn muốn xây dựng mối quan hệ giao lưu đa văn hóa.

 

Dịch: Ý nào sau đây là ý chính của văn bản?

A. Truyền thống nhận quà trên thế giới.

B. Các dịp tặng và nhận quà ở một số nước Châu Á.

C. Phong tục tặng quà trên thế giới.

D. Cách thức tặng và nhận quà trên thế giới.

Thông tin: The tradition of gift giving is a worldwide practice that is said to have been around since the beginning of human beings. Over time, different cultures have developed their own gift giving customs and traditions. (Truyền thống tặng quà là một thông lệ trên toàn thế giới được cho là đã có từ khi bắt đầu kỷ nguyên loài người. Theo thời gian, các nền văn hóa khác nhau đã phát triển những phong tục và truyền thống tặng quà của riêng mình.)

Chọn C.


Câu 37:

When did the tradition of gift giving become popular worldwide?
Xem đáp án

Dịch: Truyền thống tặng quà trở nên phổ biến trên toàn thế giới từ khi nào?

A. kề từ sự tiến hóa ban đầu của loài người

B. kể từ khi bắt đầu công nghiệp hóa

C. hàng ngàn năm trước

D. kể từ sự phát triển ban đầu của nhiều nền văn hóa

Thông tin: The tradition of gift giving is a worldwide practice that is said to have been around since the beginning of human beings. (Truyền thống tặng quà là một thông lệ trên toàn thế giới được cho là đã có từ khi bắt đầu kỷ nguyên loài người.)

Chọn A.


Câu 38:

Xem đáp án

Dịch: Cụm từ "associated with" gần nghĩa nhất với cụm _______.

A. kết nối với B. quen thuộc với C. thông báo về D. tương tự như

Thông tin: Besides, gifts should never be wrapped in black paper because this color is unlucky and associated with funerals in this country. (Bên cạnh đó, không bao giờ được gói những món quà đó trong giấy màu đen vì nó được cho là không may mắn và liên quan đến đám tang ở quốc gia này.)

=> associate with = connect with: kết nối, liên kết, gắn liền với cái gì. Chọn A.


Câu 39:

Xem đáp án

Dịch: Từ "it" trong đoạn 3 đề cập đến _______.

A. món quà B. sự cân nhắc, xem xét

C. cách thức D. văn hóa

Thông tin: Beyond the gift itself, give careful consideration to the manner in which it is presented. (Ngoài quà tặng, hãy xem xét cẩn thận hình thức tặng quà.)

=> "it" nhắc tới "the gift" (món quà). Chọn A.


Câu 40:

Which of the following is NOT true about gift-giving customs?
Xem đáp án

Dịch: Điều nào sau đây KHÔNG đúng về phong tục tặng quà?

A. Ở Thụy Điển, mang theo một ít rượu hoặc hoa khi bạn được mời đến dự tiệc tối là 1 phong tục.

B. Ở Việt Nam, những thứ như kéo, dao và các vật sắc nhọn khác không được dùng làm quà tặng.

C. Ở Pháp, rượu vang được coi là món quà thích hợp dành cho chủ nhà trong một bữa tiệc tối.

D. Ở Singapore, việc mở quà ngay trước mặt người tặng là không thể chấp nhận được.

Thông tin: In France, the gift of wine for the hostess of a dinner party is not an appropriate gift as the hostess would prefer to choose the vintage for the night. (Ở Pháp, tặng rượu vang cho nữ chủ nhà là không phù hợp vì cô ấy sẽ muốn tự mình chọn loại rượu vang chính vụ cho buổi tối đó.) Chọn C.


Câu 41:

Số giao điểm của đồ thị hàm số với đường thẳng y = 3 là
Xem đáp án

 Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số , từ đó suy ra được đồ thị hàm số như sau:

Như vậy ta thấy đường thẳng  cắt đồ thị hàm số tại 6 điểm phân biệt.

Chọn D.


Câu 42:

Xét các số phức z thỏa mãn là số thuần ảo. Biết rằng tập hợp tất cả các điểm biểu diễn của z là một đường tròn, tâm của đường tròn đó có tọa độ là
Xem đáp án

Đặt .

.
 
Số là số thuần ảo Phần thực bằng 0

.

Vậy đường tròn biểu diễn số phức đã cho có tâm là . Chọn D.


Câu 43:

Cho khối chóp tam giác S.ABC có đỉnh S và đáy là tam giác ABC. Gọi V là thể tích của khối chóp. Mặt phẳng đi qua trọng tâm của ba mặt bên của khối chóp chia khối chóp thành hai phần. Tính theo V thể tích của phần chứa đáy của khối chóp.
Xem đáp án

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, AC và G1, G2, G3 lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC, SAC.

Theo tính chất trọng tâm ta có .

Trong mp, qua G2 kẻ đường thẳng song song với BC cắt SB, SC lần lượt tại E và F.

Trong mp, đường thẳng FG3 cắt SA tại D. Lúc này .

Vì EF // BC (theo định lý Thalès).

Lại có trong ΔSPC có FG3 // PC DF // AC .

Từ đó ta có .

Suy ra phần chứa đáy của hình chóp là . Chọn C.


Câu 44:

Tìm phương trình mặt cầu có tâm là điểm và tiếp xúc với trục Oz.
Xem đáp án

Mặt cầu tiếp xúc thì .

Vậy phương trình mặt cầu: . Chọn A.


Câu 46:

 Cho một tam giác, trên ba cạnh của nó lấy 9 điểm như hình vẽ. Có tất cả bao nhiêu tam giác có ba đỉnh thuộc 9 điểm đã cho?

Xem đáp án

Bộ 3 điểm bất kỳ được chọn từ 9 điểm đã cho có  bộ.

Bộ 3 điểm bất kỳ không tạo thành tam giác được lấy từ 3 điểm   bộ.

Vậy số tam giác tạo thành từ 9 điểm đã cho là . Chọn A.


Câu 47:

Gọi X là tập các số tự nhiên gồm 9 chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ X, tính xác suất để chọn được một số có mặt bốn chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ.
Xem đáp án

Số phần tử của không gian mẫu: .

Gọi A là biến cố: “chọn được một số có mặt bốn chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ”.

+ Chọn và sắp xếp 2 chữ số lẻ để đặt chữ số 0 vào giữa 2 chữ số đó, có:  (cách).

Coi bộ 2 chữ số lẻ đó và chữ số 0 là 1 bộ (3 chữ số).

+ Chọn 2 chữ số lẻ khác và 4 chữ số chẵn khác 0, có:  (cách).

+ Hoán vị 1 bộ (3 chữ số trên) và 6 chữ số vừa được chọn, có:  (cách).

Khi đó, . Chọn A.


Câu 48:

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình vô nghiệm.
Xem đáp án

Điều kiện: .

Ta có .

Đặt . Do nên   hay .

Phương trình trở thành .

Phương trình đã cho vô nghiệm nếu và chỉ nếu phương trình  vô nghiệm hoặc có 2 nghiệm (không nhất thiết phân biệt)  thỏa mãn 0 < t1 < t2.

TH1: (*) vô nghiệm Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m (ảnh 1)

.

TH2: () có hai nghiệm thỏa mãn Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m (ảnh 2)

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m (ảnh 3)

Kết hợp hai trường hợp ta được . Chọn C.


Câu 49:

Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.
Xem đáp án

Gọi số sách trên hai giá lần lượt là .Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn t (ảnh 1)

Vì hai giá sách có 450 cuốn nên ta có phương trình  (cuốn).

Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ hai bằng số sách ở giá thứ nhất nên ta có phương trình .

Suy ra hệ phương trình:   (thỏa mãn).

Vậy số sách trên giá thứ nhất là 300 cuốn, số sách trên giá thứ hai là 150 cuốn. Chọn A.


Câu 50:

Hai đội công nhân cùng làm chung trong 4 giờ thì hoàn thành được công việc. Nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là 5 giờ. Hỏi nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc của mỗi đội là bao nhiêu?
Xem đáp án

Gọi thời gian làm riêng hoàn thành công việc của đội 1 là x (giờ) (x > 5).

Vì nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là 5 giờ nên thời gian đội 2 làm riêng để hoàn thành công việc là: x − 5 (giờ).

Trong 1 giờ đội thứ nhất làm riêng được: (công việc).

Trong 1 giờ đội thứ hai làm riêng được: (công việc).

Trong 4 giờ đội thứ nhất làm riêng được: (công việc).

