IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 13)

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 13)

Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 13)

  • 258 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng ba ….. đất/ Mưa tháng tư hư đất.
Xem đáp án

Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất.

Tục ngữ: Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất. Chọn A. 


Câu 2:

Tiếng đàn “Ngu cầm” trong bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện ước mong gì của Nguyễn Trãi?
Xem đáp án

Căn cứ bài Cảnh ngày hè.

Tiếng đàn “Ngu cầm” thể hiện ước mong về một xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc, ấm no của Nguyễn Trãi. Chọn C. 


Câu 3:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

Xem đáp án

Căn cứ đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối của câu 1, 2, 4 hoặc câu 2, 4. Chọn A. 


Câu 4:

Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

Xem đáp án

Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

- Mặt trời (2) được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ chỉ người con là điều vô cùng có ý nghĩa với mẹ trong cuộc đời này, là mặt trời sưởi ấm lòng tin, ý chí của người mẹ trong cuộc sống.

→ Chọn B.


Câu 5:

Điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Ta muốn …... mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn …… cánh bướm với tình yêu” (Vội vàng, Xuân Diệu)
Xem đáp án

Căn cứ bài thơ Vội vàng

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu.

→ Chọn D.


Câu 7:

Giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ nhặt là:
Xem đáp án

Căn cứ nội dung bài Vợ nhặt. 

Giá trị hiện thực Vợ nhặt: cho thấy cuộc sống thê thảm của những con người nghèo khổ trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên. Chọn A. 


Câu 8:

Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Xem đáp án

Căn cứ bài về chính tả.

Từ viết đúng chính tả là: lãng mạn

Sửa lại một số từ sai chính tả: đọc giả - độc giả, hàm xúc - hàm súc, khắc khe - khắt khe.

→ Chọn D.


Câu 9:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Sau khi đã suy nghĩ …….., anh ấy mới quyết định ……... câu chuyện với những người thân yêu.”
Xem đáp án

Căn cứ bài chính tả, phân biệt vần ui/uôi, phân biệt dấu hỏi/dấu ngã.

- Sau khi đã suy nghĩ chín muồi, anh ấy mới quyết định chia sẻ câu chuyện với những người thân yêu.

→ Chọn B.


Câu 10:

Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì tính chất nguy hiểm của dịch corona, anh ấy buột phải tự cách ni khi bị sốt, ho.”
Xem đáp án

Căn cứ chữa lỗi dùng từ, phân biệt l/n.

- Các lỗi dùng từ:

+ Lỗi lặp từ.   

+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

- Từ “buột” mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.

- Từ “cách ni” mắc lỗi sai chính tả.

Sửa lại: buột - buộc, cách ni - cách li.

→ Chọn D.


Câu 11:

Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?”, xác định trạng ngữ trong câu trên.
Xem đáp án

Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu.

- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện diễn ra sự việc nêu lên trong câu.

- Trạng ngữ “khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi”.

→ Chọn C.


Câu 12:

"Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”. Đây là câu:
Xem đáp án

Căn cứ bài Chữa lỗi quan hệ từ.

- Câu trên sử dụng thiếu quan hệ từ.

- Sửa lại: “Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”.

→ Chọn C.


Câu 13:

Nhận xét về phương pháp thuyết minh chính trong đoạn văn: “Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,…

(Cây dừa Bình Định)

Xem đáp án

Căn cứ bài Phương pháp thuyết minh. 

Đoạn văn sử dụng phương pháp liệt kê, liệt kê những công dụng của cây dừa đối với cuộc sống con người. Chọn C. 


Câu 14:

Trong câu Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên (Xa ngắm thác núi Lư, Lí Bạch), từ “tử” có nghĩa là gì?
Xem đáp án

Căn cứ bài Xa ngắm thác núi Lư.

Câu thơ: “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” được dịch nghĩa thành “Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh làn khói tía”. “tử” có nghĩa là màu đỏ tía.

→ Chọn C.


Câu 15:

Trong các câu sau:

I. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

II. Qua tác phẩm ấy, tố cáo xã hội bất công.

III. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

IV. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.

Những câu nào mắc lỗi?

Xem đáp án

Căn cứ bài Chữa lỗi về dùng từ, quan hệ từ.

- Câu mắc lỗi sai: I và II.

+ Câu I: Dùng sai quan hệ từ “của”.

Sửa lại: Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

+ Câu II: Câu thiếu chủ ngữ.

Sửa lại: Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội bất công.

→ Chọn A.


Câu 16:

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Xem đáp án

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Bàn bạc về sự nhỏ bé của con người trước phép thử của bà mẹ tự nhiên. Chọn C. 


Câu 17:

Loài người bình đẳng như bao nhiêu loài động vật, cúi đầu trước “phép thử” của mẹ thiên nhiên”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào với hình ảnh “mẹ thiên nhiên”?
Xem đáp án

Căn cứ các biện pháp tu từ đã học.

- Hình ảnh “mẹ thiên nhiên” sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Cách nhân hóa: gọi tên sự vật bằng từ ngữ để gọi con người.

→ Chọn B.


Câu 18:

Con người” trong câu “Chúng ta - con người, sẽ tiến hóa như thế nào?” là thành phần biệt lập gì của câu?
Xem đáp án

Căn cứ bài Thành phần biệt lập.

- Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

- Các thành phần biệt lập bao gồm:

+ Thành phần tình thái.

+ Thành phần cảm thán.

+ Thành phần phụ chú.

+ Thành phần gọi đáp.

- “Con người” trong câu “Chúng ta - con người, sẽ tiến hóa như thế nào?” là thành phần biệt lập phụ chú, nó giúp bổ sung chi tiết cho nội dung chính. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy,…

→ Chọn C.


Câu 19:

Theo bài viết “Fake news” được hiểu là gì?
Xem đáp án

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu.

- Theo bài viết, “Fake news” được hiểu là: tin tức giả tràn lan. Chọn B. 


Câu 20:

Xác định nội dung chính của đoạn văn số 1?
Xem đáp án

Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích.

Nội dung của đoạn 1 là: Dịch bệnh Covid-19 cho thấy sự nhỏ bé của con người trước tự nhiên và bản chất của con người. Chọn B.


Câu 21:

1.2. TIẾNG ANH 

Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

 _______, she tried to hide her feelings.

Xem đáp án

Kiến thức về Đảo ngữ

However + adj/adv + S + V: dù thế nào

A. However jealous she felt => Đúng cấu trúc đảo ngữ

B. Though she felt jealously => Sai cấu trúc. Ta có: feel + adj: cảm thấy như thế nào

C. In spite of her jealous => Sai cấu trúc. Ta có "jealous" là tính từ => danh từ "jealousy"

D. Despite of her jealousy => Sai cấu trúc. Ta có: In spite of/Despite + N/V-ing: mặc dù

Dịch: Dù ghen tị nhưng cô vẫn cố gắng che giấu cảm xúc của mình.

Chọn A.


Câu 22:

Mai has been very keen on doing research on _______ since she was at high school.
Xem đáp án

Kiến thức về Từ loại

A. physics (n): môn vật lý

B. physical (adj): thuộc về thể chất

C. physically (adv): liên quan đến thể chất

D. physician (n): bác sĩ

=> Khi ở trường ta sẽ học và nghiên cứu môn vật lý.

Dịch: Mai rất đam mê nghiên cứu vật lý từ khi còn học cấp 3.

Chọn A.


Câu 23:

What a beautiful dress you are wearing, _______?
Xem đáp án

Kiến thức về Câu hỏi đuôi

Nếu mệnh đề chính của câu hỏi đuôi là một câu cảm thán, phần đuôi của câu này sẽ được cấu tạo bởi đại từ dựa vào danh từ của mệnh đề chính và động từ chia theo dạng am/is/are phù hợp.

Dịch: Chiếc váy bạn đang mặc thật đẹp phải không?

Chọn D.


Câu 24:

When I came to visit my grandparents yesterday, they _______ the washing up.
Xem đáp án

Kiến thức về Sự phối thì

Diễn tả hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào trong quá khứ:

WHEN + S + V (quá khứ tiếp diễn), S + V (quá khứ đơn)

=> Hành động đang diễn ra: quá khứ tiếp diễn

=> Hành động xen ngang: quá khứ đơn

Ta có "do the washing-up" là hành động đang diễn ra => be + doing

"They" là chủ ngữ => were doing

Dịch: Khi tôi đến thăm ông bà tôi ngày hôm qua, họ đang giặt giũ.

Chọn C.


Câu 25:

Men are increasingly involved _______ doing the housework, which contributes significantly to reducing the burden on their partners.
Xem đáp án

 Kiến thức về Giới từ

Ta có: "be involved in": trực tiếp tham gia một công việc, sự kiện hay một hành động nào đấy.

Dịch: Nam giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào công việc nhà, điều này giảm bớt gánh nặng đáng kể cho bạn đời của họ.

Chọn B.


Câu 26:

In the whole, it's a good idea, but there are still some problems.
Xem đáp án

Kiến thức về Idiom

Ta có: On the whole: nói chung

Sửa: In the whole => On the whole

Dịch: Nhin chung, đó là một ỷ tưởng hay, nhưng vẫn còn một số vấn đề.

Chọn A.


Câu 27:

You will see it is not a challenging task - all what really matters is to keep the children focused during class.
Xem đáp án

Kiến thức về Đại từ quan hệ

Ta có: What = the thing(s) that: đứng đầu mệnh đề

=> What không thể đứng sau: all, everything, ... để thay thế cho sự vật.

Sửa: what really matters => that really matters

Dịch: Bạn sẽ thấy đây không phải là một nhiệm vụ khó khăn - tất cả những gì thực sự quan trọng là giúp trẻ tập trung trong giờ học.

Chọn C.


Câu 28:

McGuinness has a career in the visual arts and holds a MA from the Royal College of Art in London.
Xem đáp án

Kiến thức về Mạo từ "a/an"

- Dùng "a" trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.

- Dùng "an" trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm.

Ta có: M.A /ˌemˈeɪ/ (n): Thạc sĩ

=> Dù có cách viết là phụ âm "m", từ MA là 1 danh từ có phát âm âm đầu là nguyên âm.

Sửa: a MA => an MA

Dịch: McGuinness làm trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác và có bằng Thạc sĩ của Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở Luân Đôn.

Chọn C.


Câu 29:

The test made me so hungry. Let go to the bakery and buy some delicious cakes.
Xem đáp án

 Kiến thức về Câu đề nghị

Câu đề nghị với Let's: Let's + V(nguyên thể): hãy làm gì.

Sửa: Let => Let's

Dịch: Bài kiểm tra làm tôi đói quá. Chúng ta hãy đến tiệm bánh và mua vài chiếc bánh ngon đi.

Chọn B.


Câu 30:

I get my hair cut today, hence my hair needn't cutting for at least another month.
Xem đáp án

Kiến thức về Câu bị động

Dạng bị động với "need": need + V-ing/ to be Vp2: cần được làm gì.

=> dạng phủ định: do/ does not need + V-ing/ to be Vp2

Sửa: needn't => doesn't need

Dịch: Hôm nay tôi đi cắt tóc, do đó tóc của tôi sẽ không cần cắt trong ít nhất một tháng nữa.

Chọn B.


Câu 31:

Tom is going to be very lonely to live by himself in that remote area.
Xem đáp án

Dịch: Tom sẽ rất cô đơn khi phải sống một mình ở nơi hẻo lánh đó.

A. Tom sẽ sống một mình ở vùng hẻo lánh đó và anh ấy sẽ cảm thấy rất cô đơn.

=> Đáp án đúng. Ta có: by yourself = on your own: tự làm gì một mình

B. Tom thích ở một mình nên việc sống ở nơi xa xôi đó sẽ không khiến anh ấy cô đơn.

=> Sai về nghĩa. Tom không hề thích ở một mình.

C. Khu vực đó rất xa thành phố nên Tom sẽ ở một mình hầu hết thời gian.

=> Sai về nghĩa. Đề bài không đề cập đến việc khu vực Tom sống là xa thành phố.

D. Sống ở những vùng sâu vùng xa thường rất cô đơn nhưng Tom lại thích sự cô đơn.

=> Sai về nghĩa. Tom không thích sự cô đơn.

Chọn A.


Câu 32:

Although some activities were canceled, many people traveled to Da Nang during Tet holiday.
Xem đáp án

Dịch: Dù một số hoạt động bị hủy nhưng nhiều người vẫn đến Đà Nẵng dịp nghỉ Tết.

A. Do một số hoạt động bị hủy bỏ, nhiều người đã đến Đà Nẵng trong dịp nghỉ Tết.

=> Sai về nghĩa.

B. Dù hủy một số hoạt động nhưng nhiều người vẫn đến Đà Nẵng nghỉ Tết.

=> Đáp án đúng. Ta có: Despite/In spite of + N/V-ing, S + V + ...: mặc dù

C. Dù một số hoạt động bị hủy nhưng nhiều người vẫn đến Đà Nẵng dịp nghỉ Tết.

=> Sai cấu trúc. "Some activities" là bị hủy bỏ nên phải chia bị động chứ không phải dạng chủ động.

D. Dù có bao nhiêu người đến Đà Nẵng dịp nghỉ Tết nhưng một số hoạt động vẫn bị hủy bỏ.

=> Sai về nghĩa.

Chọn B.


Câu 33:

There were some very dark days but they are behind us and there is no use in dwelling on them.
Xem đáp án

Dịch: Có một số ngày rất đen tối nhưng chúng ở phía sau chúng ta và việc đắm chìm trong chúng cũng chẳng ích gì.

A. Sẽ chẳng ích gì nếu cứ mãi nghĩ về những ngày đen tối phía sau chúng ta.

=> Đáp án đúng. Cấu trúc: It's no use/ no good /useless + V-ing: thật vô ích khi làm gì

B. Thật chẳng ích gì khi cứ mãi chìm đắm trong những ngày đen tối nhất khi chúng xảy ra.

=> Sai về nghĩa. Những ngày đen tối, không phải đen tối nhất.

C. Thật vô ích khi sống dựa vào những ngày đen tối vì chúng ở sau lưng chúng ta.

=> Sai về cách dùng từ. Ta có "live on sth": sống bằng cái gì; tiếp tục tồn tại

D. Thật vô nghĩa khi quan tâm đến những ngày đen tối của chúng ta vì chúng là điều không thể tránh khỏi.

=> Sai về nghĩa. Đề bài không có thông tin không thể tránh khỏi.

Chọn A.


Câu 34:

Mai feels strange eating with a fork and knife.
Xem đáp án

Dịch: Mai cảm thấy kỳ lạ khi ăn bằng nĩa và dao.

A. Ăn bằng nĩa và dao không phải là điều Mai từng làm.

=> Sai về nghĩa. Mai cảm thấy không quen dù ăn rồi.

B. Mai không quen ăn bằng nĩa và dao.

=> Đáp án đúng. Cấu trúc: be/get used to + V-ing: quen với làm gì

C. Dù chưa quen nhưng Mai vẫn cố gắng ăn bằng nĩa và dao.

=> Sai về nghĩa.

D. Mai chưa từng ăn bằng nĩa và dao.

=> Sai về nghĩa. Mai đã ăn rồi, vấn đề là cô ấy thấy không quen.

Cấu trúc: used to V: đã làm gì trong quá khứ

Chọn B.


Câu 35:

Joana wears clothes that draw in at her waist to look slimmer.
Xem đáp án

Dịch: Joana mặc quần áo khoét eo để trông thon gọn hơn.

A. Để trông thon gọn hơn, Joana mặc những bộ đồ có đường khoét eo.

=> Sai ngữ pháp. Ta có "she" là ngôi thứ ba số ít => "she looks"

B. Joana mặc quần áo khoét eo để trông thon gọn hơn.

=> Sai về từ vựng. Thiếu giới từ "in".

C. Joana luôn mặc những bộ quần áo có phần khoét eo để trông thon gọn hơn.

=> Sai về nghĩa và ngữ pháp. Đề bài không đề cập tần suất luôn luôn. Hơn nữa, câu này mắc lỗi chia động từ với "she".

D. Để trông thon gọn hơn, Joana mặc những bộ quần áo khoét eo.

=> Đáp án đúng. Ta có: In order to + V(nguyên thể): để làm gì.

Chọn D.


Câu 36:

Which of the following can be the best title of the passage?
Xem đáp án

Dịch bài đọc:

Hiện nay khi mà thế hệ trẻ không rời mắt khỏi điện thoại di động, tivi và internet và ngày càng xa rời các cuốn sách, nhà sưu tầm Nikhil Pasan Kalyan ở Sundargarh đã tự nhận trách nhiệm thiêng liêng đặc biệt này. Vào thứ năm, Kalyan đã phát động một chiến dịch "Sundargarh Bahi Padha" để thúc đẩy việc đọc sách bằng cách phát sách cho những người dân trong thị trấn Sundargarh. Ông tiếp cận mọi người ở các quầy hàng bên đường và cùng uống trà với họ. Trong khi khuyến khích họ đọc sách, ông tặng sách cho họ.

Chính quyền huyện lên kế hoạch mở rộng sáng kiến đó tới các trường học và các làng trong sáu tháng tới với trọng tâm cải thiện các thư viện trường học và công cộng, và trang bị sách ở tất cả các văn phòng và phòng chờ. Thêm vào đó, các buổi đọc sách được lên kế hoạch tiến hành mỗi tuần tại nhà của Kaylan và những nơi khác để có thể thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi kể cả học sinh. "Sách là những người thầy tốt nhất. Để nâng cao đạo đức và sự cởi mở trong xã hội, mọi người đều phải đọc sách. Có thể đọc bất kỳ thể loại sách nào nhưng quan trọng là phải bắt đầu đọc." Kalyan nói.

Trưởng phòng Y tế và Sức khỏe Cộng đồng huyện (CDM-PHO) tiến sĩ SK Mishra nhận xét về tình hình hiện nay: "Giới trẻ và học sinh tự giới hạn mình trong các khóa học bắt buộc và từ chối vượt ra khỏi sự hạn chế đó", ông nói. Tiến sĩ Mishra nói thêm, "không còn nghi ngờ gì nữa, kết nối internet và thiết bị điện tử như máy tính, máy tính xách tay và điện thoại di động cung cấp một biển thông tin và kiến thức sẵn có nhưng đồng thời làm giảm sự sáng tạo ở mỗi cá nhân". "Các phương tiện truyền thông giết thời gian, sự sáng tạo và sự thôi thúc muốn đọc một cuốn sách. Người có thói quen đọc sách có ít nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer hơn", ông ấy nói.

 

Dịch: Đâu có thể là tiêu đề phù hợp nhất cho văn bản?

A. Nỗ lực phục hồi thói quen đọc sách của một chiến dịch

B. Lợi ích khác nhau của việc đọc sách

C. Ảnh hưởng của Internet lên thói quen đọc sách

D. Đọc sách chữa một số bệnh

Thông tin: Kalyan on Thursday launched a campaign 'Sundargarh Bahi Padha' to promote reading by distributing books among the people in Sundargarh town. He reached out to the people at roadside stalls and engaged with them over cups of tea. While motivating them to read, he gifted books to them. (Vào thứ năm, Kalyan đã phát động một chiến dịch "Sundargarh Bahi Padha" để thúc đẩy việc đọc sách bằng cách phát sách cho những người dân trong thị trấn Sundargarh. Ông tiếp cận mọi người ở các quầy hàng bên đường và cùng uống trà với họ. Trong khi khuyến khích họ đọc sách, ông tặng sách cho họ.)

Chọn A.


