IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Lịch sử 40 câu Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án (Phần 2)

40 câu Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án (Phần 2)

40 câu Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án (Phần 2)

  • 73 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Khi tiến hành xâm lược Campuchia, thực dân Pháp có chỗ dựa là một nền sản xuất phồn vinh, quân đội hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi đó, Campuchia lại thua kém Pháp hẳn một phương thức sản xuất, vũ khí thô sơ, lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân khách quan khiến cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia thất bại.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 2:

Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa các lực lượng nào?

Xem đáp án

Sau bản hiệp ước 1884 mà triều đình Phnôm Pênh kí với thực dân Pháp, Campuchia từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa. Do đó mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Campuchia thuộc địa là mâu thuẫn giữa nhân dân Campuchia với thực dân Pháp, tay sai.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 3:

Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Các phong đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm; Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ quan lại, nông dân, nhà sư…Nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cuộc đấu tranh nào cũng sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 4:

Từ thời vua Môngkút - Rama IV (1851- 1868), Xiêm đã thực hiện chủ trương để phát triển đất nước và bảo vệ nền độc lập?

Xem đáp án

Đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp, đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 5:

Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được thực hiện dựa theo khuôn mẫu của

Xem đáp án

Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục, … tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, …

Đáp án cần chọn là: c


Câu 6:

Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về sách lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao? 

Xem đáp án

Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 7:

Ý nghĩa quan trọng từ những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm là

Xem đáp án

Những cải cách của vua Rama V đã giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của những cải cách của vua Rama V đối với lịch sử Xiêm. 

Đáp án cần chọn là: d


Câu 8:

Sau cải cách của vua Rama V, thể chế chính trị ở Xiêm đã có sự biến đổi đổi như thế nào?

Xem đáp án

Sau cải cách của vua Rama V, Xiêm từ một nước quân chủ chuyên chế trở thành một nước quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện). Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 9:

Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Điểm khác biệt cơ bản giữa Xiêm và các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, trong khi các nước còn lại ở khu vực Đông Nam Á đều đã bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây từ cuối thế kỉ XIX.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 10:

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

Xem đáp án

Từ 1858-1893, Đông Dương đã bị biến thành thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. 

=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 11:

Đâu không phải là điểm thuận lợi của Xiêm so với Trung Quốc khi tiến hành cải cách đất nước cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Khi tiến hành cải cách ở cuối thế kỉ XIX, tình hình Xiêm có nhiều điểm thuận lợi hơn so với Trung Quốc như Xiêm vẫn chưa bị các nước thực dân xâm lược nên có thể tập trung vào công việc canh tân đất nước; vua Rama V là người có tư tưởng cải cách, nắm được thực quyền đất nước; quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở Xiêm. Điều này lý giải tại sao cuộc cải cách ở Xiêm lại thành công, còn cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc lại thất bại. 

Lưu ý thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ từ năm 1849. Nguyên nhân chủ yếu để Anh chưa can thiệp vào Xiêm là do sự thỏa hiệp với Pháp để biến Xiêm thành vùng đệm giữa đế quốc

Đáp án cần chọn là: b


Câu 12:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và cuộc cải cách của vua Rama V (Xiêm)?

Xem đáp án

Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V đều mang tính chất của các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì nó được giai cấp phong kiến tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ rào cản phong kiến mở đường cho kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên các cuộc cải cách này không xóa bỏ chế độ phong kiến trên cả lĩnh vực chính trị và kinh tế. 

Đáp án cần chọn là: c


Câu 13:

Điểm khác biệt về việc thực hiện chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm và Việt Nam cuối thể kỉ XIX là

Xem đáp án

- Xiêm: tiến hành hàng loạt các cải cách trên tất cả các lĩnh vực theo khuôn mẫu của phương Tây. Sự phát triển về tiềm lực quốc gia kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Xiêm giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

- Việt Nam: nhà Nguyễn có thực hiện một số biện để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng không đạt được hiệu quả. Thêm vào đó việc thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” và chính sách cấm đạo, giết đạo đã tạo ra cái cớ cho kẻ thù xâm lược. Kết quả là Việt Nam đã bị biến thành thuộc địa của Pháp.

Chú ý: 

Hai biện pháp mà Xiêm và Việt Nam thực hiện cuối thế kỉ XIX chính là hai con đường, hai sự lựa chọn điển hình của các nước châu Á để cứu vãn nền độc lập dân tộc. Quốc gia nào nhanh chóng tiến hành cải cách, canh tân đất nước sẽ có cơ hội để bảo vệ nền độc lập (Nhật Bản, Thái Lan). Còn quốc gia nào đóng cửa, không chịu thay đổi chắc chắn sẽ bị biến thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 14:

Học viện Quân sự Hoàng gia được thiết lập khi nào?

Xem đáp án

Năm 1887, Học viện Quân sự Hoàng gia được thiết lập nhằm đào tạo sĩ quan quân đội theo mô hình phương Tây.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 15:

Sau sự kiện gì, chủ nghĩa thực dân phương Tây mở đầu quá trình xâm lược ở khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Sau các cuộc phát kiến địa lí và sự mở rộng thị trường thương mai quốc tế, năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca, mở mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 16:

Phi-lip-pin bị thực dân nào xâm lược ở thế kỉ XVI?

Xem đáp án

Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị, áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 17:

Phi-lip-pin bị thực dân nào xâm lược vào năm 1898?

Xem đáp án

Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Phi-lip-pin.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 18:

In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của thực dân nào?

Xem đáp án

Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo, đến thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 19:

Ma-lai-xi-a là thuộc địa của thực dân nào?

Xem đáp án

Đầu thế kỉ XIX, Mã Lai thuộc Anh. Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp thông qua các công sứ, hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại đây.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 20:

Xin-ga-po là thuộc địa của nước nào?

Xem đáp án

Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xin-ga-po.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 21:

Mi-an-ma là thuộc địa của nước nào?

Xem đáp án

Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm: 1824-1826, 1852, 1885 và biến Mi-an-ma thành thuộc địa.

- Thực dân Anh tổ chức cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mi-an-ma.

Đáp án cần chọn là: b


Câu 22:

Việt Nam là thuộc địa của nước nào?

Xem đáp án

- Lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

- Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 23:

Sau hiệp ước nào Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 24:

Sau hiệp ước nào Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Năm 1884, với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 25:

Lào bị ai cai trị bởi thực dân nào?

Xem đáp án

Năm 1893, Xiêm buộc phải kí Hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào, biến vương quốc này thành xứ bảo hộ của Pháp nằm trong Liên bang Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 26:

Khi nào Lào bị bảo hộ bởi Pháp?

Xem đáp án

Năm 1893, Xiêm buộc phải kí Hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào, biến vương quốc này thành xứ bảo hộ của Pháp nằm trong Liên bang Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 27:

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

Xem đáp án

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 28:

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

Xem đáp án

Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Rama V, đến cuối thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á vẫn còn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 29:

Thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn nhất đặt ra cho các nước Đông Nam Á tại thời điểm đó. 

Đáp án cần chọn là: a


Câu 30:

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?

Xem đáp án

Nhân cơ hội chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tấ cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, các nước thực dân phương Tây đã nhanh chóng mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Đáp án cần chọn là: b


Câu 31:

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

Xem đáp án

Vị trí vùng đệm của Anh và Pháp: Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15/1/1896, Anh và Pháp kí kết hiệp ước về phân chi ảnh hưởng ở Xiêm. 

=> Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 32:

Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước phương Tây quyết định dùng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á?

Xem đáp án

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tiến dần lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực ở trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó các nước thực dân phương Tây buộc phải sử dụng vũ lực để nhanh chóng hoàn thành xâm lược Đông Nam Á để biến nơi đây thành thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 33:

Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh hoạt động xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua con đường truyền đạo và buôn bán (hoạt động của công ty thương mại như Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Anh, Đông Ấn Pháp…). Còn từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước này lại sử dụng vũ lực để hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: c


Câu 34:

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?

Xem đáp án

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 35:

Năm 1863 ở Campuchia đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

Xem đáp án

Năm 1863, Pháp gây áp lực buộc vua Campuchia là Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng ở quốc gia này.

Đáp án cần chọn là: a


Câu 36:

Sự kiện nào đánh dấu Campuchia chính thức bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Sau khi gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnôm Pênh, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, chính thức biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp.

Đáp án cần chọn là: d


Câu 37:

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

Xem đáp án

Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. 

Đáp án cần chọn là: b


Câu 38:

Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô ở Campuchia trong những năm 1866-1867

Xem đáp án

Năm 1866, Pu-côm-bô đã phát động khởi nghĩa chống Pháp và lập căn cứ ở Tây Ninh. Trương Quyền và Võ Duy Dương đã liên kết với nghĩa quân đánh Pháp. Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

Đáp án cần chọn là: c


Câu 39:

Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Campuchia; gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, qua đó làm chậm bước tiến xâm lược của chúng. Sự thất bại của các phong trào đấu tranh cũng đồng thời cho thấy sự sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia. Còn vấn đề liên minh với Việt Nam không phải là yếu tố đảm bảo cho thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Campuchia. Vì trên thực tế, thời kì này có rất nhiều cuộc khởi nghĩa có sự liên minh chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam nhưng đều thất bại.

Đáp án cần chọn là: d


Bắt đầu thi ngay