Trong 4 giờ đội thứ hai làm riêng được: (công việc).

Trong 4 giờ cả hai đội làm được: (công việc).

Giải phương trình:

.

Vậy thời gian hoàn thành công việc của đội 1 là 15 giờ, thời gian hoàn thành công việc của đội hai là 15 − 5 = 10 (giờ). Chọn B.


Câu 51:

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
Xem đáp án

+ Mệnh đề đảo của đáp án A là: Nếu a + b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.

Đây là mệnh đề sai. VD: (1 + 2) 3 nhưng 1 và 2 đều không chia hết cho 3.

+ Mệnh đề đảo của đáp án B là: Nếu hai tam giác có diện tích bằng nhau thì hai tam giác bằng nhau. Đây là mệnh đề sai. VD: Một tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 3 và 6, một tam giác vuông có độ dài hai cạnh là 2 và 9. Rõ ràng hai tam giác này cùng có diện tích bằng 9 nhưng không phải hai tam giác bằng nhau.

+ Mệnh đề đảo của đáp án D là: Nếu một số chia hết cho 5 thì có tận cùng là 0.

Đây là mệnh đề sai, vì một số chia hết cho 5 có thể có tận cùng là 0 hoặc 5.

+ Mệnh đề đảo của đáp án C là: Nếu a chia hết cho 9 thì a chia hết cho 3.

Đây là mệnh đề đúng. Chọn C.


Câu 53:

B thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
Xem đáp án

Vì A không thuộc khối 9 → A = {khối 7; khối 8}.

Vì bạn khối 9 không đăng kí đánh cầu → khối 9 = {nhảy xa; chạy}.

Bạn khối 8 tham gia nhảy xa → khối 8 = {nhảy xa}.

B không thuộc khối 8 → B = {khối 7; khối 9}.

B không ghi tên chạy → B = {đánh cầu; nhảy xa}. Mà khối 8 = {nhảy xa}.

→ B = {đánh cầu}. Lại có khối 9 = {nhảy xa; chạy} → B = {khối 7}.

Vậy B là học sinh khối 7 và đăng kí đánh cầu. Chọn C.


Câu 54:

C thuộc khối gì và ghi tên môn gì?
Xem đáp án

Theo câu 53 ta có: B là học sinh khối 7 và đăng kí đánh cầu.

→ A và C thuộc khối 8, khối 9 và đăng kí chạy, nhảy xa.

Vì A không thuộc khối 9 → A = {khối 8}, C = {khối 9}.

Mà khối 8 tham gia nhảy xa → A = {nhảy xa} → C = {chạy}.

Vậy bạn C là học sinh khối 9 và đăng kí tham gia chạy. Chọn D.


Câu 55:

Thành tích thi của C đứng thứ mấy?
Xem đáp án

Theo giả thiết: D: Xem ra tôi thứ nhất, A thứ hai → Ta xét 2 trường hợp: Hoặc D thứ nhất, hoặc A thứ hai (do mỗi bạn B, C, D chỉ đúng một nửa).

TH1: Giả sử A thứ hai

→ D không thể thứ nhất.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng.

Mà A thứ hai → B không thể thứ hai → C cuối cùng.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba.

→ D thứ hai (Mâu thuẫn với giả sử) → Loại.

TH2: Giả sử D thứ nhất

→ A không thể thứ hai.

Theo C: Không thể như vậy, D chỉ thứ hai, tôi thứ ba → C thứ ba. Chọn C.


Câu 56:

Thành tích thi của A đứng thứ mấy?
Xem đáp án

Theo câu 55: D thứ nhất, C thứ ba.

Theo B: Tôi thứ hai, C cuối cùng → B thứ hai → A thứ tư. Chọn D.


Câu 57:

Có 4 chàng trai khiêm tốn là: Hùng, Huy, Hoàng và Hải. Họ tuyên bố như sau:

Hùng: “Huy là người khiêm tốn nhất”.

Huy: “Hoàng là người khiêm tốt nhất”.

Hoàng: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”.

Hải: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất”.

Hóa ra, chỉ có một tuyên bố của 4 chàng trai khiêm tốn trên là đúng. Vậy ai là người khiêm tốn nhất?

Xem đáp án

TH1: Giả sử Hùng đúng → Huy là người khiêm tốn nhất.

