Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án

  • 686 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.


Câu 2:

Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Ngô.


Câu 3:

Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).


Câu 4:

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.


Câu 5:

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) đã giành và giữ được chính quyền độc lập khoảng gần 10 năm.


Câu 6:

Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Câu đố dân gian trên đề cập đến Lê Lợi (lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân xâm lược Minh).


Câu 7:

Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh, mở nền hòa bình và dựng xây đất nước.


Câu 8:

Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch:

+ Tốt Động, Chúc Động là vùng đầm lầy, quân Lam Sơn đã mai phục, chặn đánh địch

+ Chi Lăng là vùng biên ải hiểm yếu, nghĩa quân tổ chức phục kích


Câu 9:

Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Năm 1424 theo kế hoạch, Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An. Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.


Câu 10:

Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở Chi Lăng - Xương Giang.


Câu 11:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Năm 1423, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định tạm thời hòa hoãn với quân Minh nhằm: tranh thủ thời gian để: tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân; củng cố lực lượng, sức mạnh của nghĩa quân và tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.


Câu 12:

Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.


Câu 13:

Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tháng 9/1426, nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc, liên tiếp đánh thắng nhiều trận. Quân Minh buộc phải rút vào thành Đông Quan cố thủ và chờ viện binh. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.


Câu 14:

Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông. Nghĩa quân Lam Sơn muốn chiếm giữ Nghệ An làm đất đứng chân, rồi dựa vào sức người và cảu cải đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô (Hà Nội).


Câu 15:

Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điểm giống nhau về cách đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là: bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.


Câu 16:

Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong quá trình chiến đấu để tiêu diệt quân Lam Sơn, quân Minh rất mạnh, chi viện thêm nhiều quân, ví dụ: tháng 10/1427, nhà Minh điều 15 vạn quân sang Việt Nam chi viện.


Câu 17:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Đàng Trong của Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, khủng hoảng.

+ Chính quyền phong kiến suy đồi (tăng cường vơ vét nhân dân thông qua các loại thuế; quan lại nhũng nhiễu dân chúng,…)

+ Sản xuất nông nghiệp suy giảm, thủ công nghiệp - thương nghiệp trì trệ.

+ Đời sống nhân dân cực khổ.


Câu 18:

Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sau khi chính quyền chúa Nguyễn sụp đổ, Nguyễn Ánh chạy sang nước Xiêm cầu cứu. Nhân cơ hội đó, vua Xiêm phái 5 vạn quân kéo vào Gia Định, chiếm đóng gần hết miền Tây Nam Bộ của Đại Việt.


Câu 19:

Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.


Câu 20:

Địa điểm nào được Nguyễn Huệ lựa chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang) làm nơi quyết chiến với quân Xiêm.


Câu 21:

Nhà Thanh dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1788?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Càn Long đã cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào xâm lược Đại Việt.


Câu 22:

Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.


Câu 23:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.


Câu 24:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.


Câu 25:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Một số bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam:

+ Nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa; đồng thời phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.

+ Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.

+ ….


Bắt đầu thi ngay