Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch Ba(OH)2 |
Kết tủa trắng |
Khí mùi khai |
Không hiện tượng |
Kết tủa trắng, khí mùi khai |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Z là dung dịch NH4NO3.
B. X là dung dịch NaNO3.
C. T là dung dịch (NH4)2CO3.
D. Y là dung dịch NaHCO3.
Phương pháp giải:
Dựa vào chất sản phẩm khi cho 4 chất trên vào dung dịch Ba(OH)2
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 ↓ + NaOH + H2O
Ba(OH)2 + NaNO3 → không phản ứng
Ba(OH)2 + NH4NO3 → Ba(NO3)2 + NH3 ↑ +H2O
Giải chi tiết:
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O
Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 ↓ + NaOH + H2O
Ba(OH)2 + NaNO3 → không phản ứng
Ba(OH)2 + NH4NO3 → Ba(NO3)2 + NH3 ↑ +H2O
Qua 4 phương trình trên ta thấy
X tạo kết tủa trắng với Ba(OH)2 nên X là NaHCO3 → B sai
Y tạo khí mùi khai với Ba(OH)2 nên Y là NH4NO3 → D sai
Z không hiện tượng khi phản ứng với Ba(OH)2 nên Z là NaNO3 → A sai
T tạo cả kết tủa trắng và khí mùi khai với Ba(OH)2 nên T là (NH4)2CO3 → C đúng
Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphtalein.
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
Cho các phản ứng sau:
(1) N2 + O2 2NO
(2) N2 + 3H2 2NH3
Trong hai phản ứng trên thì nitơ
Cho m gam hỗn hợp gồm A gồm Cu và Fe tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 đặc, nóng 1M (axit dư), thu được 3,68 gam khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí (đktc).
1) Tính tỉ lệ % về khối lượng của mỗi kim loại trong A.
Cho các phản ứng sau:
(1) Ca(OH)2 + Na2CO3 → (4) (NH4)2CO3 + Ca(NO3)2 →
(2) Ca(HCO3)2 + NaOH → (5) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 →
(3) Na2CO3 + CaCl2 → (6) K2CO3 +Ca(NO3)2 →
Có bao nhiêu phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn là: Ca2+ + CO32–→ CaCO3↓
Viết phương trình dạng phân tử của các phản ứng hóa học sau:
a) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + .... + .....