Khi đó 3 bạn còn lại sai, tức là:

Theo Huy: Hoàng không phải là người khiêm tốn nhất.

Theo Hoàng: Hoàng là người khiêm tốn nhất → Mâu thuẫn.

TH2: Giả sử Huy đúng → Hoàng là người khiêm tốn nhất.

Theo Hoàng: “Tôi không phải là người khiêm tốn nhất” → Hoàng đúng.

→ Mâu thuẫn.

TH3: Giả sử Hoàng đúng → Hoàng không là người khiêm tốn nhất.

Huy sai → Hoàng không là người khiêm tốn nhất.

Hải sai → Hải là người khiêm tốn nhất.

Hùng sai → Huy không là người khiêm tốn nhất.

Trường hợp này đúng.

TH4: Giả sử Hải đúng → Hải không là người khiêm tốn nhất.

Huy sai → Hoàng không là người khiêm tốn nhất.

Hoàng sai → Hoàng là người khiêm tốn nhất → Mâu thuẫn.

Vậy Hải là người khiêm tốn nhất. Chọn D.


Câu 58:

Thầy Minh dạy môn gì?
Xem đáp án

Theo câu trên ta có Thầy Minh dạy Tiếng Pháp và Lịch sử.

Thầy Tuấn + thầy dạy môn Sinh + thầy dạy Tiếng Pháp thường đi với nhau trên đường về nhà → Thầy Vinh dạy môn Sinh và không dạy tiếng Pháp. Chọn B.


Câu 59:

Thầy Vinh dạy môn nào trong các môn sau?
Xem đáp án

Theo câu trên ta có Thầy Minh dạy Tiếng Pháp và Lịch sử.

Thầy Tuấn + thầy dạy môn Sinh + thầy dạy Tiếng Pháp thường đi với nhau trên đường về nhà → Thầy Vinh dạy môn Sinh và không dạy tiếng Pháp. Chọn B.


Câu 60:

Thầy Tuấn dạy những môn nào?
Xem đáp án

Theo các câu trên ta có Thầy Minh dạy Tiếng Pháp và Lịch sử.

Thầy Vinh dạy môn Sinh.

Vì thầy dạy Tiếng Anh, thầy dạy Toán và thầy Minh khi rảnh rỗi thường hay đánh quần vợt với một thầy thứ tư → Thầy dạy Toán thì không dạy Tiếng Anh.

Thầy dạy Sinh nhiều tuổi hơn thầy dạy Toán → Thầy Tuấn dạy Toán và Địa lý. Chọn D.


Câu 61:

 Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2002 của tỉnh, thành phố nào cao nhất?
Xem đáp án
Quan sát biểu đồ ta thấy diện tích nuôi trồng thủy sản của Khánh Hòa cao nhất (6 nghìn ha). Chọn B.

Câu 62:

Diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 là … (nghìn ha).
Xem đáp án

Diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 là:

(nghìn ha). Chọn D.


Câu 63:

Chu vi của mỗi tấm huy chương là
Xem đáp án

Mỗi tấm huy chương có đường kính là 8,5 cm.

Chu vi của mỗi tấm huy chương là: 8,5π cm. Chọn D.


Câu 65:

Tính khối lượng đồng nguyên chất có trong 1 500 tấm huy chương đồng.
Xem đáp án

Quan sát hình ảnh mẫu thiết kế ta thấy:

Một huy chương đồng nặng 450 g trong đó 95% đồng nguyên chất + 5% kẽm.

1 500 tấm huy chương có khối lượng là: 1 500 × 450 = 675 000 (g).

Lượng đồng nguyên chất có trong 1 500 tấm huy chương là:

675 000 ∙ 0,95 = 641 250 (g) = 641,25(kg). Chọn B.


Câu 66:

Từ ngày 1/12/2019, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV lên … đồng/tháng/HSSV.
Xem đáp án

Từ ngày 1/12/2019, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/HSSV lên 2.500.000 đồng/tháng/HSSV (2,5 triệu đồng/tháng/HSSV).

Chọn C.


Câu 67:

Một sinh viên thuộc diện chính sách được vay vốn hỗ trợ của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, năm học 2019 – 2020. Hỏi theo mức cho vay tối đa như trên của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thì sinh viên đó được vay tối đa bao nhiêu tiền cho năm học 2019 –2020? (Biết rằng sinh viên đó nhập học ngày 4/9/2019 và kết thúc năm học ngày 31/5/2020).
Xem đáp án

Một năm học diễn ra trong 9 tháng, như vậy một năm sinh viên được vay tối đa số tiền 9 tháng.

Theo mức cho vay tối đa ở trên của ngân hàng chính sách xã hội thì:

+ Tháng 9, 10, 11 năm 2019 sinh viên đó được vay mức tối đa là: 1 500 000 đồng/tháng/

+ Tháng 12 năm 2019 và các tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2020 sinh viên đó được vay mức tối đa là: 2 500 000 đồng/tháng.

Như vậy, năm học 2019 – 2020, một sinh viên được vay mức tối đa là:

3 × 1 500 000 + 6 × 2 500 000 = 19 500 000 (đồng). Chọn D.


Câu 68:

Kỳ nghỉ hè ở nước Anh của học sinh diễn ra trong bao nhiêu tuần?
Xem đáp án
Kỳ nghỉ hè ở nước Anh của học sinh diễn ra trong 7 tuần. Chọn C.

Câu 69:

Tại Mỹ học sinh có tất cả bao nhiêu ngày nghỉ trong năm?
Xem đáp án

Tại Mỹ: Học sinh có 3 kì nghỉ là:

+) Nghỉ hè: 11 tuần. +) Nghỉ đông: 2 tuần.     +) Nghỉ xuân: 1 tuần.

Như vậy trong 1 năm học sinh Mỹ được nghỉ: (11 + 2 + 1) × 7 = 98 (ngày). Chọn C.


Câu 70:

 Ở nước nào học sinh có 5 kỳ nghỉ/năm?
Xem đáp án
Ở Pháp và Australia học sinh có 5 kỳ nghỉ/năm. Chọn D.

Câu 71:

Điện phân nóng chảy thì ở cathode thu được sản phẩm là
Xem đáp án

 Ở cathode (cực âm) xảy ra sự khử ion thành kim loại Ca:

Ở anode (cực dương) xảy ra sự oxi hóa ion thành :

Chọn A.


Câu 72:

Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Cấu hình electron nguyên tử của M là
Xem đáp án

Gọi P, N lần lượt là số hạt proton và số hạt neutron trong nguyên tử M.

Cấu hình electron nguyên tử của M là .

Chọn B.


Câu 73:

Cho m gam một alcohol no, đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hydrogen là 15,5. Giá trị của m là
Xem đáp án

Alcohol aldehyde/ketone

Sau phản ứng với CuO, chất rắn ban đầu là CuO chuyển thành Cu nên lượng chất rắn giảm là lượng oxygen có trong CuO: gam.

Hỗn hợp hơi sau phản ứng: mol.

gam.

Bảo toàn khối lượng ta có:

gam.

Chọn A.


Câu 74:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch .

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch loãng có nhỏ vài giọt dung dịch

(d) Quấn dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

(a) không có cặp điện cực Þ không xảy ra ăn mòn điện hóa.

(b) Cặp điện cực Fe-Sn tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng đặt trong dung dịch điện li là không khí ẩm Þ xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) kim loại Cu bám vào Zn tạo thành cặp điện cực Zn-Cu cùng nhúng trong dung dịch điện li Þ xảy ra ăn mòn điện hóa.

(d) Cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng nhúng trong dung dịch điện li là nước muối Þ xảy ra ăn mòn điện hóa. Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa. Chọn C.


Câu 79:

Ở các loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa?
Xem đáp án
Diều là bộ phận nằm giữa khoang miệng và dạ dày có tác dụng tích trữ thức ăn và làm mềm thức ăn. Đây là bộ phận được hình thành do sự biến đổi một phần của thực quản. Chọn A.

Câu 80:

Trong các biện pháp được sử dụng để làm giảm cường độ hô hấp của nông sản trong quá trình bảo quản, biện pháp phơi khô được áp dụng đối với loại nông sản nào sau đây?
Xem đáp án
Biện pháp phơi khô nhằm làm giảm cường độ hô hấp của nông sản trong quá trình bảo quản không được áp dụng đối với các loại quả mọng như dưa hấu, cam, bưởi,… mà thường áp dụng đối với các loại hạt như lạc, ngô, lúa,… Chọn C.

