Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?
* Nguyên nhân thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XIX:
- Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị trường đặt ra ngày càng cấp thiết. Do đó, các nước tư bản phương Tây chạy đua sang phương Đông (trong đó có khu vực Đông Nam Á) để xâm lược thuộc địa.
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân, có vị trí chiến lược quan trọng. Từ nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến các nước khu vực này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược và xâm chiếm...
* Yêu cầu lịch sử đặt ra:
Nhanh chóng tiến hành duy tân, cải cách toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạc hậu và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, có đủ thế và lực để đương đầu với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Nhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh
Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là
Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?
Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?