Câu 37:

According to paragraph 1, what was the ultimate intention of Nikhil Pasan Kalyan's actions?
Xem đáp án

Dịch: Theo đoạn 1, mục đích cuối cùng trong hành động của Nikhil Pasan Kalyan là gì?

A. Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của mạng xã hội.

B. Tuyên truyền cho các cơ quan quản lý nhận thức được lợi ích của việc đọc sách.

C. Để phổ biến sách của ông đến đông đảo độc giả địa phương.

D. Để đưa thói quen đọc sách quý giá của người dân địa phương quay trở lại.

Thông tin: Kalyan on Thursday launched a campaign 'Sundargarh Bahi Padha' to promote reading by distributing books among the people in Sundargarh town. He reached out to the people at roadside stalls and engaged with them over cups of tea. While motivating them to read, he gifted books to them. (Vào thứ năm, Kalyan đã phát động một chiến dịch "Sundargarh Bahi Padha" để thúc đẩy việc đọc sách bằng cách phát sách cho những người dân trong thị trấn Sundargarh. Ông tiếp cận mọi người ở các quầy hàng bên đường và cùng uống trà với họ. Trong khi khuyến khích họ đọc sách, ông tặng sách cho họ.)

Chọn D.


Câu 38:

Xem đáp án

Dịch: Từ "initiative" ở đoạn 2 gần nghĩa nhất với _______.

A. quyền lực B. ý tưởng mới C. mục đích D. sự đầu tư

Thông tin: The district administration plans to extend the initiative to schools and villages in the coming six months with focus on improving school and public libraries, and equipping all offices and waiting rooms with books. (Chính quyền huyện lên kế hoạch mở rộng sáng kiến đó tới các trường học và các làng trong sáu tháng tới với trọng tâm cải thiện các thư viện trường học và công cộng, và trang bị sách ở tất cả các văn phòng và phòng chờ.)

=> Ta có từ đồng nghĩa: initiative = new idea: ý tưởng mới.

Chọn B.


Câu 39:

The word "They" in paragraph 2 refers to _______.
Xem đáp án

Dịch: Từ "They" trong đoạn 2 đề cập đến _______.

A. Sách B. Giáo viên C. Địa điểm D. Học sinh

Thông tin: "Books are the best teachers. To improve morality and openness in the society, everyone has to read. They could be in any genre. Reading is the starting point," said Kalyan. "Sách là những người thầy tốt nhất. Để nâng cao đạo đức và sự cởi mở trong xã hội, mọi người đều phải đọc sách. Có thể đọc bất kỳ thể loại sách nào nhưng quan trọng là phải bắt đầu đọc." Kalyan nói.)

=> Từ "they" thay thế cho danh từ sách được nói đến trước đó.

Chọn A.


Câu 40:

It can be inferred from the last passage that social media is mentioned by CDM-PHO Mishra with the aim of _______.
Xem đáp án

Dịch: Có thể suy ra từ đoạn cuối rằng phương tiện truyền thông xã hội được CDM-PHO Mishra đề cập đến với mục đích _______.

A. cân nhắc lợi ích và tác hại của nó đối với cuộc sống

B. đặt ra câu hỏi liệu việc phát minh ra phương tiện truyền thông xã hội có mang lại lợi ích hay không

C. minh họa vai trò của nó trong việc giới trẻ gần như từ bỏ thói quen đọc sách

D. phủ nhận những lợi ích nó mang lại cho cuộc sống

Thông tin: "Youths and students confine themselves to prescribed courses of study and refuse to go beyond that," he said. Undoubtedly, internet connection and electronic gadgets like computers, laptops and mobile phones provide a sea of information and ready-made knowledge but simultaneously decrease the creativity in individuals, Mishra added. "Social media kills time, creativity and the urge to pick up a book... ("Giới trẻ và học sinh tự giới hạn mình trong các khóa học bắt buộc và từ chối vượt ra khỏi sự hạn chế đó", ông nói. Tiến sĩ Mishra nói thêm, "không còn nghi ngờ gì nữa, kết nối internet và thiết bị điện tử như máy tính, máy tính xách tay và điện thoại di động cung cấp một biển thông tin và kiến thức sẵn có nhưng đồng thời làm giảm sự sáng tạo ở mỗi cá nhân". "Các phương tiện truyền thông giết thời gian, sự sáng tạo và sự thôi thúc muốn đọc một cuốn sách…)

=> Ta thấy, trong tổng thể bài đọc nói về việc đọc sách, việc nói về các phương tiện truyền thông sẽ phụ họa thêm cho vấn đề chính, đó là nguyên nhân giới trẻ ít đọc sách hơn.

Chọn C.


Câu 41:

PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ bên và đường thẳng (với m là tham số). Hỏi có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đường thẳng d cắt đồ thị tại ba điểm phân biệt?

Xem đáp án

Từ đồ thị hàm số ta thấy rằng đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại ba điểm phân biệt

Cho hàm số y = x^3 - 3x^2 + 4 có đồ thị (C) (ảnh 1)

.

Vậy có một giá trị của m thỏa mãn điều kiện. Chọn C.


Câu 42:

Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn .
Xem đáp án

Gọi số phức

Ta có

 

Vậy tập hợp biểu diễn số phức z thỏa mãn bài cho là đường tròn có phương trình   có tâm và bán kính  Chọn D.


Câu 43:

Cho hình lăng trụ có thể tích bằng V. Gọi lần lượt là trung điểm của các cạnh . P là điểm trên cạnh sao cho . Thể tích của khối tứ diện bằng
Xem đáp án

Không mất tính tổng quát, ta giả sử là lăng trụ đứng để bài toán đơn giản hơn.

Trong kéo dài NC cắt  tại E.

Áp dụng định lí Thalès ta có

là trung điểm của của CE .

Ta có: .

Dựng hình chữ nhật , ta có: ; ;

; .

Khi đó ta có: 

Ta có: . Mà nên .

Vậy . Chọn C.


Câu 44:

Trong không gian , cho hai điểm . Phương trình của mặt cầu tâm và đi qua
Xem đáp án

Ta có bán kính mặt cầu .

Phương trình mặt cầu tâm  và bán kính .

Chọn B.


Câu 45:

Cho tích phân . Mệnh đề nào dưới đây sai?
Xem đáp án

Ta có . Đặt .

Đổi cận .

.

Đối chiếu các đáp án ta thấy A, B, D đúng. Đáp án C sai vì quên không đổi cận. Chọn C.


Câu 46:

Trong lớp học có 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ. Có bao nhiêu cách chọn đội văn nghệ gồm 6 bạn sao cho số nam bằng số nữ?
Xem đáp án

Để tạo thành 1 đội văn nghệ gồm 6 bạn mà số nam bằng số nữ thì ta cần 3 nam và 3 nữ.

