Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Giáo dục công dân Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các quyền dân chủ

Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các quyền dân chủ

Đề số 1 Công dân với các quyền dân chủ

  • 2582 lượt thi

  • 51 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Công dân đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử.


Câu 2:

Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia ứng cử?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Công dân đủ 21 tuổi trở lên thì có quyền tham gia ứng cử.


Câu 3:

Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.


Câu 4:

Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là biểu hiện của hình thức dân chủ nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp.


Câu 5:

Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước là

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện của mình quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước là dân chủ gián tiếp.


Câu 6:

Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện 

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ.


Câu 7:

Phương án nào dưới đây là nôi dung nguyên tắc của bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải; Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là nôi dung nguyên tắc của bầu cử.


Câu 8:

Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là nội dung

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là nội dung nguyên tắc của bầu cử.


Câu 9:

Quyền bầu cử là quyền của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Quyền bầu cử là quyền của công dân trong lĩnh vực chính trị.


Câu 10:

Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Ngoài việc tự ứng cử thì quyền ứng cử của công dân còn được thực hiện bằng con đường được đề cử.


Câu 11:

Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu là đúng pháp luật.


Câu 12:

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân thể hiện trong lĩnh vực chính trị.


Câu 13:

Phương án nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Quyền bầu cử ứng cử của công dân là quyền dân chủ của công dân.


Câu 14:

Trong các nguyên tắc bầu cử, không có nguyên tắc nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Trong các nguyên tắc bầu cử, không có nguyên tắc gián tiếp.


Câu 15:

Quyền bầu cử là quyền của chủ thể nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Quyền bầu cử là quyền của công dân đủ 18 tuổi.


Câu 16:

Quyền ứng cử là quyền của chủ thể nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Quyền ứng cử là quyền của công dân đủ 21 tuổi.


Câu 17:

Thực hiện quyền ứng cử là thực thi hình thức dân chủ

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Thực hiện quyền ứng cử là thực thi hình thức dân chủ trực tiếp.


Câu 18:

Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là mọi công dân

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật.


Câu 19:

Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng.


Câu 20:

Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật Bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín.


Câu 21:

Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Hội đồng  nhân dân có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị trước khi lập danh sách ứng viên chính thức.


Câu 22:

Phương án nào dưới đây đúng nhất về quyền bầu cử, ứng cử?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Là cơ sở để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước đúng nhất về quyền bầu cử, ứng cử.


Câu 23:

Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải; Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc trực tiếp.


Câu 24:

Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.


Câu 25:

Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bình đẳng.


Câu 26:

Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng.


Câu 27:

Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc trực tiếp.


Câu 28:

Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là bảo đảm

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.


Câu 29:

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.


Câu 30:

Phương án nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là C 

Lời giải: Công khai không phải là nguyên tắc bầu cử.


Câu 31:

Giả sử, ngày 22/05/2017, Việt Nam tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện ứng cử?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Giả sử, ngày 22/05/2017, Việt Nam tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy công dân có ngày sinh vào ngày 21/05/1995 đủ điều kiện ứng cử.


Câu 32:

Ông X đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng thì diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy ông X

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Ông X đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng thì diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy ông X có quyền bầu cử.


Câu 33:

Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải; Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền bầu cử.


Câu 34:

Nhân viên Tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho người này, gạch tên người kia là vi phạm quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Nhân viên Tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho người này, gạch tên người kia là vi phạm quyền bầu cử.


Câu 35:

Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Những người thuộc trường đang thi hành án phạt tù không được thực hiện quyền bầu cử.


Câu 36:

Chủ thể trong trường hợp nào sau đây không được bầu cử?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Chủ thể trong trường hợp đang bị tam giam hình sự không được bầu cử.


Câu 37:

Lá phiếu của Chủ tịch nước so với lá phiếu của nông dân có giá trị 

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Lá phiếu của Chủ tịch nước so với lá phiếu của nông dân có giá trị như nhau.


Câu 40:

Chủ thể nào dưới đây được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Mọi công dân được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.


Câu 41:

Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Một trong các nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là thảo luận vào các công việc chung của đất nước.


Câu 42:

Phương án nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ của công dân.


Câu 43:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.


Câu 44:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.


Câu 45:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là công dân được tham gia thảo luận những công việc chung của đất nước.


Câu 46:

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc làm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là C

Lời giải: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu ý dân.


Câu 47:

Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.


Câu 48:

Công dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp là thực hiện quyền nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án là D

Lời giải: Công dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Hiến pháp là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.


Câu 49:

Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc phải được thông báo để nhân dân biết và thực hiện là

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc phải được thông báo để nhân dân biết và thực hiện là đường lối, chủ trương chính sách.


Câu 50:

Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là

Xem đáp án

Đáp án là B

Lời giải: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là xây dựng quy ước hương ước.


Câu 51:

Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân thảo luận góp ý trước khi chính quyền xã quyết định là

Xem đáp án

Đáp án là A

Lời giải: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân thảo luận góp ý trước khi chính quyền xã quyết định là dự thảo quy hoạch phát triển kinh tế.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương