Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?
* Trước nguy cơ xâm lược, xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân phương Tây, hầu hết các nước Đông Nam Á vẫn duy trì chính sách lạc hậu, “đóng cửa” với phương Tây... khiến cho chế độ phong kiến càng lún sâu vào khủng hoảng, thế và lực của đất nước suy yếu. Do đó, từng bước bị xâm lược và trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
* Các vua Xiêm nhận thức đúng yêu cầu thực tiễn, kịp thời cải cách, mở cửa để phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền:
- Những chính sách cải cách của các vua Xiêm, đặc biệt là của Ra-ma V đã đưa Xiêm dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Từ đó, củng cố sức mạnh của đất nước trước nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền.
+ Kinh tế: khuyến khích nông nghiệp phát triển: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm thuế ruộng...; khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng...
+ Chính trị - xã hội: cải cách bộ máy hành chính, quân đội, giáo dục... theo khuôn mẫu phương Tây. Thành lập Hội đồng nhà nước hoạt động gần như nghị viện, bộ máy hành pháp triều đình thay bằng Hội đồng chính phủ có 12 Bộ trưởng. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại...
- Đặc biệt, chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo của Ra-ma IV, Ra-ma V trực tiếp giúp Xiêm giữ gìn chủ quyền dân tộc: chủ động “mở cửa” với các nước phương Tây; Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp, cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai).
→ Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, mặc dù chịu lệ thuộc nhất định về kinh tế, chính trị vào Anh và Pháp.
Nhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh
Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là
Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?
Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.