Sử dụng yếu tố nhiệt độ như thế nào để quá trình rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao đạt hiệu quả tốt nhất?
A. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao cần lựa chọn địa điểm, thời điểm có nhiệt độ thích hợp để tập luyện.
B. Không tắm trong hoặc ngay sau khi tập luyện.
C. Khởi động kĩ trước khi tập luyện, đảm bảo đủ ấm trong các ngày giá lạnh, độ ẩm cao.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là: D
Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm cao: Cơ thể có cảm giác khó chịu do sự bay hơi của mồ hôi trên bề mặt da gặp khó khăn. Vì vậy, cần lựa chọn thời điểm, địa điểm có nhiệt độ không khí thấp hơn, giàu oxygen để luyện tập (vào sáng sớm hoặc cuối buổi chiều, nơi có nhiều cây xanh); rút ngắn thời gian luyện tập, tăng số lượng các quãng nghỉ ngắn trong buổi tập ở nơi thoáng mát, thả lỏng và hồi phục tích cực sau luyện tập, sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hội; kịp thời bổ sung lượng nước đã mất do mồ hôi, không tắm trong hoặc ngay sau khi dùng luyện tập.
Trong những ngày giá lạnh, độ ẩm cao: Không luyện tập vào các thời điểm có nhiệt độ thấp (sáng sớm, cuối buổi chiều), nơi bị gió lùa; khởi động kĩ trước khi luyện tập, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể.
Trong hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, để tránh tác hại của ánh sáng mặt trời cần làm gì?
Tốc độ gió ảnh hưởng thế nào đến kết quả tập luyện và thi đấu của môn Bóng đá?
Tốc độ gió có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao?
Trong quá trình rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao, khi chạy ngược chiều gió sẽ?
Yếu tố tự nhiên nào có ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao?
Các yếu tố của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng như thế nào đến quá trình rèn luyện, luyện tập thể dục thể thao của con người?
Áp suất không khí giảm ảnh hưởng thế nào đến quá trình rèn luyện và luyện tập thể dục thể thao?
Khi hoạt động trong môi trường nước, lực cản và sức ép của nước ảnh hưởng thế nào đến quá trình tập luyện?
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất đạm được chia thành hai loại là đạm động vật và đạm thực vật.
(2) Chất bột đường có trong gạo, ngô, khoai, sắn, …
(3) Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể có thể tiêu hóa được.
(4) Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
(5) Chất béo là thành phần chủ yếu của cơ thể.
(6) Nước có ở tất cả các bộ phận trong cơ thể như não, cơ, xương, …
Số phát biểu không đúng là: