Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 6)
-
9338 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tấm Cám
Giải chi tiết:
- Truyện cổ tích Tấm Cám là Câu chuyện về cuộc đời Tấm thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì có nguồn gốc xa xưa nhưng được phát triển trong xã hội có giai cấp cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu tài sản, chế độ gia đình phụ quyền thời cổ.
- Truyện thể hiện xung đột chủ yếu giữa mẹ ghẻ và con chồng, chị và em trong gia đình. Từ đó tác giả dân gian khái quát mối quan hệ giữa thiện và ác trong xã hội.
Câu 2:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào đặc điểm của các thể thơ đã học.
Giải chi tiết:
Quan sát hình thức đoạn thơ ta sẽ thấy đoạn thơ gồm có 4 Câu, 2 Câu thơ đầu là 2 Câu thơ 7 chữ, 2 Câu thơ sau là một cặp lục bát.
Câu 3:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Các từ: chất phát, chau truốc, lãng mạng sai do lẫn lộn các từ gần âm.
Câu 4:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Giải chi tiết:
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
- Nghĩa của từ ghép:
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
- Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú đều có nghĩa giống nhau: nhỏ mọn (nhỏ bé, không đáng kể); xe cộ (cộ: “phương tiện vận chuyển không có bánh, do trâu bò kéo chạy trượt trên mặt đất”, thường dùng ở miền núi hoặc ruộng lầy); chợ búa (búa: cũng có nghĩa là “chợ”, thường họp trên một đám đất rộng, không có lều quán, không có phiên);…
Câu 5:
“Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong Câu 4 có nghĩa là:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào ngữ cảnh của Câu văn
Giải chi tiết:
Từ “tài tử” có nghĩa là:
+ một thể loại âm nhạc của Nam Bộ.
+ tư chất nghệ sĩ.
+ sự không chuyên, thiếu cố gắng.
+ diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
Tuy nhiên phân tích ta thấy các cụm từ tiếp nối ngay sau cụm từ Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui là cụm từ với những cách ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm.
Như vậy ý nghĩa phù hợp trong văn cảnh trên là “tư chất nghệ sĩ”.
Câu 6:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giải chi tiết:
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đòng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
- Câu trên sử dụng phép thế: “cô bé” ở câu 1 được thế bằng từ “nó” ở câu 2.
Câu 7:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- Câu Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi, mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
+ Từ dùng sai: nhỏ nhoi (Nhỏ nhoi là nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng yếu ớt)
+ Sửa lại: nhỏ nhen (Nhỏ nhen là tỏ ra hẹp hòi, hay chấp nhặt, thù vặt)
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ kiến thức đã học trong bài Vợ chồng A Phủ
Giải chi tiết:
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn viết về Mị và A Phủ - hai con người không chịu khuất phục số phận. Họ là những con người Tây Bắc mang trong mình sức sống tiềm tàng.
Câu 9:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
- Các lỗi dùng từ:
+ Lỗi lặp từ.
+ Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
- Câu Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường, dùng sai từ nhấp nháy.
- Sửa lại: mấp máy
Câu 10:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “trái tim” là từ được dùng theo nghĩa chuyển, “trái tim” để chỉ những chiến sĩ ngày đêm vẫn lên đường vì miền Nam thân yêu. Phương thức chuyển nghĩa là hoán dụ.
Câu 11:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài Khái quát văn học dân gian
Giải chi tiết:
Đẻ đất đẻ nước là sử thi của dân tộc Mường.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thành ngữ
Giải chi tiết:
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Mèo mả gà đồng: hạng người sống lang thang, nhân cách không tử tế.
Câu 13:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung tác phẩm Vợ nhặt
Giải chi tiết:
Tác phẩm Vợ nhặt thể hiện đầy đủ các nội dung:
- Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ
- Niềm lạc quan của những con người trong những hoàn cảnh khốn cùng
- Tình yêu thương của người mẹ dành cho các con
Nhưng không thể hiện nội dung: Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân ta
Câu 14:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thành ngữ
Giải chi tiết:
Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ếch ngồi đáy giểng chỉ những kẻ hiểu biết ít nhưng luôn huênh hoang, tự cao.
Câu 15:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Nghĩa của từ; phân tích khổ thơ.
Giải chi tiết:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
Lại: Sự phù hợp về mục đích, kết quả hay về tính chất của hai hiện tượng, hai hành động.
Câu 16:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bện Covid – 19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.
Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoán, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ra nhận ra con đường đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh chúng ta thấu hiếu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.
(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
Câu 16 (NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học
Giải chi tiết:
- Phương thức biểu đạt chính là Nghị luận
Câu 17:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu
Giải chi tiết:
Dựa vào nội dung đoạn thứ 2 phần đọc hiểu: Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoán, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Câu 18:
Phương pháp giải:
Căn cứ các phép liên kết đã học
Giải chi tiết:
Đoạn cuối sử dụng hai phép liên kết:
- Phép thế: “nó” thế cho “đại dịch Covid-19”
- Phép nối: Nhưng
Câu 19:
Phương pháp giải:
Căn cứ các thành phần biệt lập đã học
Giải chi tiết:
Các thành phần biệt lập bao gồm: Thành phần phụ chú, thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần gọi đáp.
“Chắc hẳn” là thành phần tình thái.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung đoạn văn
Giải chi tiết:
Nội dung chính là: Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến con người phải đối mặt với những thách thức lớn. Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát, lắng nghe những gì đang diễn ra để có thể điều chỉnh phù hợp với hiện thực.
Câu 21:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Kenny and I ________ pen pal friends since I ________ Singapore.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì hiện tại hoàn thành
Giải chi tiết:
- Dấu hiệu: chứa “since” (kể từ khi)
- Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành diễn tả sự việc bắt đầu trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục ở tương lai. Mệnh đề chứa “since” chia thì quá khứ đơn.
- Công thức: S + have/has (not) + P2 + since + S + V_ed
Tạm dịch: Kenny và tôi đã là bạn tâm thư kể từ khi tôi đến Singapore.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
much + N không đếm được: nhiều
little + N không đếm được: rất it (gần như không có)
a little + N không đếm được: ít
plenty of + N không đếm được: nhiều
“time” (thời gian) là danh từ không đếm được.
Tạm dịch: Anh ấy luôn luôn bận rộn. Anh không có tí thời gian nào để thư giãn.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh kép
Giải chi tiết:
Cấu trúc so sánh kép: The + so sánh hơn của adj/adv + S + V, the + so sánh hơn của adj/adv +S + V
good => better
crowded => more crowded
Tạm dịch: Thời tiết càng tốt, bãi biển càng đông.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Trật tự của tính từ
Giải chi tiết:
Khi có nhiều tính từ cùng đứng trước danh từ, ta sắp xếp trật tự tính từ theo quy tắc:
age (old-cũ) + color (black-đen) + origin (Japanese –Nhật Bản ) + N
Tạm dịch: Paul đã bán chiếc xe Nhật Bản cũ màu đen của mình và dự định mua một chiếc xe mới.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
be keen on sth: say mê cái gì
be good at sth/ V_ing: giỏi việc gì
Tạm dịch: Anh ấy rất say mê tiếng Anh, nhưng anh ấy không giỏi việc nghe.
Câu 26:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
It is much easier for a foreigner to become an American citizen if he has a close relative whoever is already an American.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải chi tiết:
“who” là đại từ quan hệ để thay thế cho danh từ chỉ người trước đó “relative”
whoever: bất kì ai => không sử dụng trong mệnh đề quan hệ
Sửa: whoever => who
Tạm dịch: Một người nước ngoài trở thành 1 công dân Mĩ dễ dàng hơn nếu anh ta có 1 người thân là người Mĩ.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: “New sources of energy” (Các nguồn năng lượng mới) chịu tác động của hành động “looking for” (tìm kiếm)
Câu bị động thì hiện tại hoàn thành: S + have/ has + been Ved/ V3.
Sửa: been looking => been looked
Tạm dịch: Các nguồn năng lượng mới đã được tìm kiếm khi số lượng nhiên liệu hóa thạch tiếp tục giảm.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại 1
Giải chi tiết:
Cách dùng: câu điều kiện loại 1 diễn tả điều kiện có thật ở hiện tại, dẫn đến kết quả có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc câu điều kiện loại I: If + S + V (hiện tại đơn), S + will + V
Dựa vào cấu trúc nên bỏ or else
Sửa: or else => (bỏ)
Tạm dịch: Đa số các quốc gia đều quan tâm nếu việc săn cá voi không dừng lại, gần như toàn bộ số cá voi sẽ biến mất.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Rút gọn mệnh đề quan hệ
Giải chi tiết:
Ta dùng hiện tại phân từ (V_ing) để rút gọn mệnh đề mang nghĩa chủ động, dùng V_ed/P2 để rút gọn mệnh đề mang nghĩa bị động.
Chủ ngữ “Half of all Americans” là chủ của động từ “age” => câu chủ động
Dạng đầy đủ: Half of all Americans who ages 12 to 30, ‘if ever, rarely, read a newspaper’.
Dạng rút gọn: Half of all Americans aging 12 to 30, ‘if ever, rarely, read a newspaper’.
Sửa: aged => aging
Tạm dịch: Một nửa số người Mĩ tuổi từ 12 đến 30 thực sự hiếm khi đọc báo giấy.
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu chẻ
Giải chi tiết:
- Công dụng: Dùng để nhấn mạnh vào đối tượng, sự việc, thời gian… nào đó
- Công thức: It’s ... that…: Chính ... mà…
Sửa: “where” => “that”
Tạm dịch: Chính tại Hà Nội, Việt Nam vào năm 2021 nơi mà Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 được sắp xếp diễn ra.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
“Why don’t you complain to the company, John?” said Peter.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt
Giải chi tiết:
Cấu trúc tường thuật câu hỏi Wh-: S + asked + wh-word + S + V_lùi thì …
Các cấu trúc tường thuật:
advise + O + to V_nguyên thể: khuyên ai làm gì
suggest + that + S + should + V_nguyên thể: gợi ý/đề nghị ai (nên) làm gì
Không có cấu trúc: suggest + O + to V.
Tạm dịch: "Tại sao cậu không phàn nàn với công ty hả John?" Peter nói.
= Peter đề nghị John nên phàn nàn với công ty.
Các phương án khác:
A. Sai cấu trúc (câu gốc có “said” chia quá khứ đơn => câu tường thuật động từ phải lùi thì)
B. Sau cấu trúc: complaining => to complain
C. Sai cấu trúc. Không dùng “to V” sau “suggest”.
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn / nhất
Giải chi tiết:
Cấu trúc so sánh nhất với tính từ dài: S + tobe + the most + adj-dài + N ….
= S + V + a more + adj-dài + N + than + …
Tạm dịch: Cô ấy là người phụ nữ thông minh nhất mà tôi từng gặp.
= Tôi chưa bao giờ gặp ai thông minh hơn cô ấy.
Các phương án khác:
B. Cô ấy không thông mình bằng người phụ nữ tôi từng gặp. => sai nghĩa
C. Tôi đã từng gặp người phụ nữ thông minh như vậy rồi. => sai nghĩa
D. Cô ấy thông minh hơn tôi. => sai nghĩa
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện hỗn hợp
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: câu gốc đưa ra điều kiện ở quá khứ (didn’t take) và kết quả ở hiện tại (is out of work)
=> Sử dụng câu điều kiện hỗn hợp: vế chứa “If” chia điều kiện loại 3 (giả định 1 điều trái với quá khứ), vế chính chia như vế chính của điều kiện loại 2 (kết quả trái với hiện tại).
Công thức: If + S + had + V_ed/P2, S + would(not) + V_nguyên thể.
Tạm dịch: Anh ấy đã không nghe theo lời khuyên của bố. Đó là lý do tại sao bây giờ anh ấy thất nghiệp.
= Nếu anh ấy đã nghe theo lời khuyên của bố thì bây giờ anh ấy đã không thất nghiệp rồi.
Các phương án khác:
A. Mệnh đề chính sai công thức.
B. Sai câu điều kiện (câu đang chia câu ĐK loại 2)
D. Sai câu điều kiện (câu đang chia câu ĐK loại 1)
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu / cấu trúc phỏng đoán
Giải chi tiết:
needn’t have + V_ed/P2: đáng lẽ ra không cần làm gì – về nghĩa vụ (nhưng đã làm điều đó trong quá khứ rồi)
= turned out not necessary: hóa ra lại là không cần thiết
Tạm dịch: Bạn đáng lẽ không cần phải mang nhiều quần áo ấm đến đó.
= Bạn đã mang nhiều quần áo ấm đến đó nhưng hóa ra lại không cần.
Các phương án còn lại đều sai thì (phải chia quá khứ đơn).
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động đặc biệt
Giải chi tiết:
Động từ chính trong câu gốc chia quá khứ tiếp diễn “was having”, động từ tường thuật chia hiện tại đơn “is said”
=> Tường thuật theo cấu trúc: S + is said + to have + been V_ing.
Tạm dịch: Người ta nói rằng người đàn ông ấy đang gặp khó khăn về kinh doanh.
= Người đàn ông được cho là đã đang gặp khó khăn về kinh doanh.
Các phương án khác:
A. Người đàn ông đã đang gặp khó khăn kinh doanh được nói. => sai nghĩa
B. Sai cấu trúc (to be having => to have been having)
C. Sai thì: said => say
Câu 36:
Read the passage carefully.
Improve Your Time-Managing Skills
1. It is common for all of us to take more tasks than our desired potential. This can often result in stress and tiredness. Learn the art of sharing work with your partners based on their skills and abilities.
2. Before the start of the day, make a list of tasks that need your immediate attention as unimportant tasks can consume much of your precious time. Some tasks need to be completed on that day only while other unimportant tasks could be carried forward to next day. In short, prioritize your tasks to focus on those that are more important.
3. Carry a planner or notebook with you and list all the tasks that come to your mind. Make a simple “To Do” list before the start of the day, prioritize the tasks, and make sure that they are attainable. To better manage your time-management skills, you may think of making 3 lists: work, home, and personal.
4. Stress often occurs when we accept more work than our ability. The result is that our body starts feeling tired which can affect our productivity. Instead, share tasks with your partners and make sure to leave some time for relaxation.
5. Most of the successful men and women have one thing in common. They start their day early as it gives them time to sit, think, and plan their day. When you get up early, you are more calm, creative, and clear-headed. As the day progresses, your energy levels start going down, which affects your productivity and your performance as well.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Making a list of important tasks can help us _______.
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Lập danh sách các nhiệm vụ quan trọng có thể giúp chúng ta _______.
A. làm nhiều công việc hơn so với khả năng của chúng ta
B. chia sẻ công việc với các đối tác của chúng ta
C. ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng
D. hoàn thành tất cả các nhiệm vụ vào ngày đó
Thông tin: In short, prioritize your tasks to focus on those that are more important.
Tạm dịch: Tóm lại, ưu tiên công việc của bạn để tập trung vào những công việc quan trọng hơn.
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của bạn, bạn nên______.
A. mang theo một quyển ghi kế hoạch vào mọi lúc
B. có danh sách riêng biệt cho các danh mục khác nhau
C. lên danh sách “Việc cần làm” đơn giản để làm
D. ưu tiên các nhiệm vụ quản lý thời gian
Thông tin: To better manage your time-management skills, you may think of making 3 lists: work, home, and personal.
Tạm dịch: Để quản lý tốt hơn các kỹ năng quản lý thời gian của bạn, bạn có thể nghĩ đến việc tạo 3 danh sách: công việc, gia đình và cá nhân.
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc tìm chi tiết
Giải chi tiết:
Tất cả những điều sau đây là đúng về những ảnh hưởng của áp lực trừ ______.
A. cơ thể của chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi
B. nó có thể ảnh hưởng đến năng suất của chúng ta
C. chúng ta không có đủ thời gian để thư giãn
D. chúng ta chấp nhận nhiều công việc hơn khả năng của mình
Thông tin: Stress often occurs when we accept more work than our ability. The result is that our body starts feeling tired which can affect our productivity.
Tạm dịch: Căng thẳng thường xảy ra khi chúng ta chấp nhận nhiều công việc hơn khả năng của mình. Kết quả là cơ thể chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến năng suất của chúng ta.
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Suy luận
Giải chi tiết:
Có thể suy ra từ đoạn văn rằng bắt đầu một ngày sớm có thể giúp bạn ______.
A. hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn
B. làm chậm năng lượng của bạn
C. thực hiện tốt như mọi khi
D. khiến ngày đó tiến bộ hơn mọi ngày
Thông tin: When you get up early, you are more calm, creative, and clear-headed.
Tạm dịch: Khi bạn thức dậy sớm, bạn bình tĩnh hơn, sáng tạo và đầu óc sáng suốt hơn.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ vựng
Giải chi tiết:
Từ "attainable " trong đoạn 3 là có nghĩa là "_______".
attainable (adj): đạt được
A. có thể tham dự
B. có thể đạt được
C. không thể đạt được
D. thành công trong việc quản lý một cái gì đó
Chú ý khi giải:
Dịch bài đọc:
Cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của bạn
1. Tất cả chúng ta đều nhận được nhiều nhiệm vụ hơn tiềm năng mong muốn. Điều này thường có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Tìm hiểu nghệ thuật chia sẻ công việc với các đối tác của bạn dựa trên kỹ năng và khả năng của họ.
2. Trước khi bắt đầu ngày mới, hãy lập danh sách các nhiệm vụ cần sự chú ý ngay lập tức của bạn vì các nhiệm vụ không quan trọng có thể tiêu tốn nhiều thời gian quý báu của bạn. Một số nhiệm vụ cần được hoàn thành vào ngày hôm đó trong khi các nhiệm vụ không quan trọng khác có thể được chuyển sang ngày hôm sau. Nói tóm lại, hãy ưu tiên các nhiệm vụ của bạn để tập trung vào những việc quan trọng hơn.
3. Mang theo một kế hoạch hoặc sổ ghi chép với bạn và liệt kê tất cả các nhiệm vụ mà bạn nghĩ đến. Tạo một danh sách "Việc cần làm" đơn giản trước khi bắt đầu ngày mới, ưu tiên các nhiệm vụ và đảm bảo rằng chúng có thể đạt được. Để quản lý tốt hơn các kỹ năng quản lý thời gian của bạn, bạn có thể nghĩ đến việc lập 3 danh sách: công việc, nhà và cá nhân.
4. Căng thẳng thường xảy ra khi chúng ta chấp nhận làm việc nhiều hơn khả năng của chúng ta. Kết quả là cơ thể chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến năng suất của chúng ta. Thay vào đó, hãy chia sẻ nhiệm vụ với các đối tác của bạn và đảm bảo dành thời gian để thư giãn.
5. Hầu hết những người đàn ông và phụ nữ thành công đều có một điểm chung. Họ bắt đầu ngày mới sớm vì nó cho họ thời gian để ngồi, suy nghĩ và lên kế hoạch cho ngày của họ. Khi bạn dậy sớm, bạn sẽ bình tĩnh, sáng tạo và đầu óc sáng suốt hơn. Khi ngày trôi qua, mức năng lượng của bạn bắt đầu đi xuống, điều này ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu suất của bạn.
Câu 41:
Phương pháp giải:
+) Xét phương trình hoành độ giao điểm, tìm điều kiện để phương trình hoành độ giao điểm có hai nghiệm phân biệt.
+) Tam giác OAB vuông tại O \[ \Rightarrow \overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OA} = 0\]
Giải chi tiết:
PT hoành độ giao điểm là
Hai đồ thị có 2 giao điểm \[ \Leftrightarrow \left( 1 \right) \Leftrightarrow \] có 2 nghiệm trái dấu \[ \Leftrightarrow {t_1}{t_2} < 0 \Leftrightarrow - m - 3 < 0 \Leftrightarrow m > - 3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Ta có : \[\Delta = 9 - 4\left( { - m - 3} \right) = 21 + 4m\]
Khi đó \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{t_1} = \frac{{3 + \sqrt {21 + 4m} }}{2}}\\{{t_2} = \frac{{3 - \sqrt {21 + 4m} }}{2}}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_A} = \sqrt {{t_1}} }\\{{x_B} = - \sqrt {{t_1}} }\end{array}} \right.\]
Suy ra tọa độ hai điểm A,B là \[A\left( {\sqrt {{t_1}} ;m + 1} \right),B\left( { - \sqrt {{t_1}} ;m + 1} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {OA} = \left( {\sqrt {{t_1}} ;m + 1} \right)\\\overrightarrow {OB} = \left( { - \sqrt {{t_1}} ;m + 1} \right)\end{array} \right.\]
Tam giác OAB vuông tại O \[ \Rightarrow \overrightarrow {OA} .\overrightarrow {OB} = 0 \Leftrightarrow - {t_1} + {\left( {m + 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow - \frac{{3 + \sqrt {21 + 4m} }}{2} + {\left( {m + 1} \right)^2} = 0\]
Giải PT kết hợp với điều kiện \[\left( 2 \right) \Rightarrow m = 1 \Rightarrow m \in \left( {\frac{3}{4};\frac{5}{4}} \right)\]
Câu 42:
Phương pháp giải:
Gọi \[z = a + bi\], đưa số phức z\[\frac{{z + 2}}{{z - 2i}} = A + Bi\], khi đó \[\frac{{z + 2}}{{z - 2i}} = A + Bi\] là số thuần ảo \[ \Leftrightarrow A = 0\]. Từ đó suy ra tập hợp các điểm biểu diễn số phức z.
Giải chi tiết:
Gọi \[z = a + bi\] ta có:
\[\frac{{z + 2}}{{z - 2i}} = \frac{{\left( {a + 2} \right) + bi}}{{a + \left( {b - 2} \right)i}} = \frac{{\left[ {\left( {a + 2} \right) + bi} \right]\left[ {a - \left( {b - 2} \right)i} \right]}}{{\left[ {a + \left( {b - 2} \right)i} \right]\left[ {a - \left( {b - 2} \right)i} \right]}}\]
\[ = \frac{{\left( {a + 2} \right)a - \left( {a + 2} \right)\left( {b - 2} \right)i + abi + b\left( {b - 2} \right)}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}}\]\[ = \frac{{{a^2} + 2a + {b^2} - 2b}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}} - \frac{{\left( {a + 2} \right)\left( {b - 2} \right) - ab}}{{{a^2} + {{\left( {b - 2} \right)}^2}}}i\]
\[ \Rightarrow {a^2} + 2a + {b^2} - 2b = 0\]
Để số trên là số thuần ảo ⇒ có phần thực bằng 0 \[ \Rightarrow {a^2} + 2a + {b^2} - 2b = 0\]
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đường tròn tâm \[I\left( { - 1;1} \right)\], bán kính \[R = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {1^2} - 0} = \sqrt 2 \].
Câu 43:
Phương pháp giải:
\[{V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}}\] với H là trung điểm của AB.
Giải chi tiết:
Gọi H là trung điểm của AB \[ \Rightarrow SH \bot \left( {ABCD} \right)\]
Kẻ \[HI \bot BD{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {I \in BD} \right)\] ta có:
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{BD \bot HI}\\{BD \bot SH}\end{array}} \right. \Rightarrow BD \bot \left( {SHI} \right) \Rightarrow BD \bot SI\]
\[ \Rightarrow \widehat {\left( {\left( {SBD} \right);\left( {ABCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {SH;HI} \right)} = \widehat {SHI} = {60^0}\]
Xét tam giác vuông ABD có \[AD = \sqrt {10{a^2} - {a^2}} = 3a\]
\[\Delta BHI\] và \[\Delta BDA\] đồng dạng (g.g)
\[ \Rightarrow \frac{{HI}}{{AD}} = \frac{{BH}}{{BD}} \Rightarrow HI = \frac{{BH}}{{BD}}.AD = \frac{a}{{2.a\sqrt {10} }}.3a = \frac{{3\sqrt {10} a}}{{20}}\]
\[ \Rightarrow SH = HI.\tan 60 = \frac{{3\sqrt {30} }}{{20}}a\]
\[{S_{ABCD}} = \frac{1}{2}\left( {BC + AD} \right).AB = \frac{1}{2}\left( {2a + 3a} \right).a = \frac{{5{a^2}}}{2}\]
\[ \Rightarrow {V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}SH.{S_{ABCD}} = \frac{1}{3}\frac{{5{a^2}}}{2}.\frac{{3\sqrt {30} }}{{20}}a = \frac{{\sqrt {30} {a^3}}}{8}\]
Câu 44:
Phương pháp giải:
+ Mặt cầu tâm I tiếp xúc với đường thẳng d có bán kính \[R = d\left( {I;d} \right)\].
+ Khoảng cách từ II đến dd được tính theo công thức: \[d\left( {I;d} \right) = \frac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {IM} ;\overrightarrow {{u_d}} } \right]} \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{u_d}} } \right|}}\] với M là điểm bất kì thuộc d, \[\overrightarrow {{u_d}} \] là 1 VTCP của đường thẳng d.
+ Phương trình mặt cầu (S) tâm \[I\left( {a;b;c} \right)\] bán kính R có phương trình là: \[{\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2}\]
Giải chi tiết:
Gọi \[\overrightarrow {{u_d}} = \left( {1;2;1} \right)\] là 1 VTCP của đường thẳng d. Lấy điểm \[M\left( {1;0;2} \right) \in d\]:
\[\overrightarrow {IM} = \left( { - 1;0;1} \right) \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {IM} ,\vec u} \right] = \left( { - 2;2; - 2} \right)\]
\[ \Rightarrow R = d\left( {I;d} \right) = \frac{{\left| {\left[ {\overrightarrow {MI} ,\vec u} \right]} \right|}}{{\left| {\vec u} \right|}} = \frac{{\sqrt {{{\left( { - 2} \right)}^2} + {2^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {1^2}} }} = \sqrt 2 .\]
Vậy phương trình mặt cầu tâm \[I\left( {2;0;1} \right)\] bán kính \[\sqrt 2 \] là: \[{\left( {x - 2} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 2\]
Câu 45:
Phương pháp giải:
Đặt \[t = \sqrt {3\tan x + 1} \], lưu ý đổi cận.
Giải chi tiết:
Đặt \[t = \sqrt {3\tan x + 1} \Leftrightarrow {t^2} = 3\tan x + 1 \Leftrightarrow 2tdt = \frac{3}{{{{\cos }^2}x}}dx\] và \[\tan x = \frac{{{t^2} - 1}}{3}\]
Đổi cận \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0 \Leftrightarrow t = 1}\\{x = \frac{\pi }{4} \Leftrightarrow t = 2}\end{array}} \right.\]. Khi đó ta có:
\[I = \int\limits_1^2 {\frac{{2\tan x.3}}{{{{\cos }^2}x\sqrt {3\tan x + 1} }}dx} = 2\int\limits_1^2 {\frac{{\frac{{{t^2} - 1}}{3}.2tdt}}{t}} = \frac{4}{3}\int\limits_1^2 {\left( {{t^2} - 1} \right)dt} \]
Câu 46:
Phương pháp giải:
Sử dụng qui tắc đếm cơ bản và kiến thức về tổ hợp
Giải chi tiết:
Để tạo thành 1 tam giác ta phải chọn được 1 điểm thuộc đường thẳng này và 2 điểm còn lại thuộc
đường thẳng kia.
TH1: Lấy 1 điểm thuộc \[{d_1}\] và 2 điểm thuộc \[{d_2}\]
Số cách chọn là: \[C_{10}^1.C_8^2 = 280\]
TH2: Lấy 2 điểm thuộc \[{d_1}\]và 1 điểm thuộc \[{d_2}\]
Số cách chọn là: \[C_{10}^2.C_8^1 = 360\]
Vậy có tất cả \[280 + 360 = 640\] tam giác được tạo thành.
Câu 47:
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức lãi kép : \[{A_n} = A.{\left( {1 + r} \right)^n} \Rightarrow A = {A_n}.{\left( {1 + r} \right)^{ - n}}\]
Giải chi tiết:
Kỳ khoản thanh toán 1 năm sau ngày mua là 5.000.000 đồng, qua năm 2 sẽ thanh toán 6.000.000 đồng, qua năm 3 sẽ thanh toán là 10.000.000 đồng và qua năm 4 sẽ thanh toán 20.000.000 đồng. Các khoản tiền này đã có lãi trong đó.
Do đó giá trị chiếc xe bằng tổng các khoản tiền lúc chưa có lãi.
Ta có \[{A_n} = A.{\left( {1 + r} \right)^n} \Rightarrow A = {A_n}.{\left( {1 + r} \right)^{ - n}}\]
Gọi A0 là tiền ban đầu mua chiếc xe
\[ \Rightarrow {A_0} = {5.1,08^{ - 1}} + {6.1,08^{ - 2}} + {10.1,08^{ - 3}} + {20.1,08^{ - 4}} = 32,412582\] (triệu đồng) = 32.412.582 đồng.
Câu 48:
Phương pháp giải:
\[{\log _a}b = x \Leftrightarrow {a^x} = b\]
Giải chi tiết:
\[{\log _a}b = \frac{3}{2} \Rightarrow b = {a^{\frac{3}{2}}};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\log _c}d = \frac{5}{4} \Rightarrow d = {c^{\frac{5}{4}}}\]
Do b,d là các số nguyên ⇒ Đặt \[a = {x^2};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c = {y^4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x,y \in {Z^ + }} \right)\]
\[ \Rightarrow a - c = \left( {x - {y^2}} \right)\left( {x + {y^2}} \right) = 9 \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - {y^2} = 1}\\{x + {y^2} = 9}\end{array}} \right.\]
\[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 5}\\{{y^2} = 4}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 5}\\{y = 2}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{b = {5^3} = 125}\\{d = {2^5} = 32}\end{array}} \right. \Rightarrow b - d = 93\]
Câu 49:
Người ta dự định dùng hai loại nguyên liệu để chiết xuất ít nhất 140 kg chất A và 9 kg chất B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20kg chất A và 0,6 kg chất B. Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất được 10 kg chất A và 1,5 kg chất B. Biết rằng cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và không quá 9 tấn nguyên liệu loại II.
Gọi x là số tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II cần dùng. Khi đó hệ điều kiện của \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y\] để tính số nguyên liệu mỗi loại cần dùng là:
Phương pháp giải:
Dựa vào giả thiết bài toán, biểu diễn mối quan hệ giữa x,y kết hợp với điều kiện của x, y để tìm hệ điều kiện.
Giải chi tiết:
Gọi x là số tấn nguyên liệu loại I, y là số tấn nguyên liệu loại II cần dùng.
Vì cơ sở cung cấp nguyên liệu chỉ có thể cung cấp không quá 10 tấn nguyên liệu loại I và không quá 9 tấn nguyên liệu loại II nên ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{0 \le x \le 10}\\{0 \le y \le 9}\end{array}} \right..\]
Từ mỗi tấn nguyên liệu loại I giá 4 triệu đồng, có thể chiết xuất được 20kg chất A và \[0,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất B
⇒⇒ Từ xx tấn nguyên liệu loại I ta chiết xuất được: \[20x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất A và \[0,6y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\]chất B.
Từ mỗi tấn nguyên liệu loại II giá 3 triệu đồng, có thể chiết xuất được \[10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất A và \[1,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất B
⇒ Từ y là số tấn nguyên liệu loại II ta chiết xuất được: \[10y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất A và \[1,5y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\] chất B.
Như vậy ta chiết xuất được \[20x + 10y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\] chất A và \[0,6x + 1,5y{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\] chất B.
Khi đó ta có hệ điều kiện là: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{0 \le x \le 10}\\{0 \le y \le 9}\\{20x + 10y \ge 140}\\{0,6x + 1,5y \ge 9}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{0 \le x \le 10}\\{0 \le y \le 9}\\{2x + y \ge 14}\\{2x + 5y \ge 30}\end{array}} \right..\]
Câu 50:
Phương pháp giải:
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Giải chi tiết:
Gọi số nam là x và số nữ là y \[\left( {x;y \in {N^*}} \right)\] (người)
Vì mỗi người nam nam khiêu vũ với đúng 4 người nữ và mỗi người nữ khiêu vũ với đúng 3 người nam nên tỉ lệ giữa nam và nữ đang là \[\frac{x}{y} = \frac{3}{4}\].
Lại có \[x + y = 35\]
Ta có hệ phương trình: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{x}{y} = \frac{3}{4}}\\{x + y = 35}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{3}{4}y}\\{\frac{3}{4}y + y = 35}\end{array}} \right.\]\[ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{3}{4}y}\\{\frac{7}{4}y = 35}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y = 20}\\{x = 15}\end{array}} \right.\]
Vậy có 20 người nữ.
Câu 51:
Phương pháp giải:
Mệnh đề \[P \Rightarrow Q\] chỉ sai khi P đúng Q sai.
Do đó ta cần chọn đáp án mà chắc chắn sẽ suy ra được P đúng, Q sai.
Giải chi tiết:
Đặt P: “Hôm nay trời mưa” và Q: “Tôi ở nhà”
Do mệnh đề “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà” là sai nên ta cần có P đúng, Q sai hay \[\bar P\] sai, \[\bar Q\] đúng.
Đáp án A: Giả sử \[\bar P \Rightarrow \bar Q\] là mệnh đề đúng thì có thể xảy ra trường hợp \[\bar P\] sai, \[\bar Q\] sai hay P đúng, Q đúng nên \[P \Rightarrow Q\] đúng (mâu thuẫn giả thiết). Loại A.
Đáp án B: Giả sử \[\bar Q \Rightarrow \bar P\] là mệnh đề đúng thì có thể xảy ra trường hợp \[\bar Q\] sai và \[\bar P\] sai hay Q đúng, P đúng nên \[P \Rightarrow Q\] đúng (mâu thuẫn giả thiết). Loại B.
Đáp án C: Giả sử \[P \cap \bar Q\] là mệnh đề đúng thì P và \[\bar Q\] đều đúng, khi đó P đúng, Q sai hay \[P \Rightarrow Q\] sai. Chọn C.
Đáp án D: Giả sử \[Q \cap \bar P\] là mệnh đề đúng thì Q và \[\bar P\] đều đúng, khi đó P sai, Q đúng nên \[P \Rightarrow Q\] đúng nên \[P \Rightarrow Q\] đúng (mâu thuẫn giả thiết). Loại D.
Câu 52:
Thầy Lương vừa đưa 4 học sinh An, Bình, Cương và Dung đi thi học sinh giỏi về, mọi người đến thăm hỏi. Thầy trả lời: “Cả 4 em đều đạt giải!” và đề nghị mọi người đoán xem.
- Hòa nhanh nhẩu nói luôn: “Theo em thì An, Bình đạt giải Nhì, còn Cương, Dung đạt giải Khuyến khích”.
- Kiên lắc đầu, nói: “Không phải! An, Cương, Dung đều đạt giải Nhất, chỉ có Bình đạt giải Ba”.
- Linh thì cho là: “Chỉ có Bình đạt giải Nhất, còn ba bạn An, Cương, Dung đều đạt giải Ba”.
- Minh lại cho rằng: “Chỉ có Cương, Dung đạt giải Nhì, còn An, Bình đều đạt giải Khuyến khích, không ai đạt giải Đặc biệt cả”.
Nghe các bạn đoán xong, thầy mỉm cười và nói: “Các em đoán sai cả rồi! Tất cả các ý đều sai!”.
Số bạn đạt giải Đặc biệt là:
Phương pháp giải:
- Dựa vào giả thiết, lập bảng các giải mà các bạn An, Bình, Cương, Dung có thể nhận được theo lời nói của các bạn Hòa, Kiên, Linh, Minh.
- Dựa vào giả thiết tất cả các bạn Hòa, Kiên, Linh, Minh đều nói sai và “tất cả các bạn đều đạt giải” để suy ra các giải mà mỗi bạn đã đạt được.
Giải chi tiết:
Theo dự đoán của các Hòa, Kiên, Linh, Minh ta có bảng sau:
Dựa vào bảng trên và thầy Lương nói các bạn Hòa, Kiên, Linh, Minh đều đoán sai hết nên ta có các bạn An, Bình, Cương, Dung đều không đạt các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
Mà thầy Lương nói: “Tất cả các bạn đều đạt giải”.
Vậy cả 4 bạn đều đạt giải Đặc biệt.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56:
Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải năm) đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được:
· N hoặc Q được giải tư;
· R được giải cao hơn M;
. P không được giải ba.
Danh sách nào dưới đây có thể là thứ tự các bạn đoạt giải, từ giải nhất đến giải năm?
Phương pháp giải:
Quan sát các đáp án và loại trừ dựa vào điều kiện bài cho.
Giải chi tiết:
Đáp án A: loại vì R được giải cao hơn M nhưng trong đáp án này thì R được giải thấp hơn M.
Đáp án B: loại vì N hoặc Q được giải tư nhưng trong đáp án này thì giải tư lại là M.
Đáp án C: Thỏa mãn điều kiện bài cho.
Đáp án D: loại vì P không được giải ba nhưng đáp án lại là P được giải ba.
Câu 54:
Phương pháp giải:
Suy luận đơn giản, sử dụng các điều kiện bài cho.
Giải chi tiết:
Nếu Q được giải năm thì N được giải tư.
Vì P không được giải ba nên P có thể được giải nhất hoặc nhì.
Trong cả hai trường hợp này thì do R được giải cao hơn M nên M buộc phải nhận giải ba.
Câu 55:
Phương pháp giải:
Suy luận đơn giản, sử dụng các điều kiện bài cho.
Giải chi tiết:
Nếu M được giải nhì thì R được giải nhất (do R được giải cao hơn M)
Do P không được giải ba, cũng không được giải tư (vì giải tư là N hoặc Q) nên P giải năm.
Do đó N và Q đều có thể nhận giải ba.
Đáp án A sai vì N vẫn có thể nhận được giải ba.
Đáp án B đúng do P được giải năm nên P không được giải tư.
Đáp án C đúng do R được giải nhất nên Q không thể nhất.
Đáp án D đúng do R được giải nhất nên R không thể được giải ba.
Câu 56:
Phương pháp giải:
Biện luận theo các trường hợp: N được giải tư hoặc Q được giải tư.
Giải chi tiết:
TH1: N được giải tư thì P được giải nhì.
TH2: Q được giải tư.
+) Nếu N được giải năm thì P được giải ba (loại vì P không được giải ba)
+) Nếu N được giải ba thì P được giải nhất.
Còn lại giải nhì và giải tư thì do R được giải cao hơn M nên R giải nhì và M giải tư.
Vậy chỉ có hai bạn có thể được giải nhì là P và R.
Câu 57:
Hai nam ca sĩ, P và S; hai nữ ca sĩ, R và V; hai danh hài nam, T và W; và hai danh hài nữ, Q và U, là tám nghệ sĩ sẽ biểu diễn tại Nhà hát vào một buổi tối. Mỗi một nghệ sĩ biểu diễn một mình và đúng một lần trong buổi tối đó. Các nghệ sĩ có thể biểu diễn theo một thứ tự bất kỳ, thoả mãn các yêu cầu sau:
+) Các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn.
+) Người diễn đầu tiên phải là một nữ nghệ sĩ và người thứ hai là một nam nghệ sĩ.
+) Người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ.
Nghệ sĩ nào sau đây có thể là người biểu diễn cuối cùng?
Phương pháp giải:
Phân tích dựa vào điều kiện: Người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ.
Giải chi tiết:
Vì người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ mà có hai nam ca sĩ là P và S nên S có thể biểu diễn cuối cùng.
Câu 58:
Phương pháp giải:
Phân tích để có vị trí chẵn là các ca sĩ sau đó dựa vào dữ kiện “Người thứ hai là một nam nghệ sĩ” để chọn đáp án.
