Trình bày bối cảnh lịch sử và diễn biến chính của phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ. Rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào đó.
* Bối cảnh lịch sử:
- Nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
- Năm 1885, Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập, đưa giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng, do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.
- Năm 1905, thực dân Anh thực hiện đạo luật chia đôi xứ Ben-gan trên cơ sở tôn giáo. Đạo luật đó gây bất bình trong nhân dân, châm ngòi cho một cao trào đấu tranh mới ở Ấn Độ.
* Diến biến chính:
+ Để phản đối đạo luật chia cắt Ben-gan, ngày 16-10 -1905, hơn 10 vạn nhân dân Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ tỏ rõ ý chí đoàn kết, thống nhất với khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”.
+ Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt và kết án Ti-lắc 6 năm tù. Phản đối bản án, hàng vạn công nhân ở Bom bay tổng bãi công chính trị trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu...Cuộc đấu tranh lan rộng ra các thành phố. Thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
+ Năm 1908, chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại làm cho phong trào tạm ngừng.
* Nhận xét:
- Tính chất: là phong trào cách mạng mang tính dân tộc đậm nét và tính quần chúng rộng rãi.
- Đặc điểm: là phong trào dân tộc do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo; thu hút đông đảo nhân dân tham gia, lần đầu tiên công nhân tham gia vào phong trào dân tộc; diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và quyết liệt.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm bất khuất của nhân dân Ấn Độ
+ Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XXNhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh
Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là
Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?
Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.