Số cách chọn là: Trong lớp học có 10 học sinh gồm 5 nam và 5 nữ (ảnh 1)

. Chọn A.


Câu 47:

Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 65%. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 75%. Xác suất để cả hai người cùng bắn trúng là
Xem đáp án

Gọi A là biến cố “người thứ nhất bắn trúng”.

Gọi B là biến cố “ người thứ hai bắn trúng”.

Suy ra . Và AB là biến cố “cả hai người đều bắn trúng”.

Ta có . Chọn D.


Câu 48:

Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để phương trình có nghiệm. 
Xem đáp án

Điều kiện :

Ta có:

.

Với ta có (vô lý).

Với ta có .

Kết hợp điều kiện Tìm tập hợp tất cả các giá trị của tham số m (ảnh 1).

Vậy . Chọn C.


Câu 49:

Một đi xe máy từ A đến B với vận tốc 30 km/h và ngay lập tức quay trở về A. Hỏi khi trở về người đó đi với vận tốc bao nhiêu để vận tốc trung bình cho cả cuộc hành trình (đi từ A đến B rồi từ B trở về A) là 60 km/h?
Xem đáp án

Gọi vận tốc của người đó lúc về là

Vận tốc trung bình của người đó là nên ta có phương trình:

Để đạt được vận tốc trung bình cho cả cuộc hành trình là thì vận tốc lúc về của người đó phải là Tuy nhiên xe máy không thể đi với vận tốc theo quy định nên đáp án D đúng. Chọn D.


Câu 50:

Lúc 7 giờ một ô tô đi từ A đến B. Lúc 7 giờ 30 phút một xe máy đi từ B đến A với vận tốc kém vận tốc của ô tô là 24 km/h. Ô tô đến B được 20 phút thì xe máy mới đến A. Tính vận tốc mỗi xe, biết quãng đường AB dài 120 km.
Xem đáp án

Gọi vận tốc của xe máy là .

Vận tốc của ô tô là .

Thời gian xe máy đi hết quãng đường là: .

Thời gian ô tô đi hết quãng đường là: .

Đổi 30 phút phút

Theo đề bài ta có phương trình: 

.

Phương trình có 2 nghiệm   (loại) và  (tmđk).

Vậy vận tốc xe máy là 48km/h, vận tốc ô tô là km/h. Chọn D.


Câu 51:

Hãy phát biểu mệnh đề kéo theo và xét tính đúng sai của mệnh đề này. Cho tứ giác ABCD và hai mệnh đề:

P: Tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180°” và Q: Tứ giác nội tiếp được đường tròn.

Xem đáp án

: Nếu tổng 2 góc đối của tứ giác lồi bằng 180° thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

: Nếu tứ giác không nội tiếp đường tròn thì tổng 2 góc đối của tứ giác đó bằng 180°”.

Mệnh đề đúng, mệnh đề sai. Chọn D.


Câu 52:

Trong 1 buổi học nữ công, ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa mỗi loại 1 bông: cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Chọn câu đúng?
Xem đáp án

+) Vì bạn làm hoa hồng nói với Cúc: “Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả!” nên bạn nói với Cúc là bạn Đào (vì bạn Hồng không thể làm hoa hồng).

Có nghĩa là bạn Đào làm hoa hồng.

+) Lúc này, bạn Cúc không làm hoa cúc cũng không làm hoa hồng (vì bạn Đào đã làm hoa hồng) nên bạn Cúc làm hoa đào.

Và còn lại bạn Hồng làm hoa cúc.

Vậy: Cúc làm hoa đào, Đào làm hoa hồng, Hồng làm hoa cúc. Chọn A.


Câu 53:

Nếu danh sách các thành viên của nhóm tháng 7 được liệt kê theo phòng là: “1, 2, 3, 1, 3” thì danh sách của nhóm tháng 10 (liệt kê theo phòng) có thể là
Xem đáp án

Tháng 7: 1, 2, 3, 1, 3

Dựa vào các giả thiết:

    - Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3.

    - Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1.

    - Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2.

    - Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.

Khi đó ta có:

Tháng 8: 2, 3, 1, 3, (1 hoặc 3)

Tháng 9: 3, 1, 3, (1 hoặc 3), 1

Tháng 10: 1, 3, (1 hoặc 3), 1, 2

Dựa vào các đáp án ta thấy chỉ có đáp án C thỏa mãn. Chọn C.


Câu 54:

Nếu danh sách tháng 4 là: “Mai2, Lan1, Oanh3, Giang3, Ri1”, điều nào sau đây sẽ xảy ra vào đầu tháng 7?
Xem đáp án

Tháng 4: Mai2, Lan1, Oanh3, Giang3, Ri1

Dựa vào các giả thiết:

    - Nếu người ra thuộc phòng 1, người vào phải thuộc phòng 1 hoặc 3.

    - Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1.

    - Nếu người ra thuộc phòng 3, người vào phải thuộc phòng 2.

    - Người ra phải là người có thâm niên cao nhất trong nhóm.

Khi đó ta có:

Tháng 5: Lan1, Oanh3, Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1).

Tháng 6: Oanh3, Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1), (người nào đó ở phòng 1 hoặc 3).

Tháng 7: Giang3, Ri1, (người nào đó ở phòng 1), (người nào đó ở phòng 1 hoặc 3), (người nào đó ở phòng 2). Chọn D.


Câu 55:

Nếu tháng 3 tất cả các thành viên nhóm đều đến từ phòng 2, thời điểm sớm nhất để cả nhóm đều đến từ phòng 1 sẽ là:
Xem đáp án

Tháng 3: 2, 2, 2, 2, 2.

Theo giả thiết ta có: Nếu người ra thuộc phòng 2, người vào phải thuộc phòng 1.

→ Để đến khi nhóm gồm 5 người đều đến từ phòng 1 thì 5 người phòng 2 phải rời đi hết. Như vậy sớm nhất sau 5 tháng thì nhóm đó sẽ gồm 5 người đều đến từ phòng 1.

→ Tháng 8 là thời điểm sớm nhất để cả nhóm đều đến từ phòng 1. Chọn A.


Câu 56:

Năm bạn A, B, C, D, E cùng chơi một trò chơi trong đó mỗi bạn sẽ là thỏ hoặc rùa. Thỏ luôn nói dối còn rùa luôn nói thật:

1. A nói rằng: B là một con rùa.

2. C nói rằng: D là một con thỏ.

3. E nói rằng: A không phải là thỏ.

4. B nói rằng: C không phải là rùa.

5. D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau.

Hỏi ai là con rùa?

