Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân có đáp án
Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân có đáp án
-
172 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.
Đáp án đúng là: D
Phòng không nhân dân là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.
Câu 2:
“Tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng. bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không. phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Thế trận phòng không nhân dân là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.
Câu 3:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu”.
Đáp án đúng là: A
Địa bàn phòng không nhân dân là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của hoạt động phòng không nhân dân?
Đáp án đúng là: C
- Chức năng của hoạt động phòng không nhân dân:
+ Thực hiện phòng, tránh, đánh địch và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;
+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Vị trí của hoạt động phòng không nhân dân: là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?
Đáp án đúng là: C
- Nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
+ Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.
+ Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.
Câu 6:
Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?
Đáp án đúng là: A
Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.
Câu 7:
Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
+ Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
+ Lực lượng nguy trang, sơ tán, phòng tránh;
+ Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
+ Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
+ Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hoả, cứu thương, cứu sập.
Câu 8:
Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, kẻ địch không tập trung tiến đánh mục tiêu nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, địch tập trung vào các mục tiêu chính sau:
+ Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ;
+ Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch;
+ Các đài phát thanh, truyền hình;
+ Các khu công nghiệp quốc phòng và công nghiệp lớn, các nhà máy;
+ Các đầu mối giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật;
+ Lực lượng phòng không, không quân, hải quân, các khu vực tập trung quân và vũ khí trang bị của ta.
Câu 9:
Kẻ địch không thực hiện thủ đoạn nào sau đây khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
- Những thủ đoạn của địch khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam
+ Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công;
+ Bí mật, bất ngờ thời điểm tiến công.
- Tiến công từ nhiều hướng, từ xa, tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt cả ngày đêm;
+ Giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển;
+ Tiêu diệt, phá huỷ tiềm lực quốc phòng của ta;
+ Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
Câu 10:
Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân không được thành lập ở cấp nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được thành lập ở 4 cấp là:
+ Cấp Trung ương.
+ Cấp quân khu;
+ Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
+ Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình?
Đáp án đúng là: C
- Các hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình, gồm:
+ Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân.
+ Xây dựng công trình phòng không nhân dân.
+ Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân.
Câu 12:
Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối với
Đáp án đúng là: D
Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.
Câu 13:
Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán tại chỗ được áp dụng đối với
Đáp án đúng là: C
Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán tại chỗ được áp dụng đối với lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đánh trả và khắc phục thiệt hại, hậu quả sau khi địch tiến công đường không.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hoạt động phòng không nhân dân trong thời chiến?
Đáp án đúng là: D
- Các hoạt động phòng không nhân dân trong thời chiến bao gồm:
+ Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động.
+ Tổ chức sơ tán, phân tán.
+ Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả.
+ Tổ chức đánh địch tiến công đường không.
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện phòng không nhân dân?
Đáp án đúng là: C
- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện phòng không nhân dân:
+ Tham gia học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông trong thời bình và thời chiến, trong đó có môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.
+ Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân như hầm, hào trú ẩn, lớp học.... đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhà trường.
+ Chấp hành nghiêm quy định để tránh máy bay địch phát hiện như mặc trang phục sẫm màu, đội mũ rơm,...;
+ Thực hiện sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, nhanh chóng về hầm trú ẩn khi địch tiến công hỏa lực đường không để phòng tránh bom, đạn, tên lửa hành trình,...
+ Tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả, sửa chữa khôi phục công trình phòng không nhân dân tại nhà trường; cứu sập, cứu nạn, cứu hỏa; vận chuyển người bị thương sau mỗi lần địch đánh phá.