IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 2: Ấn độ và đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx

Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 2: Ấn độ và đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx

Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 2: Ấn độ và đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx

  • 771 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?


Câu 10:

Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là


Câu 11:

Cơ sở cho sự ra đời của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX là

Câu 12:

Sự ra đời Đảng Quốc Đại (năm 1885)


Câu 13:

Phái cấp tiến trong Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Ti-lắc đứng đầu có chủ trương

Câu 14:

Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?


Câu 15:

Cao trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ đã

Câu 16:

Nhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?


Câu 17:

Ở Ấn Độ, phong trào dân tộc 1905 - 1908 có điểm khác biệt nào sau đây so với phong trào yêu nước giai đoạn trước?

Câu 18:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh


Câu 21:

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Cam-pu-chia có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền ở Việt Nam?

Câu 22:

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm?


Câu 23:

Nhận xét nào không đúng về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?


Câu 24:

Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là


Câu 25:

Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Xiêm Ra-ma V vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?


Câu 26:

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm được thực hiện trong bối

Câu 27:

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

Câu 28:

Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

Câu 29:

Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ờ Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?


Câu 30:

Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?


Câu 31:

Tóm tắt những nét lớn về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX và rút ra hệ quả của những chính sách đó.
Xem đáp án

* Chính sách: Thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ lâm vào khủng hoảng, suy yếu; bị thực dân phương Tây đua nhau xâm lược. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

+ Về kinh tế: ra sức khai thác, bóc lột trên quy mô lớn; Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, là nguồn cung cấp nguyên liệu, lương thực khổng lồ cho chính quốc.

+ Về chính trị - xã hội: Một mặt, chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ; mặt khác, thực hiện chính sách chia để trị: mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ; khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

* Hệ quả:

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng kiệt quệ, lương thực cạn kiệt, nạn đói liên tiếp xảy ra. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp phát triển gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập làm cho nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời là điều kiện bên trong cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới.


Câu 32:

Cho bảng số liệu sau: Giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:
Xem đáp án

 

Giá trị lương thực xuất khẩu

Số người chết đói ở Ấn Độ

Năm

Số Sượng (Sivrơ)

Năm

Số lượng (người)

1849

858 000

1825 - 1850

400 000

1858

3 800 000

1850 - 1875

5000 000

1901

9 300 000

1875 - 1900

15 000 000

 

Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét và giải thích.

* Phân tích bảng số liệu:

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy:

- Giá trị lương thực xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh từ Ấn Độ sang Anh từ 1849 - 1901 tăng nhanh và liên tục: năm 1858 đạt 3,8 triệu livrơ, tăng 4,4 lần so với năm 1849; năm 1901 đạt 9,3 triệu livrơ, tăng 2,4 lần so với năm 1858 và 10,8 lần so với năm 1849.

- Số người chết đói ở Ấn Độ không ngừng tăng nhanh: trong 25 năm 1850 - 1875 có 5 triệu người chết đói, tăng 12,5 lần so với 25 năm đầu thế kỉ XIX (1825 - 1850). Trong 25 năm cuối thế kỉ XIX, số người chết đói lên đến 15 triệu người, tăng so với hai giai đoạn trước lần lượt là 3 lần và 37,5 lần.

- Như vậy, giá trị lương thực xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh trong thế kỉ XIX tăng nhanh và tỉ lệ thuận với số người chết đói ở Ấn Độ trong thời kì này.

* Giải thích:

- Giá trị xuất khẩu lương thực từ Ấn Độ sang Anh tăng nhanh do thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác bóc lột Ấn Độ trên quy mô lớn, trong đó chú trọng việc vơ vét nguyên liệu và lương thực phục vụ cho chính quốc. Từ giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu, lương thực ngày càng lớn và quan trọng nhất của thực dân Anh.

- Do chính sách khai thác, vơ vét tàn bạo của thực dân Anh, nhân dân lao động Ấn Độ ngày càng bần cùng. Đặc biệt, chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp ruộng đất lập đồn điền làm phần lớn nông dân mất đất, phá sản. Trong khi đó, nguồn lương thực phải cung cấp cho chính phủ Anh không ngừng tăng. Chính vì thế đã dẫn đến nạn chết đói hàng loạt ở Ấn Độ.

 


Câu 33:

Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.

Xem đáp án

* Sự ra đời:

+ Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Anh làm cho nền kinh tế - xã hội Ấn Độ có nhiều chuyển biến. Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức dân tộc Ấn Độ ra đời, phát triển và ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc.

+ 1885, Đảng Quốc Đại thành lập, đánh dấu một thời kì mới - thời kì giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

* Hoạt động (trong những năm 1885 - 1908):

+ 20 năm đầu: chủ trương đấu tranh ôn hòa đòi chính phủ Anh tiến hành cải cách.

+ Dần phân hóa thành hai phái: phái ôn hòa có thái độ thỏa hiệp với thực dân Anh và phái dân chủ cấp tiến (cực đoan). Phái cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân kiên quyết đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.

+ Phái cấp tiến của Đảng Quốc Đại lãnh đạo cao trào đấu tranh 1905 - 1908 ở Ấn Độ, buộc thực dân Anh thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan...

* Đánh giá vai trò:

+ Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại đánh dấu sự trưởng thành từng bước về ý thức chính trị của giai cấp tư sản Ấn Độ, đưa phong trào dân tộc Ấn Độ đi theo một khuynh hướng mới.

+ Bộ phận cấp tiến trong Đảng Quốc đại đóng vai trò lãnh đạo cao trào dân tộc 1905 - 1908, có tác dụng thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần dân tộc của nhân dân Ấn Độ, tập hợp đông đảo quần chúng yêu nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của phong trào dân tộc trong những giai đoạn tiếp theo; góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á.

+ Đảng Quốc đại trong thời kì đầu thành lập vẫn còn nhiều hạn chế, nội bộ bị chia rẽ, chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh thống nhất... nên chưa có khả năng tập hợp toàn thể nhân dân Ấn Độ vào một mặt trận thống nhất.


Câu 34:

Trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ. Rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào đó.

Xem đáp án

* Bối cảnh lịch sử:

- Nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.

- Năm 1885, Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng, do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.

- Năm 1905, thực dân Anh thực hiện đạo luật chia đôi xứ Ben-gan trên cơ sở tôn giáo. Đạo luật đó gây bất bình trong nhân dân, châm ngòi cho một cao trào đấu tranh mới ở Ấn Độ.

* Diến biến chính:

+ Để phản đối đạo luật chia cắt Ben-gan, ngày 16-10 -1905, hơn 10 vạn nhân dân Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ tỏ rõ ý chí đoàn kết, thống nhất với khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”.

+ Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt và kết án Ti-lắc 6 năm tù. Phản đối bản án, hàng vạn công nhân ở Bom bay tổng bãi công chính trị trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu...Cuộc đấu tranh lan rộng ra các thành phố. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.

+ Năm 1908, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại làm cho phong trào tạm ngừng.

* Nhận xét:

- Tính chất: là phong trào cách mạng mang tính dân tộc đậm nét và tính quần chúng rộng rãi.

- Đặc điểm: là phong trào dân tộc do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo; thu hút đông đảo nhân dân tham gia, lần đầu tiên công nhân tham gia vào phong trào dân tộc; diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và quyết liệt.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm bất khuất của nhân dân Ấn Độ

+ Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX

Câu 35:

Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?

Xem đáp án

* Nguyên nhân thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX:

- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước tư bản phương Tây chạy đua sang phương Đông (trong đó có khu vực Đông Nam Á) để xâm lược thuộc địa.

- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến các nước khu vực này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược và xâm chiếm...

* Yêu cầu lịch sử đặt ra:

Nhanh chóng tiến hành duy tân, cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạc hậu và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, có đủ thế và lực để đương đầu với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.


Câu 36:

Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?

Xem đáp án

* Nguyên nhân thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX:

- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước tư bản phương Tây chạy đua sang phương Đông (trong đó có khu vực Đông Nam Á) để xâm lược thuộc địa.

- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến các nước khu vực này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược và xâm chiếm...

* Yêu cầu lịch sử đặt ra:

Nhanh chóng tiến hành duy tân, cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạc hậu và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, có đủ thế và lực để đương đầu với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.


Câu 37:

a) Lập bảng hệ thống kiến thức về quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân theo các tiêu chí sau: tên quốc gia Đông Nam Á, nước thực dân xâm lược, xâm chiếm; năm mất độc lập.

b) Qua bảng hệ thống kiến thức đã lập, nhận xét về tình hình các nước Đông Nam Á thế kỉ XX.

Xem đáp án

a) Bảng hệ thống kiến thức:

Tên nước Đông Nam Á

Thực dân xâm lược

Thời gian hoàn thành xâm lược

In-đô-nê-xi-a

Hà Lan

Giữa thế kỉ XIX

Phi-líp-pin

Tây Ban Nha, Mĩ

- Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược và đô hộ.