Giải chi tiết:
Vì các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn mà biểu diễn vị trí thứ 8 là P – một nam ca sĩ nên các ca sĩ sẽ biểu diễn ở các vị trí chẵn 2-4-6-8
Lại có người thứ hai là một nam nghệ sĩ nên người đó phải là một nam ca sĩ, như vậy nam ca sĩ còn lại S sẽ là người biểu diễn ở vị trí thứ 2.
Câu 59:
Phương pháp giải:
Phân tích để có vị trí chẵn là các ca sĩ sau đó dựa vào dữ kiện đề bài và các dữ kiện còn lại để chọn đáp án
Giải chi tiết:
Vì các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn mà biểu diễn vị trí thứ 4 là R – một nữ ca sĩ nên các ca sĩ sẽ biểu diễn ở các vị trí chẵn 2 – 4 – 6 – 8
Lại có người biểu diễn cuối phải là nam ca sĩ và người biểu diễn thứ 2 là 1 nam nghệ sĩ nên ở vị trí thứ 2 và thứ 8 phải là 2 nam ca sĩ.
Do đó vị trí thứ 6 là nữ ca sĩ còn lại V.
Câu 60:
Phương pháp giải:
Phân tích để có vị trí chẵn là các ca sĩ và vị trí lẻ là các danh hài sau đó dựa vào dữ kiện đề bài và các dữ kiện còn lại để chọn đáp án
Giải chi tiết:
Vì các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn mà biểu diễn vị trí thứ 3 là T – một nam danh hài nên các danh hài sẽ biểu diễn ở các vị trí lẻ 1 – 3 – 5 – 7
Lại có người biểu diễn đầu là một nữ nghệ sĩ nên vị trí số 1 là một nữ danh hài.
Như vậy vị trí thứ nhất là nữ danh hài còn lại vị trí thứ 5 và thứ 7 thuộc về nữ danh hài còn lại và W.
Như vậy nam danh hài W có thể biểu diễn ở vị trí thứ 5 hoặc thứ 7.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 61 đến 63:
Tính đến ngày 30/1/2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm:
Phương pháp giải:
Đọc thông tin có trong bảng số liệu xác định số ca nhiễm virus Corona (nCoV) tính đến ngày 30/1/2020.
Giải chi tiết:
Đọc thông tin có trong bảng số liệu xác định số ca nhiễm virus Corona (nCoV) tính đến ngày 30/1/2020.
Trên toàn thế giới có tổng 9480 ca nhiễm.
Câu 62:
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng số liệu đã cho cộng số liệu các ca nhiễm nCoV của các nơi khác tại châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Giải chi tiết:
Số ca nhiễm tại:
Các nước khác của Châu Á: 62 ca
Châu Âu: 13 ca
Châu Mỹ: 8 ca
Tổng số ca nhiễm nCoV của các nơi khác của Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ là:
\[62 + 13 + 8 = 83\] (ca)
Câu 63:
Phương pháp giải:
Dựa vào biểu đồ đọc số liệu số ca tử vong, và tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới.
Tỉ lệ % tử vong = (số ca tử vong / số ca nhiễm) x 100%
Áp dụng công thức: Tỉ lệ phần trăm của AA và BB là \[A:B \times 100\% {\mkern 1mu} .\]
Giải chi tiết:
Số ca tử vong trên toàn thế giới là: 213 ca
Tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới là: 9480 ca
Tỉ lệ tử vong do nhiễm nCoV trên toàn thế giới tính đến ngày 30/1/2020 là:
\[213:9480 \times 100\% \approx 2,25\% \]
Đáp số: 2,25%
Câu 64:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66.
Dưới đây là biểu đồ về số vụ án và số bị can mới khởi tố tính đến 30/06/2019 của tỉnh Bắc Giang.
Tính đến 30/06/2019, tỉnh Bắc Giang có tất cả số vụ án là:
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số vụ án của mỗi huyện (hoặc thành phố).
- Tính tổng số vụ án của toàn tỉnh Bắc Giang.
Giải chi tiết:
Tính đến 30/06/2019, tỉnh Bắc Giang có tất cả số vụ án là :
12 + 68 + 66 + 65 + 52 + 66 + 145 + 57 + 55 + 39 = 625 (vụ án)
Câu 65:
Phương pháp giải:
- Đọc biểu đồ, xác định số bị cáo của TP. Bắc Giang và huyện Lục Ngạn
- Tính chênh lệch số bị cáo của TP. Bắc Giang và huyện Lục Ngạn.
- Tính tỉ số %.
Giải chi tiết:
Theo biểu đồ :
- TP. Bắc Giang có : 187 bị cáo; huyện Lục Ngạn có 97 bị cáo.
Số bị cáo của Thành phố Bắc Giang nhiều hơn số bị cáo của huyện Lục Ngạn số phần trăm là :
(187-97) : 97 × 100 = 92,78%
Câu 66:
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số bị cáo của mỗi huyện (hoặc thành phố) rồi tìm tổng số bị cáo của cả tỉnh.
- Tìm trung bình số bị cáo ở mỗi vụ án ta lấy tổng số bị cáo chia cho tổng số bị cáo.
Giải chi tiết:
Tính đến 30/06/2019, tỉnh Bắc Giang có tất cả số bị can là :
13 + 97 + 86 + 89 + 68 + 90 + 187 + 100 + 54 + 83 = 867 (bị can)
Tính trung bình toàn tỉnh mỗi vụ án có số bị cáo là :
867 : 625 = 1,3872 (bị can)
Câu 67:
Dân số châu Mĩ năm 2000 là:
Phương pháp giải:
Quan sát kĩ bảng số liệu đã cho để tìm dân số châu Mĩ năm 2000.
Giải chi tiết:
Quan sát bảng đã cho ta có dân số châu Mĩ năm 2000 là 829 triệu người.
Câu 68:
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng để tìm dân số châu Á và dân số toàn thế giới năm 2008.
- Tìm tỉ lệ phần trăm dân số châu Á so với dân số toàn thế giới năm 2008 theo công thức tìm tỉ lệ phần trăm của hai số A và B là: \[\frac{A}{B}.100\% \]
Giải chi tiết:
Quan sát bảng đã cho ta thấy dân số châu Á năm 2008 là 4052 triệu người và dân số toàn thế giới năm 2008 là 6705 triệu người.
Dân số châu Á năm 2008 chiếm số phần trăm so với dân số toàn thế giới là: \[\frac{{4052}}{{6705}}.100\% = 60,43\% \]
Câu 69:
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng để tìm dân số châu Đại Dương ở từng năm 1950, 2000, 2002, 2008.
- Tính số dân trung bình của châu Đại Dương qua các năm ta lấy tổng số dân 4 năm chia cho 4.
Giải chi tiết:
Quan sát bảng ta thấy dân số châu Đại Dương ở các năm 1950, 2000, 2002, 2008 lần lượt là 13 triệu người, 30,4 triệu người, 32 triệu người, 35 triệu người.
Số dân trung bình của châu Đại Dương qua các năm là: \[\left( {13 + 30,4 + 32 + 35} \right):4 = 27,6\] (triệu người)
Câu 70:
Phương pháp giải:
- Quan sát bảng để tìm dân số toàn thế giới năm 1950 và năm 2000.
- Áp dụng công thức tìm tỉ lệ phần trăm AA nhiều hơn BB là: \[P = \frac{{A - B}}{B}.100\% \]
Giải chi tiết:
Quan sát bảng đã cho ta có dân số toàn thế giới năm 1950 là 2522 triệu người và dân số toàn thế giới năm 2000 là 6055,5 triệu người
So với năm 1950, dân số thế giới năm 2000 tăng thêm số phần trăm là: \[\frac{{6055,5 - 2522}}{{2522}}.100\% = 140,1\% \]
Câu 71:
Cho cấu hình electron của các nguyên tố:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p4;
Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p6.
Nhận xét nào sau đây đúng?
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử kim loại (trừ H, Be và B).
Các nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Các nguyên tố có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Các nguyên tố có 8 electron ở lớp ngoài cùng là khí hiếm (ngoại trừ He có 2e cũng thuộc khí hiếm).
Giải chi tiết:
X có 2 electron lớp ngoài cùng (3s2) → nguyên tố kim loại.
Y có 6 electron lớp ngoài cùng (3s23p4) → nguyên tố phi kim.
Z có 8 electron lớp ngoài cùng (3s23p6) → nguyên tố khí hiếm.
Câu 72:
Cho các cân bằng hóa học sau:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) (1)
H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3)
2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."
Giải chi tiết:
Các cân bằng hóa học bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất là các cân bằng có tổng số mol khí bên chất tham gia khác tổng số mol khí bên chất tạo thành.
→ Các cân bằng thỏa mãn là (1), (3), (4).
Câu 73:
Phương pháp giải:
- Tính số mol O2
- Đặt ẩn là số mol của CO2 và H2O
+ Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy lập được phương trình (1)
+ Từ khối lượng dung dịch giảm lập được phương trình (2)
Giải hệ thu được số mol CO2, H2O
- Tìm CTPT của X:
+ Dùng bảo toàn nguyên tố C, H tính được số mol C, H trong X
+ So sánh thấy mC + mH < mX → X có chứa O → nO
+ Lập tỉ lệ nC : nH : nO ⇒ CTĐGN
+ Mà trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⇒ CTPT
+ Viết các CTCT có thể có. Sau đó dựa vào dữ kiện đề bài cho chọn được CTCT thỏa mãn.
Giải chi tiết:
Ta có: \[{n_{{O_2}}} = \frac{{20,8656}}{{22,4}} = 0,9315\left( {mol} \right)\]
Đặt số mol của CO2 và H2O lần lượt là a và b (mol)
- Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy → \[{m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = {m_X} + {m_{{O_2}}}\]
⇔ 44a + 18b = 9,89 + 0,9315.32 = 39,698 (1)
- Khi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư có phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
Theo PTHH → \[{n_{BaC{{\rm{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} = a\left( {mol} \right)\]
Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = \[{m_{BaC{{\rm{O}}_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\]
⇔ 197a - (44a + 18b) = 91,701 ⇔ 153a - 18b = 91,701 (2)
Giải hệ (1) (2) ta được a = 0,667 và b = 0,575.
Xét phản ứng đốt cháy X:
Bảo toàn nguyên tố C → \[{n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,667\left( {mol} \right) \to {m_C} = 0,667.12 = 8,004\left( g \right)\]
Bảo toàn nguyên tố H → \[{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 1,15\left( {mol} \right) \to {m_H} = 1,15.1 = 1,15\left( g \right)\]
Ta thấy mC + mH = 8,004 + 1,15 = 9,154 gam < mX
→ Trong X có chứa Oxi
Ta có: mO = mX - mC - mH = 9,89 - 9,154 = 0,736 gam → nO = 0,046 mol
Gọi công thức phân tử của X là CxHyOz.
Ta có: x : y : z = nC : nH : nO = 0,667 : 1,15 : 0,046 = 29 : 50 : 2.
Theo đề bài X có CTPT trùng với CTĐGN nên CTPT của X là C29H50O2.
Câu 74:
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức cấu tạo suy ra tính chất hóa học của amino axit.
Giải chi tiết:
Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit nên phản ứng được với dung dịch NaOH và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên phản ứng được với dung dịch HCl.
Do vậy phân tử có khả năng phản ứng với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl vì có tính chất lưỡng tính.
Câu 75:
Phương pháp giải:
+ Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt quan sát những vật rất nhỏ. Kính hiển vi có số bội giác lớn hơn rất nhiều lần số bội giác của kính lúp. Ngày nay kính hiển vi có thể giúp ta quan sát và chụp ảnh được những vật thể cực nhỏ như: các tế bào, các vi khuẩn, virus, …
+ Kính thiên văn là dụng cụ quang học để quan sát các thiên thể.
+ Kính viễn vọng là kính dùng để quan sát các vật ở xa trên mặt đất.
Giải chi tiết:
Để quan sát được virus corona mới (2019-nCoV), các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi điện tử.
Câu 76:
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật bảo toàn số nuclon và bảo toàn điện tích để viết phương trình phản ứng hạt nhân.
Số hạt nhân mẹ còn lại sau thời gian t được xác định bởi: \[N = {N_0}{.2^{\frac{{ - t}}{T}}}\]
Số hạt nhân con được tạo thành bằng số hạt nhân mẹ bị phân rã.
Số hạt nhân con được tạo thành sau thời gian t được xác định bởi: \[N' = {N_0} - N = {N_0}.(1 - {2^{\frac{{ - t}}{T}}})\]
Giải chi tiết:
Phương trình phóng xạ: \[_{84}^{210}Po \to _{82}^{206}Pb + _2^4He\]
Số hạt nhân mẹ còn lại sau thời gian t được xác định bởi: \[N = {N_0}{.2^{\frac{{ - t}}{T}}}\]
Số hạt nhân con được tạo thành sau thời gian t được xác định bởi: \[N' = {N_0} - N = {N_0}.(1 - {2^{\frac{{ - t}}{T}}})\]
Tại thời điểm \[{t_1}\] tỉ số giữa hạt nhân Poloni và hạt nhân chì có trong mẫu là \[\frac{1}{7}\] ta có:
\[\frac{{{N_{Po}}}}{{{N_{Pb}}}} = \frac{{{2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}}}}{{1 - {2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}}}} = \frac{1}{7} \Leftrightarrow {2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}} = \frac{1}{8} = {2^{ - 3}}\]
Tại thời điểm \[{t_2} = {t_1} + \Delta t\] thì tỉ số đó là \[\frac{1}{{31}}\] ta có :
\[\begin{array}{l}\frac{{{N_{Po}}}}{{{N_{Pb}}}} = \frac{{{2^{\frac{{ - ({t_1} + \Delta t)}}{T}}}}}{{1 - {2^{\frac{{ - ({t_1} + \Delta t)}}{T}}}}} = \frac{1}{{31}}\\ \Leftrightarrow \frac{{{2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}}}}{{1 - {2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}}{{.2}^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}}}} = \frac{{{2^{ - 3}}{{.2}^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}}}}{{1 - {2^{ - 3}}{{.2}^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}}}} = \frac{1}{{31}}\\ \Leftrightarrow {31.2^{ - 3}}{.2^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}} = 1 - {2^{ - 3}}{.2^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}} \Leftrightarrow {32.2^{ - 3}}{.2^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}} = 1\\ \Leftrightarrow {2^{\frac{{ - \Delta t}}{T}}} = \frac{1}{4} = {2^{ - 2}} \Rightarrow \Delta t = 2T = 276{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {ngay} \right)\end{array}\]
Câu 77:
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
Giải chi tiết:
+ Để người ở ngoài bề không quan sát thấy viên kim cương thì tia sáng từ viên kim cương đến rìa của tấm bè bị phản xạ toàn phần, không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí.
+ Góc tới giới hạn ứng với cặp môi trường nước và không khí: \[\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{\frac{4}{3}}} = \frac{3}{4} \Rightarrow {i_{gh}} = {48,6^0}\]
+ Từ hình vẽ, ta có :
\[\tan {i_{gh}} = \frac{{{R_{\min }}}}{h} \Rightarrow {R_{\min }} = h.\tan {i_{gh}} = 2.\tan {48,6^0} = 2,27m\]
Câu 78:
Phương pháp giải:
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn AN: \[{U_{AN}} = I.{Z_{AN}} = \frac{{U.\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\]
Từ biểu thức đó tìm điều kiện để \[{U_{AN}} \notin R\]
Giải chi tiết:
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn AN: \[{U_{AN}} = I.{Z_{AN}} = \frac{{U.\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\]
Để \[{U_{AN}} \notin R\] thì:
\[Z_L^2 = {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} \Leftrightarrow {Z_L} = - \left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)\]
\[ \Leftrightarrow {Z_L} = {Z_C} - {Z_L} \Leftrightarrow 2{Z_L} = {Z_C} \Leftrightarrow 2.\omega L = \frac{1}{{\omega C}} \Rightarrow \omega = \frac{1}{{\sqrt 2 .\sqrt {LC} }}\]
Mà \[{\omega _1} = \frac{2}{{\sqrt {LC} }} \Rightarrow \sqrt {LC} = \frac{2}{{{\omega _1}}} \Rightarrow \omega = \frac{1}{{\sqrt 2 .\frac{2}{{{\omega _1}}}}} = \frac{{{\omega _1}}}{{2\sqrt 2 }}\]
Câu 79:
Giải chi tiết:
Ở người bộ phận quan trọng nhất trong trao đổi khí là phế nang, ở đó có nhiều mạch máu giúp trao đổi không khí.
Câu 80:
Giải chi tiết:
Ý A sai vì áp lực của máu lên thành mạch là huyết áp
Ý C sai vì huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có giá trị thấp nhất
Thành phần của hệ tuần hoàn gồm có tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn
Câu 81:
Phương pháp giải:
Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp một cặp gen: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa
Đời con có 3 kiểu gen; 2 kiểu hình.
Giải chi tiết:
Phép lai: AaBbDd × AaBbDd; mỗi bên P dị hợp 3 cặp gen.
Đời con có:
+ Số kiểu gen: 33 = 27
+ Số kiểu hình: 23 = 8
Câu 82:
Phương pháp giải:
Quy trình nhân bản vô tính:
Bước 1. Tách tế bào sinh dưỡng (2n) của động vật cho nhân nuôi trong phòng thí nghiệm (là tế bào tuyến vú trong công nghệ tạo cừu Doly).
Bước 2. Tách trứng của 1 động vật khác, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng.
Bước 3. Chuyển nhân của tế bào động vật cho nhân vào trong tế bào chất của tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.
Bước 4. Nuôi cấy tế bào trứng đã được chuyển nhân trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để trứng phân chia, phân cắt tạo ra phôi.
Bước 5. Chuyển phôi vào trong tử cung của 1 động vật khác để động vật này mang thai. Sau 1 thời gian mang thai (giống tự nhiên), động vật này sẽ sinh được con non có kiểu hình của động vật cho nhân.
Giải chi tiết:
Phát biểu sai là D
Nhân bản vô tính không tạo ra giống mới, nhân bản vô tính tạo ra cá thể mang gen giống với tế bào cho nhân.
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và lãnh thổ, trang 13 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400km
- Đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100km
- Đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km
Câu 84:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi, trang 29 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
- Đáp án A: nước ta có địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m) => nhận định A sai
- Đáp án B: địa hình có tính phân bậc rõ rệt theo độ cao => nhận định B sai
- Đáp án C: địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước => nhận định C đúng
- Đáp án D: đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nước ta => nhận định D sai
Câu 85:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Phương hướng khai thác nguồn hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là khai thác xa bờ. Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta đã suy giảm nhiều, việc đánh bắt xa bờ vừa giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ, vừa góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa.
Câu 86:
“ Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Theo em, tại sao cha ông ta lại nói “chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn
Giải chi tiết:
Lúa trổ vào tháng 2 (âm lịch) là thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh giá (miền Bắc nước ta), khiến lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”. Đây là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta vào thời kì mùa đông.
Câu 87:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 50.
Giải chi tiết:
Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền vào cuối năm 1917 khi cuộc đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo đã đủ sức lật đổ giai cấp tư sản.
Câu 88:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức SGK Lịch sử 11, trang 108 và kiến thức địa lí, suy luận.
Giải chi tiết:
Lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam là:
- Đà Nẵng có hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.
- Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có thể nhanh chóng đánh ra kinh thành Huế và buộc nhà Nguyễn đầu hàng => phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
- Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…
=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Câu 89:
Phương pháp giải:
Dựa vào đường lối và nội dung cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ của Liên Xô để phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì Liên Xô thực hiện đa nguyên, đa đảng nên làm mất đi vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
B loại vì điều này chỉ có trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
C loại vì điều này chỉ có ở công cuộc cải tổ của Liên Xô.
D chọn vì cả Liên Xô và Trung Quốc đều tiến hành cải cách khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
Câu 90:
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân và sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong bài Nhật Bản (SGK Lịch sử 12, trang 54 – 56) phân tích các phương án và liên hệ rút ra bài học thực tiễn đối với công cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay.