Xem đáp án

TH1: Giả sử A rùa → A nói thật.

A nói rằng: B là một con rùa → B là rùa → B nói thật.

B nói rằng: C không phải là rùa → C là thỏ → C nói dối.

C nói rằng: D là một con thỏ → D là rùa → D nói thật.

D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau → E là thỏ → E nói dối.

E nói rằng: A không phải là thỏ → A là thỏ → Vô lí.

TH2: A là thỏ → A nói dối.

A nói rằng: B là một con rùa → B là thỏ → B nói dối.

B nói rằng: C không phải là rùa → C là rùa → C nói thật.

C nói rằng: D là một con thỏ → D là thỏ → D nói dối.

D lại nói: E và A là hai con thú khác nhau → E là thỏ → E nói dối.

E nói rằng: A không phải là thỏ → A là thỏ → Đúng.

Vậy C là rùa. Chọn D.


Câu 57:

Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố người đó là người con trai duy nhất của bố người đang trả lời các bạn”.Hỏi người trong ảnh là ai?
Xem đáp án

Người đang trả lời các bạn chính là Trung → Bố người đó là người con trai duy nhất của bố Trung.

Người con trai duy nhất của bố Trung là Trung → Bố người đó là Trung.

Vậy người trong ảnh là con của Trung. Chọn B.


Câu 58:

Hải quê ở đâu?
Xem đáp án

Theo đề bài ta có: Dũng nói Hải ở Khánh Hòa. Hải cũng nói tôi ở Khánh Hòa.

Không còn dữ kiện nào đề cập đến quê của Hải.

Vậy Hải quê ở Khánh Hòa. Chọn A.


Câu 59:

Ân quê ở đâu?
Xem đáp án

Theo câu 58, Hải quê ở Khánh Hòa.

Mà Hải nói Tôi ở Khánh Hòa, còn Ân ở Hải Dương, nên Ân ở Hải Dương có thể đúng hoặc có thể sai.

TH1: Ân ở Hải Dương → Dũng không thể ở Hải Dương.

Mà Châu nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Hải Dương Châu ở Lâm Đồng → Bắc không thể ở Lâm Đồng. 

Mà Bắc nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh → Châu ở Bắc Ninh.

 Mâu thuẫn (Do Châu không thể ở cả Lâm Đồng và Bắc Ninh).

Vậy Ân không ở Hải Dương.

TH2: Ân không ở Hải Dương.

→ Dũng phải ở Hải Dương.

Mà Ân nói: Quê tôi ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Nghệ An  Ân phải ở Lâm Đồng. Chọn B.


Câu 60:

Châu quê ở đâu?
Xem đáp án

Theo câu 58, 59 ta tìm được: Ân ở Lâm Đồng, Hải ở Khánh Hòa, Dũng ở Hải Dương.

Bắc nói: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh.

Mà Ân đã ở Lâm Đồng, nên Bắc không thể ở Lâm Đồng.

Vậy Châu phải ở Bắc Ninh. Chọn C.


Câu 61:

Các loại nước của nhãn hiệu Vfresh chiếm tỉ lệ người dùng cao nhất đặc biệt là sản phẩm nước cam ép chiếm bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án
Các loại nước của nhãn hiệu Vfresh chiếm tỉ lệ người dùng cao nhất đặc biệt là sản phẩm nước cam ép chiếm 69,3%. Chọn B.

Câu 62:

Dòng sản phẩm nào có tỷ lệ người dùng ở vị trí thứ hai: 
Xem đáp án

Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Vfresh là: .

Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Number 1 là: .

Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm Twister là: .

Tỷ lệ người dùng dòng sản phẩm TriO là: .

Tỷ lệ người dùng ở vị trí thứ haiNumber 1. Chọn B.


Câu 63:

Phần lớn sinh viên ra trường sẽ công tác tại đâu?
Xem đáp án

Phần lớn sinh viên ra trường sẽ công tác tại các doanh nghiệp Tư nhân, chiếm 42%.

Chọn C.


Câu 64:

Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường công tác tại các viện nghiên cứu trong nước là bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án

Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường công tác tại các viện nghiên cứu trong nước là 6%. 

Chọn C.


Câu 66:

Số hộ chăn nuôi heo năm 2019 giảm từ mức 3,4 triệu hộ của năm 2016 xuống
Xem đáp án
Dựa vào biểu đồ ta có: Số hộ chăn nuôi heo năm 2019 là 2,5 triệu hộ. Chọn C.

Câu 68:

Tổng trị giá các nhóm hàng công nghiệp trong năm 2018 là
Xem đáp án

Tổng trị giá các nhóm hàng công nghiệp trong năm 2018 là:

 (tỷ USD). Chọn B.


Câu 69:

Trung bình trị giá mỗi nhóm hàng là
Xem đáp án

Tổng trị giá các nhóm hàng trong bảng số liệu là: 163,1 tỷ USD.

Theo bảo số liệu ta có 9 nhóm hàng các ngành công nghiệp.

Trung bình trị giá mỗi nhóm hàng trên là: (tỷ USD). Chọn B.


Câu 70:

Trị giá của nhóm hàng dệt may (tỷ USD) năm 2017 là
Xem đáp án
Trị giá của nhóm hàng dệt may năm 2017 là: (tỷ USD). Chọn D.

Câu 71:

Cho 3 nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng tương ứng là Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Ta có:

+ X, Y, Z lần lượt thuộc các ô thứ 11, 15 và 17 của bảng tuần hoàn.

+ Z, Y, X lần lượt thuộc nhóm: VIIA, VA và IA của bảng tuần hoàn.

+ X, Y, Z thuộc cùng chu kì 3 nên độ âm điện tăng dần theo thứ tự: độ âm điện .

Phát biểu đúng: Z tạo được hợp chất khí với hydrogen.

Chọn C.


Câu 72:

Trong phản ứng tổng hợp ammonia:

Trong phản ứng tổng hợp ammonia (ảnh 1) 

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

Xem đáp án

 Ta có: , phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.

Để tăng hiệu suất tổng hợp thì cần vận dụng các yếu tố để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Vậy:

+ Giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng toả nhiệt, tức chiều thuận.

+ Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol khí, tức chiều thuận.

Chọn D.


Câu 74:

Cho chất hữu cơ X (là dẫn xuất của benzene) có công thức phân tử và thỏa mãn các tính chất:

(X) + NaOH → không phản ứng

Số đồng phân của X thỏa mãn các tính chất trên là

Xem đáp án

không phản ứng với NaOH nên X không có nhóm đính trực tiếp với vòng benzene. X có khả năng tách nước tạo Y; Y tạo polymer. Vậy, có 2 đồng phân của X thỏa mãn là:

Chọn B.


Câu 78:

Một hệ cơ học có tần số dao động riêng là 10 Hz, ban đầu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hòa theo phương trình (t đo bằng giây). Nếu ta thay ngoại lực cưỡng bức bằng ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa theo phương trình (t đo bằng giây) thì biên độ dao động cường bức của hệ sē
Xem đáp án

Tần số dao động riêng là

Tần số dao động của F1 Hệ cộng hưởng với không cộng hưởng

Biên độ giảm  Chọn C.


Câu 79:

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
Xem đáp án
Chấu chấu thuộc côn trùng có hệ tuần hoàn hở. Cá chép, chim bồ câu và rắn hổ mang có hệ tuần hoàn kín. Chọn A.

Câu 80:

Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?
Xem đáp án
Trong các hiện tượng trên, các hiện tượng thuộc ứng động sinh trưởng gồm: hoa mười giờ nở vào buổi sáng, lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng, hiện tượng thức ngủ của cây trinh nữ. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học và khí khổng đóng mở là những hiện tượng thuộc ứng động không sinh trưởng. Chọn C.

Câu 81:

Trong chọn giống, từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen
Xem đáp án
Cấy truyền phôi là phương pháp tạo giống từ một phôi ở giai đoạn đầu tách các tế bào và nuôi cấy tạo các phôi mới, sau đó cấy vào các cá thể cái để sinh ra cá thể mới. Do đó, các cá thể mới sinh ra đều có kiểu gen giống kiểu gen của phôi ban đầu. Chọn D.

Câu 82:

Một quần thể thú ngẫu phối, xét 4 gen: gen 1 và gen 2 cùng nằm trên 1 NST thường, gen 3 và gen 4 cùng nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Cho biết quần thể này có tối đa 8 loại giao tử thuộc gen 1 và gen 2; tối đa 7 loại tinh trùng thuộc gen 3 và gen 4 (trong đó có cả tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y). Theo lí thuyết, quần thể này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc các gen đang xét?
Xem đáp án

Xét gen 1 và gen 2 tạo ra tối đa 8 loại giao tử → Số alen của gen 1 × số alen của gen 2 = 8, ta coi như 1 gen có 8 alen  Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: KG.

Xét gen 3 và gen 4 tạo ra tối đa 7 loại tinh trùng (gồm 6 loại X và 1 loại Y). Do đó, số kiểu gen ở giới XX:  số kiểu gen ở giới XY: 6  Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: 21 + 6 = 27 KG.

 Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 36 × 27 = 972 KG. Chọn D.


Câu 83:

Vùng Trung tâm Hoa Kỳ có
Xem đáp án
Vùng Trung tâm Hoa Kỳ có đồng bằng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, không phải địa hình đồi núi. Chọn B.

Câu 84:

Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu là nhiệm vụ chủ yếu của
Xem đáp án
Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu là nhiệm vụ chủ yếu của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Chọn B.

Câu 85:

Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
Xem đáp án

Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy:

A. tổng bức xạ trong năm lớn. → đây là hệ quả của việc nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. → đây là hệ quả của việc nằm trong vùng nội chí tuyến.

C. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. → đúng. Chọn C.

D. nền nhiệt độ cả nước cao. → đây là hệ quả của việc nằm trong vùng nội chí tuyến.


Câu 86:

Biển Đông nm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính là
Xem đáp án
 Nội chí tuyến → nóng ẩm quanh năm. Chọn C.

Câu 87:

 Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Xem đáp án
Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. Sau Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Chọn C.

Câu 88:

Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
Xem đáp án

Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy:

A loại vì Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời năm 1967.

B loại vì xu thế liên kết khu vực ở châu Âu xuất hiện từ năm những năm 50 của thế kỉ XX.

Chọn C vì Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình ở châu Âu.

D loại vì không thể chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc.


Câu 89:

Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
Xem đáp án
Sau Hiệp ước Hacmang và Patơnôt, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Mong muốn duy nhất của người dân Việt Nam lúc này là độc lập, tự do. Khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc trước hết vì cuộc cách mạng này đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga. Chọn B.

Câu 90:

Một trong những nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là đấu tranh chống
Xem đáp án

- Nhiệm vụ trực tiếp và trước mắt của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là đấu tranh chống đế quốc và tay sai.

- Vì sự phát triển gay gắt của mâu thuẫn dân tộc đòi hỏi phải tập trung đấu tranh chống đế quốc, tay sai để giải phóng dân tộc, tạm khác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Đây là nhiệm vụ trước mắt và cấp thiết nhất của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Chọn B.


Câu 91:

Để bảo vệ các thiết bị bằng đồng trong môi trường nước biển khỏi sự ăn mòn, người ta thường dùng một số phương pháp sơn phủ bề mặt, điện hoá (dùng kim loại khác hi sinh), ... Trong thực tế, kẽm (zinc) thường được chọn làm kim loại hi sinh vì
Xem đáp án
Kẽm hoạt động mạng hơn đồng nên khi xảy ra ăn mòn điện hóa thì kẽm bao phủ bên ngoài sẽ bị ăn mòn trước từ đó bảo vệ được lớp kim loại đồng bên trong. Chọn A.

Câu 92:

Kim loại không thể thay thế kẽm để làm kim loại hi sinh là
Xem đáp án

Kim loại hi sinh cần hoạt động mạnh hơn kim loại đồng.

Ag không thể thay thế kẽm làm kim loại hi sinh. Chọn C.


Câu 93:

Biến thiên năng lượng tự do Gibbs tiêu chuẩn biểu thị mức độ thuận lợi về mặt nhiệt động lực học của một quá trình vật lý hoặc hóa học. Nếu Biến thiên năng lượng tự do Gibbs tiêu chuẩn  (ảnh 1) thì phản ứng có thể tự xảy ra và ngược lại nếu Biến thiên năng lượng tự do Gibbs tiêu chuẩn  (ảnh 2) thì phản ứng không thể tự xảy ra tại điều kiện đang xét. Cho vào các phản ứng sau:

Phản ứng (I) có giá trị bằng bao nhiêu và phản ứng có thể tự xảy ra hay không?

Xem đáp án

Nhận thấy phản ứng (I) = (II) + (III)

Biến thiên năng lượng tự do Gibbs tiêu chuẩn  (ảnh 3)

Phản ứng có thể tự xảy ra.

Chọn A.


Câu 94:

 Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là sai?
Xem đáp án

Phát biểu C sai, ở thì

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào (ảnh 1)

Chọn C.


Câu 95:

hòa tan m gam vào 95 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Giá trị của m xấp xỉ giá trị nào sau đây?
Xem đáp án

Quan sát đồ thị ta thấy, ở thì .

