IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Quốc Phòng Trắc nghiệm Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ có đáp án

Trắc nghiệm Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ có đáp án

Trắc nghiệm Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ có đáp án

  • 1122 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Loại vũ khí nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

“….. là một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ , chất cháy, chất độc hoá học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình của đối phương”.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bom là một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ , chất cháy, chất độc hoá học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ bom, nhằm sát thương người, phá hoại làng mạc, phá huỷ phương tiện, binh khí kĩ thuật, phá hoại các công trình của đối phương (SGK – trang 37).


Câu 2:

“Vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hoả khi hay đặt lên thiết bị phòng để bắn/ phóng đến mục tiêu” – đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đạn là vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hoả khi hay đặt lên thiết bị phòng để bắn/ phóng đến mục tiêu (SGK – trang 37).


Câu 3:

“Loại vũ khí hủy diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái” – đó là đặc điểm của loại vũ khí nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vũ khí hóa học là một loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương trên cơ sở sử dụng độc tính của các chất độc quân sự để gây độc đối với người, sinh vật và phá huỷ môi trường sinh thái (SGK – trang 37).


Câu 4:

Tác dụng sát thương của vũ khí sinh học dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tác dụng sát thương của vũ khí sinh học dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu (SGK – trang 37).


Câu 5:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

-Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí thông minh", vũ khí tinh khôn", loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực lớn, tầm hoạt động xa, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết,...


Câu 6:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, tránh mìn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Một số biện pháp phòng, tránh mìn:

+ Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn;

+ Không cưa, đục, tháo gỡ mìn;

+ Khi phát hiện mìn nhanh chống báo cho Cơ quan chức năng biết để xử lý 


Câu 7:

Vệ sinh phòng dịch bệnh là biện pháp để phòng, tránh loại vũ khí nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vệ sinh phòng bệnh là là biện pháp để phòng, tránh vũ khí sinh học (SGK – trang 38).


Câu 8:

“Hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội” được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội (SGK – trang 38).


Câu 9:

Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây không phải là thiên tai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới; gió mạnh trên biển; lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất; sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên; rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần… (SGK – trang 38).


Câu 10:

Chúng ta cần phải nhận biết các loại thiên tai để
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Chúng ta cần phải nhận biết các loại thiên tai để chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai để lại (sgk – trang 38).

- Nội dung các đáp án B, C, D có ý đúng nhưng chưa đầy đủ.


Câu 11:

Loại bệnh nào dưới đây không được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Bại liệt, bạch hầu, Covid-19, tả, đậu mùa, sốt xuất huyết do vi rút Ebola, than, thủy đậu,... (sgk – trang 38).


Câu 12:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh:

+ Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh với tất cả mọi người.

+ tiến hành công tác vệ sinh để phòng bệnh truyền nhiễm nơi ở và bơi làm việc.

+ Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

+ Sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế để phòng chống dịch.

+ Khi bùng phát dịch, thực hiện các biện pháp cách li người, khu vực nhiễm bệnh, trử trùng môi trường; phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân… (SGK – trang 39).


Câu 13:

Khi thấy biển báo khu vực có bom, mìn nguy hiểm, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi thấy biển báo khu vực có bom, mìn nguy hiểm, chúng ta không nên lại gần để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời cần cảnh báo cho mọi người cùng viết để phòng tránh nguy hiểm.


Câu 14:

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến cháy, nổ là do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến cháy, nổ là do vi phạm các quy định về quản lí, sử dụng nguồn lửa.

- Nguyên nhân khách quan dẫn đến cháy, nổ là do: sét đánh, núi lửa hoạt động, bão, lụt; chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí; chất cháy bị ô-xi hóa tích nhiệt.


Câu 15:

Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, chúng ta có thể gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây để được hỗ trợ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, chúng ta có thể gọi điện đến số 114 để được hỗ trợ


Bắt đầu thi ngay