Giải chi tiết:
A chọn vì nguyên nhân quan trọng nhất giúp Nhật Bản từ 1 nước bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã phát triển nhanh chóng và trở một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới là nhờ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B loại vì kèm theo những nguồn viện trợ có thể là những ràng buộc ảnh hưởng tiêu cực đến chủ quyền, độc lập,… của dân tộc và không phải nước nào cũng có thể thực hiện liên minh chặt chẽ được mà sẽ tùy vào bối cảnh và sự hợp tác giữa Việt Nam và nước đó để xác đinh mối quan hệ hợp tác cho phù hợp.
C loại vì Nhật Bản không tập trung đầu tư cho quốc phòng và chi phí giành cho quốc phòng thấp (dưới 1% GDP).
D loại vì Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên và việc phát triển kinh tế nói chung cũng như xây dựng nền công nghiệp nói riêng không thể chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu trong nước.
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
+ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện một chiều.
+ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một chiều.
Cho dãy điện hóa sau
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời Pb(NO3)2 và Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình bên.
Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điệc cực của bình 2. Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là 108; 65 và 27 đvC.
Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
Phương pháp giải:
Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa.
Giải chi tiết:
Bán phản ứng xảy ra ở anot là: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
Câu 92:
Phương pháp giải:
Viết các quá trình điện phân ở hai cực của thiết bị.
Đánh giá giá trị pH của dung dịch.
Giải chi tiết:
Khi điện phân đồng thời dung dịch hỗn hợp chứa Pb(NO3)2 và Mg(NO3)2:
- Mg(NO3)2 không bị điện phân
- Pb(NO3)2 bị điện phân theo phản ứng:
2Pb(NO3)2 + 2H2O → 2Pb + O2 + 4HNO3
Ta thấy H+ (HNO3) sinh ra ở anot nên pH của dung dịch giảm dần.
Câu 93:
Phương pháp giải:
Điện phân dung dịch có thể điều chế các kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu (các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa) bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
Giải chi tiết:
Điện phân dung dịch có thể điều chế các kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu (các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa) bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
→ Zn2+ và Ag+ bị điện phân; Al3+ không bị điện phân.
Catot của bình 2 (-): Ag+ + 1e → Ag
⟹ ne trao đổi (2) = nAg = \[\frac{{3,24}}{{108}}\] = 0,03 mol
Catot của bình 1 (-): Zn2+ + 2e → Zn
⟹ ne trao đổi (1) = 2.nZn
Do 3 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau
⟹ ne trao đổi (1) = ne trao đổi (2) ⟹ 2.nZn = 0,03 ⟹ nZn = 0,015 mol
Khối lượng Zn bám lên điện cực trong bình 1 là: mZn = 0,015.65 = 0,975 gam
Câu 94:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm, …
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức (CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este.
Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được:
Phương pháp giải:
Khai thác dữ kiện "Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo" để trả lời.
Giải chi tiết:
Khi thủy phân chất béo nào ta cũng thu được glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
Câu 95:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
(d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
(e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Những phát biểu đúng là
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất béo để chọn phát biểu đúng.
Giải chi tiết:
Phát biểu (a) đúng vì chất béo là trieste của glixerol và axit béo nên chất béo là este.
Phát biểu (b) sai vì este không tan trong nước do không tạo được liên kết hidro với nước.
Phát biểu (c) đúng.
Phát biểu (d) đúng vì khi đó các gốc axit béo không no được hidro hóa thành các gốc axit béo no.
Phát biểu (e) đúng.
Vậy những phát biểu đúng là (a), (c), (d), (e).
Câu 96:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp giải:
Dựa vào thí ngiệm điều chế xà phòng.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5 ml dung dịch NaOH 40%
+ Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.
+ Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5ml dung dịch NaOH bão hòa nóng, khuấy nhẹ
- Để nguội, quan sát hiện tượng:
+ Có lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt của dung dịch.
+ Phương trình hóa học: 3RCOOH + C3H5(OH)2 (RCOO)3C3H5 + 3H2O (RCOOH là các axit béo)
- Giải thích: Lớp chất rắn nổi lên trên bề mặt là muối natri của axit béo, thành phần chính của xà phòng.
Giải chi tiết:
A đúng, sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên bề mặt của chất lỏng đó là xà phòng và phần chất lỏng ở dưới là NaCl và glixerol.
B đúng, sau bước 2, các chất được tạo thành sau phản ứng xà phòng hóa hòa tan với nhau nên lúc này trong bát sứ thu được chất lỏng đồng nhất.
C sai, mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà để làm giảm độ tan của xà phòng và tăng khối lượng riêng lớp chất lỏng phía dưới khiến cho xà phòng dễ dàng nổi lên.
D đúng, sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm có chứa glixerol hòa tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Chỉ số chất lượng không khí trong tiếng Anh được gọi là Air Quality Index, viết tắt là AQI, là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này cho chúng ta biết không khí nơi chúng ta ở sạch sẽ hay ô nhiễm đến mức nào, và những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe có thể gây ra cho con người.
Theo thống kê gần đây, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số AQI ở mức cao, mức rất xấu. Do đó chỉ số chất lượng không khí AQI (ari quality index) tại hai thành phố này đang là đề tài thời sự được nhiều người quan tâm.
Để giảm thiểu các tác dụng tiêu cực do không khí ô nhiễm, một số gia đình đã chọn sử dụng máy lọc không khí của Nhật Bản nội địa. Hiệu điện thế định mức của loại máy này là 110V.
Để sử dụng được loại máy này với mạng điện dân dụng tại Việt Nam thì cần một máy biến áp có tỉ lệ giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp là:
Phương pháp giải:
Dòng điện dân dụng của Việt Nam có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V.
Công thức máy biến áp: \[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\]
Giải chi tiết:
Dòng điện dân dụng của Việt Nam có hiệu điện thế hiệu dụng là 220V.
Ta có: \[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{220}}{{110}} = 2\]
Câu 98:
Phương pháp giải:
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Cuộn sơ cấp có N1 vòng dây mắc với nguồn xoay chiều, dòng điện xoay chiều chạy trong cuộn sơ cấp gây ra từ thông biến thiên qua cuộn thứ cấp có N2 vòng dây, làm xuất hiện trong cuộn thứ cấp một suất điện động xoay chiều.
Giải chi tiết:
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 99:
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp: \[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\]
Giải chi tiết:
Để sử dụng được máy lọc không khí trên với mạng điện dân dụng của Việt Nam cần sử dụng máy biến áp có tỉ số: \[\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = \frac{{110}}{{220}} = \frac{1}{2}\]
Gọi số vòng dây học sinh quấn thiếu ở cuộn thứ cấp là: n (vòng)
Dự định: \[\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = \frac{1}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
Do quấn thiếu n (vòng dây) ở cuộn thứ cấp nên: \[\frac{{{N_2} - n}}{{{N_1}}} = 0,33{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)\]
Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 25 vòng dây ta có: \[\frac{{{N_2} - n + 25}}{{{N_1}}} = 0,38{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)\]
Từ (2) và (3) ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}\frac{{{N_2} - n}}{{{N_1}}} = 0,33\\\frac{{{N_2} - n + 25}}{{{N_1}}} = 0,38\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{{N_2} - n}}{{{N_1}}} = 0,33\\\frac{{{N_2} - n}}{{{N_1}}} + \frac{{25}}{{{N_1}}} = 0,38\end{array} \right.\]
\[ \Leftrightarrow 0,33 + \frac{{25}}{{{N_1}}} = 0,38 \Rightarrow {N_1} = 500 \Rightarrow {N_2} = 250 \Rightarrow n = 85\]
Do đã quấn thêm được 25 (vòng) nên số vòng dây học sinh cần quấn thêm là:
\[\Delta n = 85 - 25 = 60{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {vong} \right)\]
Câu 100:
Một con lắc đồng hồ xem như con lắc đơn có chu kì dao động đúng bằng 1 giây.
Trong thời gian một tiết học (45 phút), số chu kì dao động con lắc đồng hồ trên thực hiện là:
Phương pháp giải:
Số chu kì con lắc thực hiện trong thời gian tt: \[n = \frac{t}{T}\]
Giải chi tiết:
Số chu kì con lắc đồng hồ trên thực hiện trong 45 phút là: \[n = \frac{t}{T} = \frac{{45.60}}{1} = 2700{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\]
Câu 101:
Phương pháp giải:
Năng lượng cung cấp cho con lắc: \[A = P.t\]
Giải chi tiết:
Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong 30 ngày là:
\[A = P.t = {9,65.10^{ - 6}}.60.60.24.30 = 25,0128 \approx 25{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Câu 102:
Phương pháp giải:
Năng lượng của con lắc đồng hồ: \[W = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\]
Cơ năng tiêu hao: \[\Delta W = W.n\% \]
Công suất cơ học: \[P = \frac{A}{t}\]
Giải chi tiết:
Ban đầu hệ thống cung cấp năng lượng cho con lắc trong 1 chu kì là:
\[A = P.t = {9,65.10^{ - 6}}.1 = {9,65.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Năng lượng này chính là năng lượng tiêu hao của con lắc:
\[A = \Delta W \Rightarrow {9,65.10^{ - 6}} = W.1\% \Rightarrow W = {9,65.10^{ - 4}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Năng lượng toàn phần của con lắc là: \[W = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} \Rightarrow W\~{A^2}\]
Biên độ của con lắc giảm đi một nửa, ta có:
\[A' = \frac{A}{2} \Rightarrow W' = \frac{W}{4} = \frac{{{{9,65.10}^{ - 4}}}}{4} = {2,4125.10^{ - 4}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Cơ năng tiêu hao của con lắc sau mỗi chu kì là:
\[\Delta W' = W'.1\% = {2,4125.10^{ - 4}}.1\% = {2,4125.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Cơ năng tiêu hao của con lắc chính là năng lượng cung cấp cho con lắc sau mỗi chu kì:
\[A' = \Delta W' = {2,4125.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( J \right)\]
Công suất cơ học cung cấp cho con lắc là:
\[P' = \frac{{A'}}{T} = \frac{{{{2,4125.10}^{ - 6}}}}{1} = {2,4125.10^{ - 6}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn:
Nhờ các enzyme tháo xoắn (helicase), 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đầu 3’, còn mạch kia có đầu 5’.
