Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án
Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của Chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á có đáp án
-
594 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn
Đáp án đúng là: D
Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.
Câu 2:
Trong thời gian đầu, để xâm nhập vào Đông Nam Á, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng thủ đoạn nào?
Đáp án đúng là: B
Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.
Câu 3:
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực
Đáp án đúng là: B
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
Câu 4:
Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
Đáp án đúng là: B
Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Câu 5:
Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?
Đáp án đúng là: C
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.
Câu 6:
Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đặt dưới ách thống trị của
Đáp án đúng là: B
Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 7:
Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
Đáp án đúng là: C
Đến đầu thế kỉ XX, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ
Câu 8:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?
Đáp án đúng là: D
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm.
Câu 9:
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 10:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma đã trở thành thuộc địa của
Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a, phía Bắc đảo Booc-nê-ô và Mi-an-ma.
Câu 11:
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 13:
Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
Chính sách cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hậu quả: nông dân bị mất ruộng đất và bị bần cùng hóa.
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
Đáp án đúng là: B
Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 16:
Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã
Đáp án đúng là: C
Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.
Câu 17:
Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành
Đáp án đúng là: A
Từ năm 1892, vua Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.
Câu 18:
Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành
Đáp án đúng là: A
Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.
Câu 19:
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
Đáp án đúng là: C
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp. Vì, Xiêm có vị trí địa lý nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh (Ấn Độ, Miến Điện) và Pháp (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) => cả hai nước đế quốc này đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm. Anh và Pháp đều nhân nhượng lẫn nhau trong các vấn đề ở Xiêm => Xiêm đã lợi dụng điều đó, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập.
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
Đáp án đúng là: D
- Ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):
+ Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
+ Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.
+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái; khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.