Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?
I. Đột biến tam bội. II. Đột biến gen.
III. Đột biến lặp đoạn. IV. Đột biến lệch bội thể một.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chọn đáp án A
Chỉ có I đúng.
II – sai. Vì đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến số lượng nuclêôtit trong gen chứ không làm tăng số lượng NST cùng như hàm lượng ADN.
III – sai. Vì đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng hàm lượng ADN, không làm tăng số lượng NST.
IV – sai. Vì đột biến lệch bội thể một làm giảm số lượng NST.
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần.
III. Trongmột tế bào, nếu genE ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần.
IV. Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều nào?
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
Có bao nhiêu đặc điểm đúng:
Cho các sự kiện sau:
(1) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo tồn.
(2) Trên một phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn một mạch được tổng hợp gián đoạn.
(3) Sự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra đồng thời với sự phân bào.
(4) Tốc độ nhân đôi ADN của nhân sơ thường chậm hơn nhân thực.
Có bao nhiêu phát biểu đúng nếu đề cập đến sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ?
Cho các thông tin về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật:
I. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên phân.
II. Có nhiều ezim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza.
III. Enzim ADN polimeraza tổng hợp mới liên tục trên mạch khuôn có chiều 3'-5', tổng hợp mạch mới gián đoạn trên mạch khuôn có chiều 5'-3'.
IV. Ở sinh vật nhân thực,sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do đó quá trình này diễn ra nhanh chóng.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
Phương án đúng là:
Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là
Xét các phát biểu sau đây:
I. Mã di truyền có tính thoái hóa. Có nghĩa là một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới gián đoạn là mạch có chiều 3' - 5' cùng chiều với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ một trong hai mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?