Bước 2: Tổng hợp các mạch mới:
Enzyme RNA polymerase (primase) tổng hợp đoạn mồi, tiếp theo enzyme DNA polymerase lần lượt liên kết các nucleotide tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
Bước 3: Hai phân tử mới được tạo thành
Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử DNA con.
Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
(DNA = ADN; RNA = ARN)
Quá trình trên dựa trên những nguyên tắc nào
Giải chi tiết:
Ta thấy nucleotide tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung → Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Kết quả của quá trình trên tạo 2 phân tử ADN con, trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch mới tổng hợp và 1 mạch của phân tử ADN ban đầu → Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 104:
Giải chi tiết:
Quá trình nhân đôi ADN sử dụng 5 loại base nitơ: A,T,U,G,X trong đó tổng hợp đoạn mồi cần tới A,U,G,X; tổng hợp đoạn ADN cần tới A,T,G,X
Chú ý: cần phân biệt base nito với nucleotide: base nito là thành phần cấu tạo của nucleotide.
Nếu đề hỏi nucleotit thì đáp án là 8.
Câu 105:
Phương pháp giải:
1 phân tử ADN sẽ có 2 mạch polynucleotit, khi nhân đôi 1 lần tạo thành 2 phân tử ADN con, mỗi ADN con chứa một mạch của phân tử ADN mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới từ nguyên liệu môi trường
1 Phân tử ADN nhân đôi n lần tạo 2n phân tử ADN con.
Giải chi tiết:
5 phân tử ADN ban đầu có chứa 5×2 = 10 mạch polinucleotit cũ.
5 phân tử này nhân đôi tạo ra 5×25 = 160 phân tử ADN con, có 160×2 = 320 mạch polinucleotit.
Vậy số mạch polinucleotit được tổng hợp mới là 320 – 10 = 310
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Số lượng cá thể của quần thể ảnh hưởng bởi 4 nhân tố:
Mức sinh sản (Births): Số cá thể mới do quần thể sinh ra trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Mức tử vong (Deaths): Số cá thể của quần thể chết đi trong 1 khoảng thời gian nhất định
Mức nhập cư (Immigration) : Số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Mức xuất cư (Emigration) : Số cá thể rời bỏ quần thể trong 1 khoảng thời gian nhất định
Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống?
Giải chi tiết:
Kích thước quần thể giảm xuống khi B = D; I < E
A,B kích thước quần thể sẽ tăng.
C: kích thước quần thể không đổi.
Câu 107:
Giả sử 4 quần thể của một loài sinh vật kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước của quần thể A lớn hơn kích thước của quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
Phương pháp giải:
Số lượng cá thể = mật độ x diện tích khu phân bố
Giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
I: đúng
II: đúng
III: đúng, mật độ quần thể B sau khi tăng 5% là \[\frac{{3000 \times (1 + 0,05)}}{{120}} = 26,25\] cá thể/ ha
IV: Sai: quần thể C tăng thêm: 2080 × 5% = 104 cá thể.
Câu 108:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: N = No × (1 + r)n (công thức lãi kép trong toán học)
r là tỷ lệ tăng tự nhiên = tỷ lệ sinh + tỷ lệ nhập cư – tỷ lệ tử - tỷ lệ xuất cư.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ gia tăng số lượng cá thể tự nhiên là: 12 + 4 – 2 – 8 = 6%
Sau 2 năm, số lượng cá thể của quần thể là 110000 × (1 + 0,02)2 = 123596 cá thể.
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Chăn nuôi nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉ trọng ngành chăn nuôi của 77Việt Nam trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kĩ thuật, tăng hiệu quả kinh tế.
Trong các sản phẩm thịt từ gia súc thì thịt lợn vẫn chiếm ưu thế, bên cạnh đó các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) cũng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn giảm sâu dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm gần 4% so với năm 2018. Tổng sản lượng thịt hơi các loại cả năm 2019 ước đạt khoảng trên 5 triệu tấn, trong đó tỷ trọng sản lượng thịt lợn và thịt gia cầm chiếm tương ứng là 65,6% và 25,5%.
Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển là: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, chăn nuôi nước ta cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức cần giải quyết như: chất lượng sản phẩm chăn nuôi kém, giá thành cao; công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế; tổ chức sản xuất chưa tập trung, hiệu quả thấp; thiếu thông tin và liên kết chuỗi trong sản xuất - tiêu thụ…
(Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 96; https://channuoivietnam.com/; Võ Thị Phương Nhung, Đỗ Thị Thúy Hằng (2017),“Chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - khó khăn và giải pháp”)
Năm 2019 sản lượng thịt lợn nước ta giảm sâu, nguyên nhân là do
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2
Giải chi tiết:
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn giảm sâu, dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm gần 4% so với năm 2018.
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kĩ thuật, tăng hiệu quả kinh tế.
Câu 111:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối kết hợp liên hệ kiến thức thực tiễn
Giải chi tiết:
Khó khăn chủ yếu của chăn nuôi nước ta khi mở rộng và cạnh tranh với thị trường các nước lớn trên thế giới là chất lượng sản phẩm còn kém và giá thành cao.
Cụ thể phần lớn cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa được tập trung và kiếm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm tươi còn hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể xâm nhập vào thị trường các nước tư bản khó tính.
Bên cạnh đó, chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn nhập khẩu (chi phí đầu vào cao), hiệu quả chăn nuôi thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian…dẫn đến giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng.
Sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước. Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm giảm 0,2 tạ/ha.
Trong sản xuất lúa, vụ đông xuân năm nay cả nước gieo cấy được 3,08 triệu ha, giảm 5,7 nghìn ha so với vụ đông xuân trước. Diện tích lúa đông xuân thời gian gần đây có xu hướng thu hẹp dần (tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) do ảnh hưởng của thời tiết và một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác. Năng suất lúa đông xuân đạt 62,2 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 19,15 triệu tấn, giảm 259 nghìn tấn, trong đó một số địa phương sản lượng giảm nhiều: Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn tấn; Long An giảm 96,5 nghìn tấn; Hà Tĩnh giảm 86,8 nghìn tấn; Cần Thơ giảm 59,1 nghìn tấn.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017”)
Khó khăn chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta là
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1
Giải chi tiết:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ đê bao tại một số địa phương…
Câu 113:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính năng suất: Năng suất = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha)
Giải chi tiết:
Biết: sản lượng lúa năm 2017 là 42,84 triệu tấn; diện tích lúa năm 2017 là: 7,72 triệu ha
=> Năng suất lúa năm 2017 = Sản lượng / Diện tích = 428, 4 / 7,72 = 55,5 (tạ/ha)
Câu 114:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối cùng.
Giải chi tiết:
Diện tích lúa đông xuân có xu hướng thu hẹp dần, nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết và một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác.
Cụ thể: thời tiết thất thường gây mưa bão lớn, ngập úng kết hợp việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại rau quả vụ đông, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng hoặc đất ở.
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Tháng 3- 1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, thay cho Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thực dân Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7 – 10 - 1947.
Sáng sớm 7 - 10 - 1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới,... Cùng ngày, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chủ huy, tử Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo Đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc. Ngày 9 - 10 – 1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ do Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội đi ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây.
Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
Quân dân ta chủ động bao vây tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn, Bạch Thông (nay thuộc Bắc Kạn) v.v., buộc Pháp phải Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 - 1947.
Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích đèo Bông Lau (30 – 10 - 1947), đánh trúng đoàn cơ giới của địch, thu nhiều khí, quân trang quân dụng của chúng.
Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.
Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa địch thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19 - 12 - 1947.
Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6 000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Với chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới.
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 133 – 134).
Khẩu hiệu nào dưới đây được nêu ra trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Khẩu hiệu được nêu ra trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là: “Phải phá tan cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp”.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, kết hợp kiến thức đã học về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 để phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì lúc này nước ta chưa được các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận cho nên trên thực tế, vào năm 1947, con đường liên lạc với quốc tế chưa hình thành.
B loại vì nếu chỉ phá hoại cơ sở kinh tế kháng chiến của ta thì cuộc tiến công lên Việt Bắc trong thu – đông năm 1947 chưa phải là giải pháp tốt nhất. Hơn nữa, Pháp đang muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh cho nên mục đích của Pháp phải là tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta.
C loại vì Pháp đang muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh cho nên không cần thiết phải thành lập chính phủ bù nhìn mà cấp thiết nhất là tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta.
D chọn vì mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) nhằm đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để đánh giá ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch.
Giải chi tiết:
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa: Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 - 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.
Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 – 1 – 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lương hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2 – 3 – 1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187).
Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để phân tích.
Giải chi tiết:
Trong Hiệp định Pari, điều khoản Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đông minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự là điều khoản có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam. Trong đó, việc Mĩ rút hết quân về nước tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Hiệp định Pari được cung cấp ở trên và nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954) (SGK Lịch sử 12, trang 154 – 155) để so sánh.
Giải chi tiết:
Về nội dung, Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1975) có điểm giống nhau quan trọng nhất là đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 120:
Phương pháp giải:
Chỉ ra điểm hạn chế của Hiệp định Giơnevơ (1954) và khẳng định nội dung Hiệp định Pari (1973) đã khắc phục hạn chế đó.
Giải chi tiết:
- Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954), có điều khoản là: Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với khu phi quân sự ở hai giới tuyến. => Hiệp định Giơnevơ (1954) chưa phản ánh hết thực tế chiến thắng trên chiến trường. Đất nước chưa hoàn toàn thống nhất, hai miền Nam - Bắc tạm thời bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17 với thời hạn 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Ngay sau đó, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã phá hoại việc thi hành Hiệp định, cuộc tổng tuyển cử đã không diễn ra, nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
- Nội dung nổi bật trong Hiệp định Pari 1973 đã khắc phục hạn chế của Hiệp định Giơnevơ 1954 là: Hoa Kỳ và đồng minh rút hết quân đội khỏi miền Nam, quân đội miền Bắc không phải tập kết ra Bắc.