Như vậy, ở :

100 gam nước hòa tan tối đa 60 gam

95 gam nước hoà tan tối đa m gam

Chọn A.


Câu 96:

 Qua đồ thị trên ta rút ra kết luận nào sau đây?
Xem đáp án

Thông qua đồ thị trên, ta thấy độ tan của hầu hết chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.

Chọn D.


Câu 97:

Trong các ví dụ sau đây, đâu không phải hiện tượng quang phát quang?
Xem đáp án
Đèn LED là ứng dụng của hiện tượng phát xạ cảm ứng. Chọn C.

Câu 98:

Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
Xem đáp án

Ánh sáng huỳnh quang có năng lượng nhỏ hơn ánh sáng kích thích

→ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng lớn hơn ánh sáng kích thích

Mà ánh sáng tím có bước sóng ngắn hơn bước sóng xanh lam.

Chọn C.


Câu 100:

Tai người có thể nghe được âm trong khoảng tần số nào sau đây?
Xem đáp án
Chọn D.

Câu 101:

Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là

Xem đáp án
Còi phát ra siêu âm, vì chó nghe được siêu âm. Chọn B.

Câu 102:

Một âm có chu kì 0,09 ms. Âm này thuộc loại
Xem đáp án
trong ngưỡng âm nghe được. Chọn D.

Câu 103:

Loại đột biến nào sau đây được gọi là đột biến trung tính?
Xem đáp án
Đột biến câm là dạng đột biến không làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit. Vì không làm thay đổi trình tự axit amin nên không làm thay đổi kiểu hình, dẫn tới không có lợi và cũng không có hại. Chọn A.

Câu 104:

Loại đột biến nào sau đây có thể sẽ dẫn tới đột biến vô nghĩa?
Xem đáp án
Đột biến vô nghĩa là đột biến làm xuất hiện côđon kết thúc dịch mã. Mất 1 cặp nuclêôtit hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen thì sẽ làm dịch khung (làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen). Khi xảy ra dịch khung thì thường dễ làm xuất hiện côđon kết thúc (đột biến vô nghĩa). Các đột biến xảy ra ở trước côđon mở đầu hoặc sau côđon kết thúc đều không làm thay đổi thông tin di truyền (Quá trình dịch mã được tiến hành từ côđon mở đầu đến côđon kết thúc). Chọn A.

Câu 105:

 Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở triplet (bộ ba trên mạch gốc của gen) nào sau đây có thể sẽ trở thành đột biến vô nghĩa?
Xem đáp án
Vì các triplet 3'ATT5'; 3'ATX5'; 3'AXT5' đều là các triplet quy định côđon kết thúc. Cho nên, đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở các triplet này thì không thể biến côđôn mã hóa axit amin trở thành côđon kết thúc dịch mã. Triplet 3'ATG5', ví dụ nếu bị đột biết thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 3 bằng cặp T-A thì sẽ trở thành triplet 3'ATT5', triplet 3'ATT5' chính là côđôn 5'UAA3' là côđon kết thúc dịch mã. Chọn B.

Câu 106:

Mối quan hệ giữa chim tu hú và chim chích là
Xem đáp án
Vì chim tu hú cạnh tranh với chim chích về nơi sinh con và nguồn thức ăn của con non (chim tu hú đã đẻ trứng vào tổ của chim chích và hất trứng của chim chích) nên mối quan hệ của hai loài này chính là mối quan hệ cạnh tranh. Chọn D.

Câu 107:

Phôi của loài chim tu hú phát triển nhanh và nở thành con trước phôi của loài chim chích. Yếu tố nào sau đây quy định đặc điểm này?
Xem đáp án
Trứng của loài tu hú được đẻ sau so với trứng của loài chim chích nhưng sau đó lại nở trước loài chim chích. Điều này chứng tỏ đặc điểm di truyền của loài đã giúp cho sự phát triển phôi diễn ra tốc độ cao làm rút ngắn thời gian phát triển phôi. Chọn C.

Câu 108:

Tập tính đẻ nhờ của loài tu hú là tập tính
Xem đáp án
Tập tính đẻ nhờ của loài tu hú là tập tính sinh sản. Chọn D.

Câu 109:

Dựa vào bài viết, hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa dùng để làm gì?
Xem đáp án
 Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa dùng để dùn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chọn B.

Câu 110:

Dựa vào bài viết, lý do tại sao Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc?
Xem đáp án
 Lý do khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu. Chọn A.

Câu 111:

Dựa vào bài viết, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng loại dầu nào?
Xem đáp án
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu. Chọn D.

Câu 112:

Theo đoạn trích, hệ thống cảng biển theo miền Bắc nước ta bao gồm
Xem đáp án
 Hệ thống cảng biển theo miền Bắc nước ta bao gồm hệ thống cảng biển nhóm 1: Quảng Ninh đến Ninh Bình. Chọn A.

Câu 113:

Vai trò của các cảng biển lớn không phải là
Xem đáp án
Vai trò của các cảng biển lớn không phải là tạo nên sự phân hóa rõ rệt theo vùng miền. Chọn C.

Câu 114:

Cụm cảng biển nào sau đây gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Xem đáp án
Cụm cảng biển Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chọn B.

Câu 115:

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh tiếp tục có sự điều chỉnh, được thể hiện rō nét qua học thuyết nào sau đây?
Xem đáp án
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh tiếp tục có sự điều chỉnh, được thể hiện rō nét qua học thuyết Ha-si-mô-tô. Chọn C.

Câu 116:

Mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản trong chính sách phát triến đất nước (1991-2000) là phấn đấu trở thành cường quốc về
Xem đáp án
Mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản trong chính sách phát triến đất nước (1991-2000) là phấn đấu trở thành cường quốc về kinh tế và chính trị. Chọn D.

Câu 117:

Một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách phát triển văn hóa của Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế là gì?
Xem đáp án
Một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách phát triển văn hóa của Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế là Kết hợp hài hòa giữa truyền thống, hiện đại. Chọn B.

Câu 118:

Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là
Xem đáp án
Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) là nông dân. Chọn A.

Câu 119:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) , giai cấp tư sản bị phân hoá thành những bộ phận nào sau đây?
Xem đáp án
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) , giai cấp tư sản bị phân hoá thành Tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Chọn B.

Câu 120:

Nội dung nào sau đây nhận xét đúng và đầy đủ về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối với nền kinh tế Việt Nam?
Xem đáp án
Có sự chuyển biến tích cực nẳm ngoài mong muốn của Pháp là nhận xét đúng và đầy đủ về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối với nền kinh tế Việt Nam. Chọn A.

Bắt đầu thi ngay