- Đầu thế kỉ XX, trở thành thuộc địa của Mĩ.

Miến Điện

Anh

Năm 1885, trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai

Anh

Đầu thế kỉ XX.

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

Pháp

Cuối thế kỉ XIX.

Bru-nây

Anh

 

Đông Ti-mo

Bồ Đào Nha

 

Xiêm

Anh - Pháp tranh chấp

Giữ được độc lập

b) Nhận xét:

- Đều đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

- Chịu sự xâm nhập, xâm lược của các thực dân khác nhau.

- Hầu hết các nước đều mất độc lập dân tộc (trừ Xiêm).


Câu 38:

a) Lập bảng hệ thống kiến thức về quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân theo các tiêu chí sau: tên quốc gia Đông Nam Á, nước thực dân xâm lược, xâm chiếm; năm mất độc lập.

b) Qua bảng hệ thống kiến thức đã lập, nhận xét về tình hình các nước Đông Nam Á thế kỉ XX.

Xem đáp án

a) Bảng hệ thống kiến thức:

Tên nước Đông Nam Á

Thực dân xâm lược

Thời gian hoàn thành xâm lược

In-đô-nê-xi-a

Hà Lan

Giữa thế kỉ XIX

Phi-líp-pin

Tây Ban Nha, Mĩ

- Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược và đô hộ.

- Đầu thế kỉ XX, trở thành thuộc địa của Mĩ.

Miến Điện

Anh

Năm 1885, trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai

Anh

Đầu thế kỉ XX.

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

Pháp

Cuối thế kỉ XIX.

Bru-nây

Anh

 

Đông Ti-mo

Bồ Đào Nha

 

Xiêm

Anh - Pháp tranh chấp

Giữ được độc lập

b) Nhận xét:

- Đều đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

- Chịu sự xâm nhập, xâm lược của các thực dân khác nhau.

- Hầu hết các nước đều mất độc lập dân tộc (trừ Xiêm).


Câu 39:

Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.

Xem đáp án

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền độc lập của Xiêm bị đe dọa bởi sự xâm nhập của Anh và Pháp. Vua Ra-ma IV, đặc biệt là Ra-ma V (Chu-la-long-con, ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách:

+ Kinh tế: khuyến khích nông nghiệp phát triển: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm thuế ruộng...; khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng...

+ Chính trị - xã hội: cải cách bộ máy hành chính, quân đội, giáo dục... theo khuôn mẫu phương Tây. Thành lập Hội đồng nhà nước hoạt động gần như nghị viện, bộ máy hành pháp triều đình thay bằng Hội đồng chính phủ có 12 Bộ trưởng. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại...

+ Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo (lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa Anh và Pháp, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện) để giữ gìn chủ quyền.

- Ý nghĩa:

+ Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được độc lập, mặc dù bị lệ thuộc nhiều vào Anh và Pháp về kinh tế, chính trị.

+ Là nước duy nhất ở Đông Nam Á không mất độc lập trước sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân.


Câu 40:

Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?

Xem đáp án

* Trước nguy cơ xâm lược, xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân phương Tây, hầu hết các nước Đông Nam Á vẫn duy trì chính sách lạc hậu, “đóng cửa” với phương Tây... khiến cho chế độ phong kiến càng lún sâu vào khủng hoảng, thế và lực của đất nước suy yếu. Do đó, từng bước bị xâm lược và trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

* Các vua Xiêm nhận thức đúng yêu cầu thực tiễn, kịp thời cải cách, mở cửa để phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền:

- Những chính sách cải cách của các vua Xiêm, đặc biệt là của Ra-ma V đã đưa Xiêm dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Từ đó, củng cố sức mạnh của đất nước trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền.

+ Kinh tế: khuyến khích nông nghiệp phát triển: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm thuế ruộng...; khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng...

+ Chính trị - xã hội: cải cách bộ máy hành chính, quân đội, giáo dục... theo khuôn mẫu phương Tây. Thành lập Hội đồng nhà nước hoạt động gần như nghị viện, bộ máy hành pháp triều đình thay bằng Hội đồng chính phủ có 12 Bộ trưởng. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại...

- Đặc biệt, chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo của Ra-ma IV, Ra-ma V trực tiếp giúp Xiêm giữ gìn chủ quyền dân tộc: chủ động “mở cửa” với các nước phương Tây; Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai).

→ Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, mặc dù chịu lệ thuộc nhất định về kinh tế, chính trị vào Anh và Pháp.


Bắt đầu thi ngay