Câu 81:

Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng ở sinh vật?
Xem đáp án
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ quan hoặc cơ thể. Trong các quá trình nêu trên thì tăng kích thước lá là sinh trưởng còn lại là phát triển. Chọn A.

Câu 82:

Ở Ruồi giấm Drosophila melanogaster có bộ NST được kí hiệu I, II, II, IV.  Khi khảo sát một quần thể thuộc loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (a, b, c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó thu được kết quả sau:

Thể đột biến

Số lượng NST đếm được ở từng cặp NST

I

II

III

IV

a

3

3

3

3

b

3

2

2

2

c

1

2

1

2

Thể đột biến a, b, c lần lượt là:

Xem đáp án

Ruồi giấm có 4 cặp NST → n = 4. Bình thường, mỗi cặp có 2 NST.

- Thể đột biến a: Trên 4 cặp đều có 3 NST → Bộ NST gấp 3 lần bộ NST đơn bội (n) → Thể đột biến a thuộc thể tam bội.

- Thể đội biến b: Cặp NST số 1 có 3 chiếc, các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường → Thể đột biến b thuộc thể tam nhiễm (2n + 1).

- Thể đột biến c: Cặp số 1 và số 3 có 1 chiếc, các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường → Thể đột biến c thuộc thể một nhiễm kép (2n - 1 - 1).

Chọn B.


Câu 84:

Về tự nhiên, Đông Nam Á gồm hai bộ phận là
Xem đáp án
Về tự nhiên, Đông Nam Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo. Chọn A.

Câu 85:

Dân cư nông thôn của nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án
Dân cư nông thôn của nước ta chiếm tỉ lệ cao và ngày càng giảm. Chọn C.

Câu 86:

Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển?
Xem đáp án
Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều bãi biển đẹp, thời tiết thuận lợi quanh năm thuận lợi nhất cho phát triển du lịch biển. Chọn C.

Câu 87:

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
Xem đáp án
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy Liên bang Nga kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chọn C.

Câu 88:

Trong giai đoạn 1939-1945, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?
Xem đáp án
Các phương án A, B, D là các tổ chức được thành lập năm 1929. Còn Việt Nam Giải phóng quân được thành lập năm 1945. Chọn C.

Câu 89:

Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?
Xem đáp án

Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy: 

Chiến dịch Huế-Đà Nẵng thắng lợi năm 1975.

Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi năm 1947.

Chiến dịch Biên giới thắng lợi năm 1950.

Chiến dịch Điện Biên Phủ lợi năm 1954.

Chọn A.


Câu 90:

Một trong những biện pháp quan trọng về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là
Xem đáp án

Học sinh tự làm bài


Câu 91:

Vai trò của đá bọt trong quá trình trên là
Xem đáp án
Vai trò chính của đá bọt trong quá trình trên là giúp các chất trong bình tam giác thủy tinh được sôi đều hơn. Chọn C.

Câu 94:

Tại sao học sinh X lại thực hiện thí nghiệm đến 3 lần?
Xem đáp án

+ Phát biểu A không đúng vì kết quả của hai thí nghiệm 1 và 2 là tương đương nhau (thí nghiệm có tính lặp lại) nên kết quả từ hai thí nghiệm trên được bạn X thực hiện đúng.

+ Phát biểu C không đúng vì nếu muốn tăng độ tin cậy cho thí nghiệm thì bạn X phải lặp lại ba thí nghiệm tương đương nhau, tức là thí nghiệm 3 cũng phải đun nóng nước có khoảng biến đổi nhiệt độ là khoảng

+ Phát biểu D không đúng, phát biểu D tương tự như phát biểu C, nếu muốn tăng tính hợp lệ thì ba thí nghiệm phải giống nhau hoặc tương tự nhau.

+ Phát biểu B là chính xác, X muốn làm hai thí nghiệm đầu để đối chứng rồi mới tiến hành thay đổi điều kiện ở thí nghiệm 3.

Chọn B.


Câu 95:

Nhiệt độ thay đổi ở thí nghiệm 3 đặc biệt hơn thí nghiệm 1 và 2. Lí do hợp lí nhất để giải thích là
Xem đáp án

+ Phát biểu A không đúng vì nhiệt độ ban đầu của nước được bạn X cố định là ở mỗi thí nghiệm.

+ Phát biểu C không đúng vì lượng nước trong ba thí nghiệm xấp xỉ nhau, ngoài ra, ở thí nghiệm 3, X dùng hơn 100 g nước thì lẽ ra sự thay đổi nhiệt độ phải ít hơn, vì có nhiều phân tử nước cần cung cấp nhiệt độ hơn.

+ Phát biểu D không đúng vì ở hai thí nghiệm trước nhiệt kế cho kết quả tương tự nhau.

+ Phát biểu B đúng vì lượng ethanol trong thí nghiệm 1 và 2 xấp xỉ 0,5 g, còn thí nghiệm 3 là 0,9 g, gần gấp đôi hai thí nghiệm còn lại, dẫn đến nhiệt độ của nước bị biến đổi nhiều.

Chọn B.


Câu 97:

Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về tia gamma?
Xem đáp án
Tia gamma không mang điện. Chọn C.

Câu 98:

Điều nào sau đây không phải là tính chất của tia gamma?
Xem đáp án
Bước sóng của tia là bước sóng rất ngắn. Chọn D.

Câu 103:

Trong quá trình nhân đôi DNA, cần sử dụng số loại nuclêôtit làm nguyên liệu là
Xem đáp án
Trong quá trình nhân đôi DNA, cần sử dụng  loại 8 nuclêôtit làm nguyên liệu trong đó có 4 loại nuclêôtit của ADN để tổng hợp mạch mới và 4 loại nuclêôtit của ARN để tổng hợp các đoạn mồi. Chọn B.

Câu 104:

Để tổng hợp hình thành các đoạn Okazaki rồi hình thành mạch hoàn chỉnh thì thứ tự xúc tác của các loại enzim là
Xem đáp án
Diễn biến tổng hợp các đoạn Okazaki rồi hình thành mạch hoàn chỉnh: ARN pôlimreza thực hiện tổng hợp đoạn mồi để cung cấp đầu 3’OH tự do → ADN pôlimeraza III thực hiện lắp ráp các nu để kéo dài mạch đơn mạch tạo nên các đoạn Okazaki → ADN pôlimeraza I cắt đoạn RNA mồi, lắp rắp các nuclêtit tương ứng để lấp đầy chỗ trống → Ligaza thực hiện nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch hoàn chỉnh. Chọn C.

Câu 105:

Giả sử một phân tử DNA của vi khuẩn nhân đôi 1 lần có 30 đoạn Okazaki thì quá trình nhân đôi này đã hình thành số đoạn ARN mồi là
Xem đáp án

Xét trên 1 chạc chữ Y, mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu, 0 đoạn okazaki; mạch được tổng hợp  gián đoạn có số đoạn mồi = số đoạn okazaki. Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên  số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là số đoạn okazaki + 2.

Vậy một phân tử DNA của vi khuẩn nhân đôi 1 lần có 30 đoạn Okazaki thì quá trình nhân đôi này đã hình thành số đoạn ARN mồi là 30 + 2 = 32. Chọn A.


Câu 106:

Khi nói về sự biến đổi giữa các loài phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
D. Sai. Đây là loại diễn thế nguyên sinh, vì vậy kết quả của quá trình biến đổi là xuất hiện một quần xã tương đối ổn định. Chọn D.

Câu 108:

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Sau một năm núi lửa phun trào, tại vùng núi St Helens đã có độ che phủ đạt trên 5%.

II. Từ năm 1993, số lượng loài ổn định và không tiếp tục tăng.

III. Diễn thế sinh thái thứ sinh xảy ra rất nhanh sau khi núi lửa phun trào.

IV. Quần xã thực vật ổn định khoảng 20 loài tại khu vực nghiên cứu chứng tỏ quần xã đã đạt được giai đoạn đỉnh cực trong diễn thế sinh thái.

Xem đáp án

I. Sai. Vì sau một năm (1981) núi lửa phun trào, tại vùng núi St Helens đã xuất hiện 14 -15 loài thực vật, tuy nhiên số lượng cá thể rất it, vì vậy độ che phủ chỉ đạt dưới 5%.

II. Đúng. Từ năm 1993, độ che phủ đạt mức cực đại sau đó có sự biến đổi nhẹ theo sự tăng hay giảm của số lượng loài ổn định xung quanh mức 20%.

III. Sai. Diễn thế sau khi núi lửa phun trào không phải là diễn thế thứ sinh bởi vì: Khi núi lửa phun trào, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao phun trào ra ngoài đã tiêu diệt hết mọi sự sống, tạo ra một vùng đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, khô hạn và di chuyển bề mặt. Sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi, do quá trình phong hóa, vùng đất mới ra đời. Các sinh vật đến dần dần mới hình thành đất, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần xã sinh vật. Như vậy đây là quá trình diễn thế nguyên sinh.

IV. Sai. Vì một quần xã diễn thế đến đỉnh cực không thể diễn ra trong 18 năm, thời gian cho diễn thế cần dài hơn rất nhiều. Số lượng loài của quần xã rất ít (ít hơn 25 loài) và đặc biệt độ che phủ quá thấp đối với một quần xã trên cạn, chỉ đạt 15 - 20%. Nếu một quần xã đạt tới đỉnh cực sẽ có độ che phủ cao (90 đến 100%), độ đa dạng cao, phân tầng nhiều.

Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng là II. Chọn A.


Câu 109:

Dựa vào bài viết, nước ta dự kiến sē đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại đâu?
Xem đáp án
Nước ta dự kiến sē đầu tư mới các cơ sở luyện vàng tại Tuyên Quang. Chọn D.

Câu 110:

Dựa vào bài viết, dự kiến đến năm 2030 nước ta khai thác ước đạt bao nhiêu tấn quặng vàng?
Xem đáp án
Dự kiến năm 2030 nước ta khai thác ước đạt 1.780 triệu tấn quặng vàng/năm. Chọn A.

Câu 111:

Dựa vào bài viết, việc phát triển lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản gắn với yếu tố nào?
Xem đáp án
 Năm 2019 tới nay nhóm ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nhóm ngành là phát biểu không đúng khi nói về ngành dịch vụ ở nước ta. Chọn C.

Câu 112:

Dựa vào bài viết, đâu là phát biểu không đúng khi nói về ngành dịch vụ ở nước ta?
Xem đáp án
 Lao động trong ngành nông nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh hơn lao động trong ngành dịch vụ là phát biểu không đúng khi nói về ngành dịch vụ ở nước ta. Chọn D.

Câu 113:

Dựa vào bài viết, bắt đầu từ năm 2015 lao động trong ngành dịch vụ chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số lao động?
Xem đáp án
Từ năm 2015 lao động trong ngành dịch vụ chiếm khoảng hơn 30 % trong tổng số lao động. Chọn A.

Câu 114:

Dựa vào bài viết, tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh hơn không có ý nghĩa gì dưới đây?
Xem đáp án
Tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam không phải là ý nghĩa của việc tăng tỷ trọng lao động trong nhóm ngành dịch vụ. Chọn C.

Câu 115:

heo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), tương lai của Trung Quốc sē trở thành
Xem đáp án
Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), tương lai của Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Chọn C.

Câu 116:

Một trong những tác động tích cực của Hội nghị Ianta là gì?
Xem đáp án

Một trong những nội dung chính của Hội nghị lanta (2-1945) là: Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xit Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xit Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

Chính vì vậy mà tác động tích cực của Hội nghị lanta là thúc đẩy chiến tranh kết thúc sớm hơn. Chọn D.


Câu 117:

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (1945), Liên Xô không có phạm vi chiếm đóng ở vùng
Xem đáp án
Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu thuộc phạm vị ảnh hưởng của Liên Xô. Chọn C.

Câu 118:

Sự kiện nào được coi là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Xem đáp án
Sáng 1-9-1858, địch gửi tối hậu thư, đòi Trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)-mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Chọn A.

Câu 119:

Tại mặt trận Đà Nng (1858), quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật nào sau đây để chống lại liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược?
Xem đáp án
Sáng 1-9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện "vườn không nhà trống" gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Chọn D.

Câu 120:

 Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nng (1858 1859) đã bước đầu làm thất bại kế hoạch quân sự nào sau đây của thực dân Pháp?
Xem đáp án
Liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) trên bán đảo Sơn Trà. Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh "của Pháp. Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định. Chọn B.

Bắt đầu thi ngay