Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

14/10/2022 249

Cho bảng số liệu sau: Giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

 

Giá trị lương thực xuất khẩu

Số người chết đói ở Ấn Độ

Năm

Số Sượng (Sivrơ)

Năm

Số lượng (người)

1849

858 000

1825 - 1850

400 000

1858

3 800 000

1850 - 1875

5000 000

1901

9 300 000

1875 - 1900

15 000 000

 

Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét và giải thích.

* Phân tích bảng số liệu:

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy:

- Giá trị lương thực xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh từ Ấn Độ sang Anh từ 1849 - 1901 tăng nhanh và liên tục: năm 1858 đạt 3,8 triệu livrơ, tăng 4,4 lần so với năm 1849; năm 1901 đạt 9,3 triệu livrơ, tăng 2,4 lần so với năm 1858 và 10,8 lần so với năm 1849.

- Số người chết đói ở Ấn Độ không ngừng tăng nhanh: trong 25 năm 1850 - 1875 có 5 triệu người chết đói, tăng 12,5 lần so với 25 năm đầu thế kỉ XIX (1825 - 1850). Trong 25 năm cuối thế kỉ XIX, số người chết đói lên đến 15 triệu người, tăng so với hai giai đoạn trước lần lượt là 3 lần và 37,5 lần.

- Như vậy, giá trị lương thực xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh trong thế kỉ XIX tăng nhanh và tỉ lệ thuận với số người chết đói ở Ấn Độ trong thời kì này.

* Giải thích:

- Giá trị xuất khẩu lương thực từ Ấn Độ sang Anh tăng nhanh do thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác bóc lột Ấn Độ trên quy mô lớn, trong đó chú trọng việc vơ vét nguyên liệu và lương thực phục vụ cho chính quốc. Từ giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu, lương thực ngày càng lớn và quan trọng nhất của thực dân Anh.

- Do chính sách khai thác, vơ vét tàn bạo của thực dân Anh, nhân dân lao động Ấn Độ ngày càng bần cùng. Đặc biệt, chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp ruộng đất lập đồn điền làm phần lớn nông dân mất đất, phá sản. Trong khi đó, nguồn lương thực phải cung cấp cho chính phủ Anh không ngừng tăng. Chính vì thế đã dẫn đến nạn chết đói hàng loạt ở Ấn Độ.

 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?

Xem đáp án » 14/10/2022 181

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

Xem đáp án » 14/10/2022 173

Câu 3:

Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.

Xem đáp án » 14/10/2022 151

Câu 4:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh

Xem đáp án » 14/10/2022 147

Câu 5:

Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?

Xem đáp án » 14/10/2022 146

Câu 6:

Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là

Xem đáp án » 14/10/2022 138

Câu 7:

Phái cấp tiến trong Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Ti-lắc đứng đầu có chủ trương

Xem đáp án » 14/10/2022 138

Câu 8:

Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

Xem đáp án » 14/10/2022 113

Câu 9:

Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân

Xem đáp án » 14/10/2022 105

Câu 10:

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án » 14/10/2022 103

Câu 11:

Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?

Xem đáp án » 14/10/2022 101

Câu 12:

Tóm tắt những nét lớn về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX và rút ra hệ quả của những chính sách đó.

Xem đáp án » 14/10/2022 98

Câu 13:

Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.

Xem đáp án » 14/10/2022 97

Câu 14:

Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Xem đáp án » 14/10/2022 97

Câu 15:

Ở Ấn Độ, phong trào dân tộc 1905 - 1908 có điểm khác biệt nào sau đây so với phong trào yêu nước giai đoạn trước?

Xem đáp án » 14/10/2022 93

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »