Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Nước Mĩ

  • 1069 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), kinh tế Mĩ có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới. Biểu hiện: sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới (1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản cộng lại (1949); có hơn 50% tàu bè đi lại trên biển; chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

Đáp án cần chọn là: A


Câu 3:

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

Xem đáp án

Năm 1969, Mĩ đã phóng thành công tàu vũ trụ Apolo 11 đưa nhà phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 4:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

Xem đáp án

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) Mĩ tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Với sức mạnh kinh tế và khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất sắp đặt và chi phối

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?

Xem đáp án

Ở thập kỉ 90, Mĩ đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 trụ cột chính (ba mục tiêu cơ bản) là:

1- Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.

2- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ

3- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác

Đáp án cần chọn là: B


Câu 7:

Ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

Xem đáp án

Ngày 11-9-2001, các phần tử khủng bố Al queda đã thực hiện các cuộc tấn công vào tòa tháp đôi ở New York khiến hơn 3000 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này cho thấy Mĩ rất dễ bị tổn thương và là nhân tố quan trọng đưa đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại trong thế kỉ XXI.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ nắm độc quyền loại vũ khí nào?

Xem đáp án

Mĩ là nước đầu tiên chế tạo và thử thành công vũ khí hạt nhân. Thế độc quyền này của Mĩ được duy trì từ sau chiến tranh đến năm 1949, khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 9:

Ngày 11-7-1995 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kì?

Xem đáp án

Ngày 11-7-1995 Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đánh dấu sự biến chuyển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

Cơ sở nào để chính phủ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, nắm độc quyền vũ khí hạt nhân. Dựa vào tiềm lực kinh tế- quân sự đó, chính phủ Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

- Kinh tế:

+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

+ Từ những năm 1945 – 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.

+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.

- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

1- Mĩ có nhiều điều kiện thuận lợi như lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên; lao động dồi dào, trình độ cao; làm giàu từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai…

2- Mĩ là nơi khởi nguồn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này cho phép Mĩ nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý.

3- Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. Các tổ hợp công nghiệp- quân sự, các công ty và tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và hiệu quả cả trong và ngoài nước.

4- Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước

Đáp án cần chọn là: A


Câu 12:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000 là

Xem đáp án

Từ năm 1973 đến năm 2000, kinh tế Mĩ phát triển chậm xen lẫn khủng hoảng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không còn cao như giai đoạn trước. Đặc trưng phát triển cũng với các cuộc suy thoái ngắn là đặc trưng của nền kinh tế Mĩ.

- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, kinh tế Mĩ bước vào thời kì suy thoái kéo dài đến năm 1982.

- Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại nhưng tỉ trọn giảm sút nhiều so với trước.

- Suốt thập kỉ 90, Mĩ trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

Xem đáp án

Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc và Liên Xô mở ra một chiều hướng mới trong quan hệ giữa 3 nước. Tuy nhiên, các chuyến thăm này thực chất cũng là sự hòa hoãn giữa các nước lớn, qua đó hạn chế sự giúp đỡ của các nước này cho phong trào giải phóng dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

Xem đáp án

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.

=>Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ suy giảm từ những năm 70 của thế kỉ XX la do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 15:

Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu "Chiến tranh lạnh" dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?

Xem đáp án

Với sức mạnh kinh tế- khoa học kĩ thuật vượt trội, đặc biệt trong bối cảnh Liên Xô tan rã- đối trọng của Mĩ trong trật tự 2 cực Ianta không còn đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Do đó giới cầm quyền Mĩ muốn nhanh chóng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 16:

Yếu tố nào đã dến đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI?

Xem đáp án

Trái ngược với việc Mĩ đem quân đi xâm lược, gây bạo loạn lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới, lần đầu tiên một vụ khủng bố thảm khốc xảy ra ngay trên đất Mĩ. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 đã có tác động rất lớn đến nội tình nước Mĩ. Nó chính là nhân tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 17:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đưa Mĩ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Xem đáp án

Mĩ là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại của thế giới. Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng này đã cho phép Mĩ nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý =>thu lợi nhuận cao nhất.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 18:

Đặc điểm cơ bản trong chính sách ngoại giao giữa Mĩ và các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Trong quan hệ với các nước đồng minh, Mĩ sử dụng chính sách ngoại giao “Cây gậy và củ cà rốt”. “Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng. Một chính sách kiểu “cây gậy và củ cà rốt” phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt (kinh tế hoặc quân sự).

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?

Xem đáp án

Tiến hành chiến tranh Việt Nam (1954-1975) Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Nam Á để ngăn chặn làm sóng chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam; làm bàn đạp để tấn công ra miền Bắc phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam. Tuy nhiên sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm phá sản mọi toan tính, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 20:

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 21:

Di tích lịch sử nào được coi là chứng tích tàn khốc về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)?

Xem đáp án

Bức tường đá đen là một đài tưởng niệm về chiến tranh Việt Nam (1954-1975) ở Washington. Ở đây khắc tên khoảng 58000 lính Mĩ tử trận hoặc mất tích trong cuộc chiến tranh này.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 22:

Tại sao Mĩ lại có thể thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bên cạnh sự đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, Mĩ còn nằm cách xa chiến trường châu Âu nên có điều kiện hòa bình để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 23:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 24:

Nội dung nào trở thành mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ hết sức lo ngại với sự ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc đã làm chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á. Chính vì thế, Mĩ đã sớm đề ra chiến lược toàn cầu với mục tiêu quan trọng nhất là ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới. Đồng thời, khởi đầu chiến tranh lạnh với Liên Xô trong suốt 4 thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989 mới chấm dứt. Có thể nói, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và mở rộng là mối lo ngại lớn nhất của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 25:

Yếu tố nào tác động khiến năm 1973 nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái?

Xem đáp án

Từ năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ->kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 26:

Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?

Xem đáp án

Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ sử dụng chiêu bài “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 27:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Đâu không phải mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945-1973?

Xem đáp án

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973), Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với ba mục tiêu chính (bao gồm ba đáp án A, B, C).

- Mĩ đề ra mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN chứ không đề ra mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước XHCN.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 29:

Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

Xem đáp án

Sau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. Đây cũng là mục tiêu bao quát nhất của Mĩ sau Chiến tranh lạnh – một biện pháp quan trọng của Mĩ trong quá trình tiến hành chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương